Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh thái nguyên (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu là quá trình tập hợp số liệu theo những tiêu chí cụ thể nhằm làm rõ những vấn đề, nội dung liên quan đến lĩnh vực nhất định. Thu thập số liệu là quá trình xác định nhu cầu, tìm nguồn số liệu, thực hiện tập hợp số liệu theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu đã được định trước.

Nguồn số liệu có thể được chia thành số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Số liệu thứ cấp là nguồn số liệu có sẵn được các chủ thể khác cung cấp. Số liệu sơ cấp là số liệu mới được thu thập, chưa qua xử lý. Mối phương pháp thu thập số liệu đều có ưu và nhược điểm riêng. Để có thể phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, luận văn sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp thu thập số liệu này.

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp với những số liệu:

- Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Thái Nguyên

- Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, nội quy làm việc - Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018

- Chế độ lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm, phúc lợi giai đoạn 2016 – 2018

- Thống kê kết quả đánh giá người lao động hàng năm giai đoạn 2016 – 2018

- Chính sách đào tạo, thăng tiến tại MB chi nhánh Thái Nguyên

Những số liệu thống kê hàng năm và các thông tin trên do MB chi nhánh Thái Nguyên cung cấp. Đây là những thông tin có sẵn, được ngân hàng tổng hợp hàng năm, có độ chính xác cao. Ngoài ra, việc tự thu thập và tổng kết những thông tin này rất khó và mất thời gian.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp được sử dụng để khảo sát mức độ hài lòng của người lao động, cán bộ nhân viên ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thái Nguyên về chính sách tạo động lực cho người lao động của ngân hàng. Cụ thể, các số liệu sơ cấp được thu thập gồm:

-Mức độ hài lòng của người lao động với chế độ lương -Mức độ hài lòng của người lao động với chính sách thưởng -Mức độ hài lòng của người lao động với phụ cấp

-Đánh giá của người lao động về chính sách thưởng, từ đó biết người lao động đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất.

-Đánh giá của cán bộ nhân viên về thực tế bản tiêu chuẩn thực hiện công việc của MB Thái Nguyên để tìm ra ý kiến của người lao động về bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.

-Đánh giá của người lao động về công tác đào tạo để năm được ý kiến của người lao động về thực trạng công tác đào tạo.

-Đánh giá của người lao động về khả năng thăng tiến để nắm được ý kiến của người lao động về những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thăng tiến tại chi nhánh.

-Đánh giá của cán bộ công nhân viên về quy trình, chính sách thăng tiến để năm được ý kiến của người lao động về chính sách thăng tiến ở MB Thái Nguyên.

-Đánh giá của cán bộ nhân viên về phong cách lãnh đạo để năm được ý kiến của người lao động về người lao động làm công tác quản lý công ty và quản lý phòng ban.

-Mức độ hài lòng của người lao động với chính sách phúc lợi để để biết được tỷ lệ lao động hài lòng và không hài lòng với chính sách phúc lợi của chi nhánh.

- Đánh giá của cán bộ nhân viên về chính sách phúc lợi để năm được ý kiến của người lao động về các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức tại ở MB Thái Nguyên.

Việc điều tra số liệu sơ cấp được thực hiện với toàn bộ 70 người lao động tại MB Chi nhánh Thái Nguyên vào năm 2019. Thông tin cần điều tra được tổng hợp thành bảng hỏi và gửi cho người lao động tại MB Thái Nguyên.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Tổng hợp, xử lý số liệu là hoạt động phân tích, phân loại số liệu đã thu thập được theo các nguyên tắc và phương pháp nhất định, từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết công việc.

Xử lý số liệu là quá trình đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý, và biên tập số liệu đã thu thập theo mục đích, yêu cầu của luận văn, để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng số liệu.

Trong quá trình xử lý số liệu, đầu tiên cần kiểm tra độ chính xác và hợp lý của số liệu; Sau đó, thực hiện phân tích và tổng hợp số liệu thành hệ thống; Tiếp đó, số liệu đã được hệ thống được chỉnh lý lại để đảm bảo phản ánh được tình hình và xác định đúng bản chất của các vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra các biện pháp, phương án dưới hình thức kiến nghị.

Trong nghiên cứu này, số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp thành bảng và sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp tổng hợp, diễn dịch, quy nạp… để phân tích số liệu và thực hiện nghiên cứu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, để xác định thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động cho người lao động tại MB Thái Nguyên, tác giả sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm:

-Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại MB Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018 theo 4 chỉ tiêu lớn là thu nhập, chi phí, thu nhập trước thuế và thu nhập sau thuế. Trong đó, thu nhập được tổng hợp từ thu từ hoạt động kinh doanh, thu từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, và thu từ các hoạt động khác. Chi phí được tổng hợp từ chi phí hoạt động tổ chức tín dụng, chi phí hoạt động dịch vụ, chi hoạt động kinh doanh ngoại hối, chi nộp thuế và các khoản phí, chi cho nhân viên, chi hoạt động quản lý công vụ, chi về tài sản, chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi, và chi phí khác.

