Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 789 nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần sao thái dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 34)

a) Hình thức pháp lý của doanh nghiệp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Mỗi doanh nghiệp khi thành lập sẽ lựa chọn theo một hình thức pháp lý nhất định. Mỗi loại hình doanh nghiệp đó có đặc trưng riêng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp. Vì vậy việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, vì nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Và điều đó đồng nghĩa với việc ảnh hưởng tới năng lực tài chính

của doanh nghiệp. về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng; khả năng huy động vốn; rủi ro đầu tư; tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp; tổ chức quản lý doanh nghiệp.

b) Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh

Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau có đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng, có ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực tài chính của doanh nghiệp. Do những đặc điểm đó chi phối đến tỷ trọng đầu tư cho các loại tài sản trong doanh nghiệp, nhu cầu VLĐ,... Bên cạnh đó, mỗi ngành nghề kinh doanh lại chịu tác động khác nhau trước những biến động của nền kinh tế vĩ mô.

Vốn và nguồn vốn kinh doanh trực tiếp ảnh hưởng đến sự thành bại của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là sự biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Do đó, vốn vừa là cơ sở để tiến hành các hoạt động sản xuất cũng chính là chỉ tiêu để đánh giá xem hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, vốn cũng thể hiện năng lực tài chính của doanh nghiệp, là một trong những yếu tố xác định quy mô và xác định vị thế trên thị trường. Để tiến hành hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn vốn được phân loại theo nguồn gốc hình thành: Nợ và vốn chủ sở hữu; theo thời gian sử dụng vốn: Nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn. Mỗi nguồn vốn huy động đều có những ưu nhược điểm khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải cân đối và quản lý nguồn vốn hiệu quả. Đối với những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có chu kỳ kinh doanh ngắn thì nhu cầu VLĐ giữa các thời kỳ trong năm không có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng nên dễ dàng đảm bảo cân đối thu chi, cũng như đảm bảo nhu cầu VLĐ. Còn đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có chu kỳ kinh doanh dài thì nhu cầu VLĐ lớn hơn. Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì VLĐ chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển VLĐ cũng nhanh hơn so với ngành công nghiệp, nông nghiệp,..

Trình độ kỹ thuật - công nghệ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ - kỹ thuật giúp

gia tăng năng suất, chất lượng sản xuất, giảm chi phí sản xuất góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Neu trình độ kỹ thuật - công nghệ của doanh nghiệp phát triển sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

c) Trình độ tổ chức quản lý

Bên cạnh hai yếu tố trên, một yếu tố bên trong doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến năng lực tài chính của doanh nghiệp là trình độ tổ chức quản lý của các nhà quản trị trong doanh nghiệp.

Chất lượng quản lý

Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nào cũng đều phải lựa chọn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh của mình một cơ cấu tổ chức quản lý riêng. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp, tổ chức làm ăn thua lỗ, phá sản, phát triển chậm đều là do cơ cấu tổ chức quản lý chưa hợp lý, chưa phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp, tổ chức là làm sao tìm cho mình một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý. Bởi lẽ khi có một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý thì mới cho phép sử dụng tốt các nguồn lực, giúp cho việc ra các quyết định đúng đắn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyết định đó, điều hòa phối hợp các hoạt động nhằm đạt được mục đích chung đề ra.

Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, càng phức tạp thì hoạt động của doanh nghiệp cũng phức tạp theo. Do đó các nhà quản lý cần phải đưa ra một mô hình cơ cấu quản lý hợp lý sao cho đảm bảo quản lý được toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời phải làm sao để bộ máy quản lý không cồng kềnh và phức tạp về mặt cơ cấu. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bộ máy quản lý phải tinh gọn để dễ thay đổi phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như tăng cường năng lực tài chính cho doanh nghiệp.

Để làm được điều đó, trước hết, lãnh đạo phải nhìn nhận được khả năng của từng nhân viên và bố trí họ vào các công việc phù hợp, tạo điều kiện để nhân viên phát huy năng lực bản thân. Qua kinh nghiệp công việc, nhân viên sẽ vững vàng hơn và dần dần hỗ trợ được bớt gánh nặng cho lãnh đạo, đảm bảo cho bộ máy doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lập hệ thống

kiểm soát kế hoạch một các hiệu quả, khuyến khích từng phòng ban tự kiểm soát, đồng thời xây dựng bản mô tả công việc rõ ràng để mỗi nhân viên tự chấn chỉnh mình. Doanh nghiệp cũng phải thúc đẩy sự chia sẻ thông tin giữa các cá nhân và các bộ phận trong doanh nghiệp, phải lấy sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban làm một trong những cơ sở để điều chỉnh sơ đồ tổ chức.

Trình độ nhân lực

Việc chú trọng phát triển nguồn nhân lực là rất cần thiết vì con người là nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình sản xuất, họ chính là những nhân tố trực tiếp tạo ra sản phẩm. Vì lẽ đó, năng suất lao động đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực sẽ đảm bảo cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể thích ứng, theo sát sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo cho doanh nghiệp có một lực lượng lao động giỏi, hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp.

Chất lượng thông tin sử dụng

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích năng lực tài chính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phân tích năng lực tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì. Vì vậy, có thể nói thông tin sử dụng trong phân tích năng lực tài chính là nền tảng của phân tích năng lực tài chính. Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai. Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tác động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lại có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiền trong tương lai. Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm nên sự phù hợp của thông tin. Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tin không còn độ tin cậy và điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 789 nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần sao thái dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w