Tỷ trọng tài sản cố định (TANG)

Một phần của tài liệu 809 nghiên cứu nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 30 - 31)

Tài sản hữu hình đặc trưng cho khả năng sẵn sàng thế chấp của công ty trước những khoản vay. Như đã khẳng định bởi Myers (1984), có một mối liên hệ giữa tài sản hữu hình và đòn bẩy tài chính bởi thực tế rằng, công ty có nhiều tài sản thế chấp sẽ có tỷ

lệ thấp trong vấn đề thông tin bất đối xứng. Hơn nữa, một điều hiển nhiên là nếu công ty

có nhiều khoản vay thế chấp, rủi ro của người đi vay liên quan đến chi phí khoản vay cũng sẽ giảm xuống. Lập luận này được củng cố bởi nhiều nghiên cứu thực nghiệm của Frank và Goyal (2009); Titman và Wessels (1988) và lý thuyết cân bằng (Trade-off theory).

Bên cạnh đó, theo như lý thuyết chi phí trung gian, mối quan hệ tương tự cũng được suy đoán. Trong trường hợp này, sự bất đối xứng trong thông tin dẫn đến vấn đề định giá sai vốn chủ sở hữu. Bởi vì khi tài sản thế chấp được sử dụng, chi phí trung gian liên quan đến các khoản nợ sẽ thấp hơn. Bởi thế, tài sản hữu hình là một nhân tố quan trọng trong chính sách tín dụng của các ngân hàng và càng quan trọng hơn đối với các khoản cho vay dài hạn.

Tuy nhiên, đối lập với các lập luận ở trên, Huang và Song (2006) lại chỉ ra rằng mối liên hệ giữa tài sản hữu hình và đòn bẩy tài chính là nghịch chiều. Trong khi đó, Chittenden, Hall và Hutchinson (1996); Bevan và Danbolt (2002), sự ảnh hưởng của tài sản hữu hình sẽ phụ thuộc vào cách thức đo lường các khoản nợ. Bennett và Donnelly (1993) lại khẳng định rằng tài sản hữu hình có mối liên hệ thuận chiều với đòn bẩy tài chính và đòn bẩy ngắn hạn, tuy nhiên mối liên hệ với đòn bẩy dài hạn là không rõ ràng.

Một phần của tài liệu 809 nghiên cứu nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w