5. Kết cấu của luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, để xác định thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động cho người lao động tại MB Thái Nguyên, tác giả sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm:
-Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại MB Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018 theo 4 chỉ tiêu lớn là thu nhập, chi phí, thu nhập trước thuế và thu nhập sau thuế. Trong đó, thu nhập được tổng hợp từ thu từ hoạt động kinh doanh, thu từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, và thu từ các hoạt động khác. Chi phí được tổng hợp từ chi phí hoạt động tổ chức tín dụng, chi phí hoạt động dịch vụ, chi hoạt động kinh doanh ngoại hối, chi nộp thuế và các khoản phí, chi cho nhân viên, chi hoạt động quản lý công vụ, chi về tài sản, chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi, và chi phí khác.
-Đội ngũ cán bộ làm việc tại MB chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018, trong đó bao gồm tổng số nhân sự, số cán bộ quản lý, số chuyên viên bán hàng, và chuyên viên vận hành.
-Mức độ hài lòng của người lao động với chính sách và mức lương của MB Thái Nguyên theo 4 mức: Hoàn toàn hài lòng, hài lòng, không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng. Trong đó, những người được khảo sát được chia thành 5 nhóm gồm lãnh đạo công ty, lãnh đạo phòng ban, nhân viên tín dụng,
nhân viên huy động vốn, và các đối tượng khác như nhân viên hỗ trợ tín dụng, bảo vệ, lễ tân...
-Mức độ hài lòng của người lao động với chính sách thưởng của MB Thái Nguyên theo 4 mức: Hoàn toàn hài lòng, hài lòng, không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng. Trong đó, những người được khảo sát được chia thành 5 nhóm gồm lãnh đạo công ty, lãnh đạo phòng ban, nhân viên tín dụng, nhân viên huy động vốn, và các đối tượng khác như nhân viên hỗ trợ tín dụng, bảo vệ, lễ tân...
-Đánh giá của người lao động về chính sách thưởng của MB Thái Nguyên trên các tiêu chí: Kịp thời, rõ ràng, minh bạch, đánh giá đúng những đóng góp của người lao động, mức trích thưởng hợp lý, hiệu quả khuyến khích tạo động lực của mức thưởng. Người lao động sẽ đánh giá các tiêu chí này theo thứ tự từ 1 tới 5, tiêu chí nào quan trọng nhất được đánh số 1 và giảm dần đến 5. Từ đó, biết được ý kiến của người lao động về chính sách thưởng hiện hành của MB chi nhánh Thái Nguyên.
-Mức độ hài lòng của người lao động với chính sách khuyến khích tài chính khác của MB Thái Nguyên theo 4 mức: Hoàn toàn hài lòng, hài lòng, không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng. Trong đó, những người được khảo sát được chia thành 5 nhóm gồm lãnh đạo công ty, lãnh đạo phòng ban, nhân viên tín dụng, nhân viên huy động vốn, và các đối tượng khác như nhân viên hỗ trợ tín dụng, bảo vệ, lễ tân...
-Đánh giá của cán bộ nhân viên về thực tế bản tiêu chuẩn thực hiện công việc của MB Thái Nguyên trên các tiêu chí: Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc rõ ràng, phù hợp, được cập nhật thường xuyên, là cơ sở để đánh giá thành tích nhân viên, bản đánh giá công việc là cơ sở để trả lương bổng và phúc lợi, tôi hài lòng với các tiêu chuẩn đánh giá công việc hiện tại. Người lao động sẽ đánh giá các tiêu chí này theo thứ tự từ 1 tới 5, tiêu chí nào quan trọng nhất được đánh số 1 và giảm dần đến 5. Từ đó, biết được ý kiến của cán bộ nhân viênvề bản tiêu chuẩn thực hiện công việc hiện hành của Chi nhánh.