-Đội ngũ cán bộ làm việc tại MB chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018, trong đó bao gồm tổng số nhân sự, số cán bộ quản lý, số chuyên viên bán hàng, và chuyên viên vận hành.

-Mức độ hài lòng của người lao động với chính sách và mức lương của MB Thái Nguyên theo 4 mức: Hoàn toàn hài lòng, hài lòng, không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng. Trong đó, những người được khảo sát được chia thành 5 nhóm gồm lãnh đạo công ty, lãnh đạo phòng ban, nhân viên tín dụng,

nhân viên huy động vốn, và các đối tượng khác như nhân viên hỗ trợ tín dụng, bảo vệ, lễ tân...

-Mức độ hài lòng của người lao động với chính sách thưởng của MB Thái Nguyên theo 4 mức: Hoàn toàn hài lòng, hài lòng, không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng. Trong đó, những người được khảo sát được chia thành 5 nhóm gồm lãnh đạo công ty, lãnh đạo phòng ban, nhân viên tín dụng, nhân viên huy động vốn, và các đối tượng khác như nhân viên hỗ trợ tín dụng, bảo vệ, lễ tân...

-Đánh giá của người lao động về chính sách thưởng của MB Thái Nguyên trên các tiêu chí: Kịp thời, rõ ràng, minh bạch, đánh giá đúng những đóng góp của người lao động, mức trích thưởng hợp lý, hiệu quả khuyến khích tạo động lực của mức thưởng. Người lao động sẽ đánh giá các tiêu chí này theo thứ tự từ 1 tới 5, tiêu chí nào quan trọng nhất được đánh số 1 và giảm dần đến 5. Từ đó, biết được ý kiến của người lao động về chính sách thưởng hiện hành của MB chi nhánh Thái Nguyên.

-Mức độ hài lòng của người lao động với chính sách khuyến khích tài chính khác của MB Thái Nguyên theo 4 mức: Hoàn toàn hài lòng, hài lòng, không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng. Trong đó, những người được khảo sát được chia thành 5 nhóm gồm lãnh đạo công ty, lãnh đạo phòng ban, nhân viên tín dụng, nhân viên huy động vốn, và các đối tượng khác như nhân viên hỗ trợ tín dụng, bảo vệ, lễ tân...

-Đánh giá của cán bộ nhân viên về thực tế bản tiêu chuẩn thực hiện công việc của MB Thái Nguyên trên các tiêu chí: Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc rõ ràng, phù hợp, được cập nhật thường xuyên, là cơ sở để đánh giá thành tích nhân viên, bản đánh giá công việc là cơ sở để trả lương bổng và phúc lợi, tôi hài lòng với các tiêu chuẩn đánh giá công việc hiện tại. Người lao động sẽ đánh giá các tiêu chí này theo thứ tự từ 1 tới 5, tiêu chí nào quan trọng nhất được đánh số 1 và giảm dần đến 5. Từ đó, biết được ý kiến của cán bộ nhân viênvề bản tiêu chuẩn thực hiện công việc hiện hành của Chi nhánh.

-Đánh giá của người lao động về công tác đào tạo của MB Thái Nguyên trên các tiêu chí: Kế hoạch đào tạo ngắn hạn phù hợp; Kế hoạch đào tạo dài hạn phù hợp; Chương trình đào tạo phù hợp đào tạo được đúng đối tượng; Kiến thức, kĩ năng đào tạo có phù hợp với công việc hình thức đào tạo đa dạng, phù hợp; Cơ sở vật chất, phương tiện đào tạo phù hợp; Giảng viên, nhân viên đào tạo chuyên nghiệp, phù hợp; Giảng viên, nhân viên đào tạo thực hiện các chương trình đào tạo nghiêm túc; Kinh phí đào tạo hợp lý. Người lao động sẽ đánh giá các tiêu chí này theo thứ tự từ 1 tới 5, tiêu chí quan trọng nhất được đánh số 1 và giảm dần đến 5. Từ đó, biết được ý kiến của cán bộ nhân viên về công tác đào tạo của Chi nhánh.

-Đánh giá của người lao động về khả năng thăng tiến ở MB Thái Nguyên trên các tiêu chí: Thâm niên công tác; Bằng cấp; Quan hệ tốt với đồng nghiệp; Quan hệ tốt với cấp trên; Kết quả hoàn thành công việc; Đóng góp cho tổ chức; Uy tín, ảnh hưởng với tập thể/tổ chức; Vị trí, trách nhiệm công tác trong tổ chức; Sự hỗ trợ từ người khác (người thân, bạn bè, đồng hương,...); Lý do khác. Người lao động sẽ đánh giá các tiêu chí này theo thứ tự từ 1 tới 5, tiêu chí nào quan trọng nhất được đánh số 1 và giảm dần đến 5. Từ đó, có thể thấy được ý kiến của người lao động về chính sách thưởng hiện hành của MB Thái Nguyên. Từ đó, biết được ý kiến của người lao động về khả năng thăng tiến tại Chi nhánh.

