Tỷ suất sinh lời (ROA)

Một phần của tài liệu 809 nghiên cứu nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 28 - 29)

Có một mối liên quan chặt chẽ giữa tỷ suất sinh lời và đòn bẩy tài chính. Nguyên

nhân lý giải đầu tiên đó là tỷ suất sinh lời càng cao, xác suất công ty chịu rủi ro phá sản ngày càng thấp. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp ưu tiên cao hơn nguồn vốn vay dẫn đến sự gia tăng của đòn bẩy tài chính. Bên cạnh đó, theo lý thuyết sự cân bằng (Trade- off theory), do lợi ích từ lá chắn thuế, công ty sẽ đi vay nhiều hơn và được khuyến khích

để vay nhiều hơn. Bên cạnh đó, theo như Jensen (1986), có những lợi ích để một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả gia tăng phần vốn vay của mình. Ví dụ như, thay vì lãng phí nguồn tiền vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc dự án có NPV âm, doanh nghiệp có thể đầu tư vào các khoản vay hợp lý và an toàn hơn.

Tuy nhiên, theo như lý thuyết trật tự phân hạng, doanh nghiệp lại tăng cường việc

sử dụng nguồn vốn bên trong trong khi sử dụng vay nợ và phát hành cổ phiếu. Khi so sánh với các công ty làm ăn không hiệu quả, các doanh nghiệp làm ăn có lãi sẽ có được nguồn tiền nhiều hơn, chính vì thế họ sẽ tận dụng sử dụng triệt để lượng vốn nội tại này. Cùng chung quan điểm đó, Titman và Wessel (1988) cho rằng khi các nhân tố khác không đổi, doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời cao sẽ có tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp hơn.

Do đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể, chúng ta sẽ có những kết quả khác nhau. Các nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995) chỉ ra rằng, trong khi các công ty tại Mỹ,

Canada và Nhật Bản có mối liên hệ nghịch chiều giữa tỷ suất sinh lời và đòn bẩy tài chính, thì kết quả ngược lại hoàn toàn đối với mẫu nghiên cứu là các công ty của Đức. Trong nghiên cứu về các doanh nghiệp Trung Quốc, mối liên hệ giữa tỷ suất sinh lời và đòn bẩy tài chính là nghịch chiều.

Một phần của tài liệu 809 nghiên cứu nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w