-Đánh giá của người lao động về công tác đào tạo của MB Thái Nguyên trên các tiêu chí: Kế hoạch đào tạo ngắn hạn phù hợp; Kế hoạch đào tạo dài hạn phù hợp; Chương trình đào tạo phù hợp đào tạo được đúng đối tượng; Kiến thức, kĩ năng đào tạo có phù hợp với công việc hình thức đào tạo đa dạng, phù hợp; Cơ sở vật chất, phương tiện đào tạo phù hợp; Giảng viên, nhân viên đào tạo chuyên nghiệp, phù hợp; Giảng viên, nhân viên đào tạo thực hiện các chương trình đào tạo nghiêm túc; Kinh phí đào tạo hợp lý. Người lao động sẽ đánh giá các tiêu chí này theo thứ tự từ 1 tới 5, tiêu chí quan trọng nhất được đánh số 1 và giảm dần đến 5. Từ đó, biết được ý kiến của cán bộ nhân viên về công tác đào tạo của Chi nhánh.
-Đánh giá của người lao động về khả năng thăng tiến ở MB Thái Nguyên trên các tiêu chí: Thâm niên công tác; Bằng cấp; Quan hệ tốt với đồng nghiệp; Quan hệ tốt với cấp trên; Kết quả hoàn thành công việc; Đóng góp cho tổ chức; Uy tín, ảnh hưởng với tập thể/tổ chức; Vị trí, trách nhiệm công tác trong tổ chức; Sự hỗ trợ từ người khác (người thân, bạn bè, đồng hương,...); Lý do khác. Người lao động sẽ đánh giá các tiêu chí này theo thứ tự từ 1 tới 5, tiêu chí nào quan trọng nhất được đánh số 1 và giảm dần đến 5. Từ đó, có thể thấy được ý kiến của người lao động về chính sách thưởng hiện hành của MB Thái Nguyên. Từ đó, biết được ý kiến của người lao động về khả năng thăng tiến tại Chi nhánh.
-Đánh giá của cán bộ công nhân viên về quy trình, chính sách thăng tiến ở MB Thái Nguyên trên các tiêu chí: Quy trình thăng tiến rõ ràng; Tiêu chí thăng tiến rõ ràng; Cơ hội thăng tiến công bằng cho thành viên; Tần suất đánh giá kết quả công việc, thăng tiến phù hợp; Các quy định về các yếu tố, điều kiện thăng tiến phù hợp (quy định về chứng chỉ, bằng cấp, kinh nghiệm,…). Người được khảo sát sẽ đánh giá các tiêu chí này theo thứ tự từ 1 tới 5, tiêu chí nào quan trọng nhất được đánh số 1 và giảm dần đến 5. Từ đó, biết được ý kiến của người lao động về quy trình, chính sách thăng tiến tại MB Thái Nguyên.
-Đánh giá của cán bộ nhân viên về phong cách lãnh đạo của MB Thái Nguyên trên các tiêu chí: Nhà quản lý luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến, quan điểm của nhân viên; Luôn quan tâm, chia sẻ khó khăn của nhân viên trong công việc; Luôn tạo điều kiện, giúp đỡ nhân viên để hoàn thành tốt được công việc được giao; Đối xử công bằng với nhân viên. Người lao động sẽ đánh giá các tiêu chí này theo thứ tự từ 1 tới 5, tiêu chí nào quan trọng nhất được đánh số 1 và giảm dần đến 5. Từ đó, có thể biết được ý kiến của cán bộ nhân viên MB Thái Nguyên về phong cách lãnh đạo của lãnh đạo.
-Mức độ hài lòng của người lao động với chính sách phúc lợi của MB Thái Nguyên theo 4 mức: Hoàn toàn hài lòng, hài lòng, không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng. Trong đó, những người được khảo sát được chia thành 5 nhóm gồm lãnh đạo công ty, lãnh đạo phòng ban, nhân viên tín dụng, nhân viên huy động vốn, và các đối tượng khác.