-Đánh giá của cán bộ công nhân viên về quy trình, chính sách thăng tiến ở MB Thái Nguyên trên các tiêu chí: Quy trình thăng tiến rõ ràng; Tiêu chí thăng tiến rõ ràng; Cơ hội thăng tiến công bằng cho thành viên; Tần suất đánh giá kết quả công việc, thăng tiến phù hợp; Các quy định về các yếu tố, điều kiện thăng tiến phù hợp (quy định về chứng chỉ, bằng cấp, kinh nghiệm,…). Người được khảo sát sẽ đánh giá các tiêu chí này theo thứ tự từ 1 tới 5, tiêu chí nào quan trọng nhất được đánh số 1 và giảm dần đến 5. Từ đó, biết được ý kiến của người lao động về quy trình, chính sách thăng tiến tại MB Thái Nguyên.

-Đánh giá của cán bộ nhân viên về phong cách lãnh đạo của MB Thái Nguyên trên các tiêu chí: Nhà quản lý luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến, quan điểm của nhân viên; Luôn quan tâm, chia sẻ khó khăn của nhân viên trong công việc; Luôn tạo điều kiện, giúp đỡ nhân viên để hoàn thành tốt được công việc được giao; Đối xử công bằng với nhân viên. Người lao động sẽ đánh giá các tiêu chí này theo thứ tự từ 1 tới 5, tiêu chí nào quan trọng nhất được đánh số 1 và giảm dần đến 5. Từ đó, có thể biết được ý kiến của cán bộ nhân viên MB Thái Nguyên về phong cách lãnh đạo của lãnh đạo.

-Mức độ hài lòng của người lao động với chính sách phúc lợi của MB Thái Nguyên theo 4 mức: Hoàn toàn hài lòng, hài lòng, không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng. Trong đó, những người được khảo sát được chia thành 5 nhóm gồm lãnh đạo công ty, lãnh đạo phòng ban, nhân viên tín dụng, nhân viên huy động vốn, và các đối tượng khác.

- Đánh giá của cán bộ nhân viên về chính sách phúc lợi ở MB Thái Nguyên trên các tiêu chí: Mức độ hấp dẫn và đa dạng của các hoạt động văn hóa tinh thần; Tần xuất tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao; Mức độ quan tâm của ban lãnh đạo với các hoạt động văn hóa, thể thao; Nội dung của các hoạt động văn hóa, thể thao đa dạng, phù hợp; Mức độ tham gia của nhân viên MB Thái Nguyên vào các hoạt động văn hóa, tinh thần, thể thao. Người lao động sẽ đánh giá các tiêu chí này theo thứ tự từ 1 tới 5, tiêu chí quan trọng nhất được đánh số 1 và giảm dần đến 5. Từ đó, biết được ý kiến của cán bộ nhân viên về chính sách phúc lợi tại MB Thái Nguyên.

2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tạo động lực cho người lao động

2.4.1. Tỷ lệ bỏ việc

- Công thức tính:

Tỷ lệ bỏ việc = Số lao động bỏ việc x 100% Số lao động bình quân năm

Chỉ tiêu này cho biết trong một năm tỷ lệ bỏ việc chiếm bao nhiêu%

2.4.2. Năng suất lao động bình quân

- Công thức tính:

Năng suất lao động bình quân = Tổng doanh thu

Số lao động bình quân năm - Ý nghĩa của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu này cho biết trong một năm một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Chương 3

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát chung về ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thái Nguyên

3.1.1. Lịch sử hình thành

Ngày 4/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập với số vốn gần 20 tỷ đồng, nhân sự gồm 25 người tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội. Với tầm nhìn “Trở thành một Ngân hàng thuận tiện nhất với khách hàng”, sứ mệnh “Vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng”, MB đã từng bước cố gắng và phát triển bền vững, an toàn. Sau 25 năm, MB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP không do Nhà nước nắm cổ phần hàng đầu Việt Nam, có uy tín, niềm tin từ khách hàng cũng như nhiều Huân chương, danh hiệu do Nhà nước trao tặng như Huân chương Lao động Hạng Nhất năm 2014, danh hiệu Anh Hùng Lao động năm 2015…

Ngày 26/12/2018, MB thành lập chi nhánh Thái Nguyên. Đây là chi nhánh mới được nâng cấp từ Phòng giao dịch Thái Nguyên (trực thuộc Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ). Sau khi triển khai tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên, MB Thái Nguyên luôn nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm tài chính, với các sản phẩm, dịch vụ như: Dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ ngoại hối cá nhân, tiền gửi… và đưa ra những chương trình khuyến mại hấp dẫn, nhờ đó đã thu được nhiều kết quả khả quan. Chi nhánh cũng đã ứng dụng khoa học công nghệ thông tin hiện đại vào phục vụ hoạt động của ngân hàng. Hệ thống máy móc thiết bị của Chi nhánh được đổi mới đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Tất cả các giao dịch tại trụ sở chính và các điểm giao dịch đều được thực hiện trên hệ thống máy tính và các thiết bị chuyên dụng hiện đại.

Trụ sở chính của Chi nhánh: số 65 Hoàng Văn Thụ, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh thái nguyên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)