5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Mặc dù trong những năm gần đây công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đã có tiến bộ và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế bất cập, đó là:
* Công tác lập kế hoạch vốn
Kế hoạch phân bố vốn còn mang tính ngắn hạn, một số dự án đầu tư, quyết định đầu tư còn thoát ly nguồn vốn, cơ cấu phân bổ vốn chưa hợp lý; kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án còn dàn trải và kéo dài, không đảm bảo thời hạn để hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, dẫn tới tình trạng dự án thi công kéo dài, không đảm bảo tiến độ theo quy định; công trình chậm đưa vào khai thác sử dụng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Đối với nhiều dự án, việc kéo dài thời gian thi công đồng nghĩa với việc tăng chi phí cho dự án do trượt giá, do bổ sung chi phí nhân công, máy thi công theo mức tăng lương hàng năm.
Thông qua việc phân bổ cơ cấu vốn đầu tư trong một số lĩnh vực còn bất cập, chưa bám sát với nhu cầu thực tế. Trong lĩnh vực kinh tế ngân sách huyện chủ yếu tập trung cho hệ thống giao thông và phát triển nông nghiệp mà phần lớn là đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi (chiếm gần 80% vốn đầu
tư). Việc đầu tư xây dựng những công trình phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, công nghệ chưa được quan tâm; chưa thật sự có sự đầu tư một cách thoả đáng cho đối với những xã nghèo trên địa bàn tỉnh. Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của tỉnh Vĩnh Phúc còn mang tính chất manh mún.
Trong quá trình tổ chức thực hiện do nguồn thu ngân sách trên địa bàn không ổn định dẫn đến việc xây dựng kế hoạch thu chưa sát thực tế. Hàng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh thường xuyên phải điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản dẫn đến việc các chủ đầu tư không chủ động được nguồn vốn ngay từ đầu năm mà vẫn phải chông chờ kế hoạch bổ sung. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xin, cho trong kế hoạch vốn đầu tư xây dựng.
* Công tác thanh toán vốn
Việc thanh toán vốn đầu tư trong những năm qua do hệ thống tổ chức Kho bạc Nhà nước thực hiện về cơ bản đã đảm bảo chế độ, quy trình thanh toán vốn do Kho bạc Nhà nước Trung ương quy định. Tuy nhiên, việc giải ngân vốn đầu tư nói chung còn chậm, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu, hoàn chỉnh hồ sơ làm căn cứ thanh toán của chủ đầu tư cũng chậm. Có dự án được ghi kế hoạch song vẫn chưa đủ điều kiện theo quy định. Tình trạng phổ biến trong các năm qua là thanh toán vốn đầu năm đủng đỉnh, cuối năm dồn dập và chuyển nguồn vốn sang năm sau thanh toán tiếp quá nhiều.
* Công tác quyết toán vốn
Tình trạng chậm quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn diễn ra. Nhiều dự án đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng nhiều năm sau mới phê duyệt quyết toán. Năng lực, trách nhiệm của chủ đầu tư còn hạn chế; chậm trễ trong giải quyết các vướng mắc khi lập báo cáo quyết toán và thiếu kiểm tra, đôn đốc của cơ quan chức năng (cơ quan Tài chính); thái độ xử lý vi phạm không cương quyết của người có thẩm quyền (thanh tra) là các nguyên nhân
chính của tình trạng chậm quyết toán các dự án hoàn thành trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh. Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán còn mang tính hình thức, chưa chuyên sâu do thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn.
* Công tác kiểm tra, thanh tra
Công tác kiểm tra, thanh tra chưa toàn diện, đầy đủ và hiệu quả không cao, chế tài xử phạt chưa nghiêm; chưa thực sự phát huy được hiệu lực trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong hoạt động quản lý, chưa đánh giá được hiệu quả của vốn đầu tư.