- Đánh giá của cán bộ nhân viên về chính sách phúc lợi ở MB Thái Nguyên trên các tiêu chí: Mức độ hấp dẫn và đa dạng của các hoạt động văn hóa tinh thần; Tần xuất tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao; Mức độ quan tâm của ban lãnh đạo với các hoạt động văn hóa, thể thao; Nội dung của các hoạt động văn hóa, thể thao đa dạng, phù hợp; Mức độ tham gia của nhân viên MB Thái Nguyên vào các hoạt động văn hóa, tinh thần, thể thao. Người lao động sẽ đánh giá các tiêu chí này theo thứ tự từ 1 tới 5, tiêu chí quan trọng nhất được đánh số 1 và giảm dần đến 5. Từ đó, biết được ý kiến của cán bộ nhân viên về chính sách phúc lợi tại MB Thái Nguyên.
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tạo động lực cho người lao động
2.4.1. Tỷ lệ bỏ việc
- Công thức tính:
Tỷ lệ bỏ việc = Số lao động bỏ việc x 100% Số lao động bình quân năm
Chỉ tiêu này cho biết trong một năm tỷ lệ bỏ việc chiếm bao nhiêu%
2.4.2. Năng suất lao động bình quân
- Công thức tính:
Năng suất lao động bình quân = Tổng doanh thu
Số lao động bình quân năm - Ý nghĩa của chỉ tiêu:
Chỉ tiêu này cho biết trong một năm một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Chương 3
THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát chung về ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thái Nguyên
3.1.1. Lịch sử hình thành
Ngày 4/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập với số vốn gần 20 tỷ đồng, nhân sự gồm 25 người tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội. Với tầm nhìn “Trở thành một Ngân hàng thuận tiện nhất với khách hàng”, sứ mệnh “Vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng”, MB đã từng bước cố gắng và phát triển bền vững, an toàn. Sau 25 năm, MB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP không do Nhà nước nắm cổ phần hàng đầu Việt Nam, có uy tín, niềm tin từ khách hàng cũng như nhiều Huân chương, danh hiệu do Nhà nước trao tặng như Huân chương Lao động Hạng Nhất năm 2014, danh hiệu Anh Hùng Lao động năm 2015…
Ngày 26/12/2018, MB thành lập chi nhánh Thái Nguyên. Đây là chi nhánh mới được nâng cấp từ Phòng giao dịch Thái Nguyên (trực thuộc Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ). Sau khi triển khai tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên, MB Thái Nguyên luôn nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm tài chính, với các sản phẩm, dịch vụ như: Dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ ngoại hối cá nhân, tiền gửi… và đưa ra những chương trình khuyến mại hấp dẫn, nhờ đó đã thu được nhiều kết quả khả quan. Chi nhánh cũng đã ứng dụng khoa học công nghệ thông tin hiện đại vào phục vụ hoạt động của ngân hàng. Hệ thống máy móc thiết bị của Chi nhánh được đổi mới đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Tất cả các giao dịch tại trụ sở chính và các điểm giao dịch đều được thực hiện trên hệ thống máy tính và các thiết bị chuyên dụng hiện đại.
Trụ sở chính của Chi nhánh: số 65 Hoàng Văn Thụ, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Ngoài ra, hiện nay Chi nhánh đã phát triển mạng lưới thêm 03 Phòng giao dịch trực thuộc gồm:
- MB Trưng Vương: đặt tại Tầng 1, Chợ Thái, đường Bến Oánh, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên.
- MB Lương Ngọc Quyến: Số 31 đường Lương Ngọc Quyến, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.
- MB Phổ Yên: được đặt tại Tiểu khu 2, thị trấn Ba Hàng, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
MB Thái Nguyên đã rất chú trọng để từng bước củng cố, xây dựng và sắp xếp mô hình tổ chức hoạt động bảo đảm phù hợp với đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong những năm qua mô hình bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ nhân viên của MB Thái Nguyên không ngừng được hoàn thiện và nâng cao trình độ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu đòi hỏi của ngành, cũng như thích ứng nhanh với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội Thái Nguyên đã sắp xếp và tổ chức bộ máy tại hội sở chính bao gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, 04 phòng nghiệp vụ, 05 bộ phận và 03 phòng giao dịch.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của MB Thái Nguyên được thể hiện như sau:
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của MB Thái Nguyên
Nguồn: Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên
* Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban
+ Ban giám đốc: Gồm giám đốc và phó giám đốc phụ trách kinh doanh và phó giám đốc phụ trách vận hành có nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Nhà nước về hoạt động kinh doanh của MB Thái Nguyên, điều hành hoạt động của chi nhánh. Ban giám đốc xây dựng định hướng hoạt động của chi nhánh trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội theo giai đoạn và giao cho các phòng chức năng thực hiện.
+ Phòng khách hàng cá nhân: Làm những nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng cá nhân. Phòng khách hàng cá nhân thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay của chi nhánh. Phòng khách hàng cá nhân còn có nhiệm vụ trực tiếp quảng cáo, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh tới các khách hàng cá nhân.
+ Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp. Phòng khách hàng doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay. Phòng khách hàng doanh nghiệp còn thực hiện các nghiệp vụ
Giám đốc chi nhánh PGĐ phụ trách kinh doanh PGĐ phụ trách vận hành Phòng khách hàng cá nhân PGD Trưng Vương PGD Lương Ngọc Quyến PGD Phổ Yên Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng dịch vụ khách hàng Phòng hỗ trợ
cho vay và xử lý các giao dịch như đề nghị vay vốn, bảo lãnh; Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay; kiểm tra và giám sát trong và sau khi cho vay… Phòng khách hàng doanh nghiệp còn cần phối hợp với các phòng liên quan để thu gốc, lãi, phí của khách hàng đầy đủ, đúng hạn, theo hợp đồng.
+ Phòng dịch vụ khách hàng: Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của MB Chi nhánh Thái Nguyên. Phòng dịch vụ khách hàng còn thực hiện các nghiệp vụ cho vay, chuyển tiền, đầu tư, mua - bán ngoại tệ, thanh toán L/C, thẻ, ngân hàng điện tử… Đồng thời, phòng cũng là một đầu mối trong việc bán các sản phẩm dịch vụ của MB Thái Nguyên đến khách hàng cá nhân.
+ Phòng hỗ trợ: Thường xuyên cập nhật và phân tích hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng để đảm bảo quản lý tín dụng của MB Thái Nguyên, hỗ trợ thực hiện phân loại nợ, chuyển kết quả phân loại nợ cho Tổ quản lý nợ có vấn đề để tính toán trích lập dự phòng rủi ro, quản lý các giao dịch hỗ trợ tín dụng, chỉ đạo công tác kế toán, hành chính nhân sự tại chi nhánh, kiểm soát và nghiên cứu các báo cáo tổng hợp, quản lý các giao dịch hỗ trợ nghiệp vụ thẻ, chủ trì giải quyết các khiếu nại các vấn đề nội bộ phòng và các đơn vị liên quan.
+ Các phòng giao dịch: Là phòng nghiệp vụ các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Do đó, phòng giao dịch có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến thanh toán, hạch toán giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm về hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng TMCP Quân Đội. Nhân viên phòng giao dịch phải tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm ngân hàng. Phòng giao dịch thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng như: Mở - đóng tài khoản, gửi - rút tiền từ tài khoản, mua - bán ngoại tệ, thanh toán, giải ngân, chuyển tiền, xoá nợ…
3.1.3. Kết quả kinh doanh
Giai đoạn 2016 – 2018, hoạt động kinh doanh của MB Thái Nguyên đạt được những thành tựu nhất định. Cụ thể:
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm