Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ metylen xanh của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khả năng hấp phụ metylen xanh của sét hữu cơ từ bentonit ấn độ với natri stearat​ (Trang 45 - 60)

bent-A và sét hữu cơ

a) Khảo sát ảnh hưởng của pH

Cách tiến hành: chuẩn bị 13 bình tam giác có dung tích 100 ml, cho vào bình 0,05 gam bent-A và 50 ml dung dịch metylen xanh có nồng độ ban đầu 50 mg/l. Các mẫu được điều chỉnh pH từ 1 ÷ 13 bằng dung dịch NaOH 0,1M hoặc HCl 0,1M; lắc đều trong khoảng thời gian 60 phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó đem mẫu li tâm để loại bỏ chất rắn, chỉnh pH dung dịch về khoảng 7-8, xác định nồng độ metylen xanh còn lại.

Tiến hành tương tự như trên đối với sét hữu cơ tổng hợp.

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH dung dịch đến khả năng hấp phụ metylen xanh của bent-A và sét hữu cơ được trình bày trên bảng 2.3 và hình 2.8.

Bảng 2.3. Sự phụ thuộc của dung lƣợng và hiệu suất hấp phụ metylen xanh vào pH của bent-A và sét hữu cơ

Mẫu pH Ci(mg/l) Cf(mg/l) q(mg/g) H (%) Bent-A 1 50 47,36 2,64 5,28 2 50 45,33 4,67 9,34 3 50 43,04 6,96 13,92 4 50 40,9 9,41 18,82 5 50 38,27 11,73 23,46 6 50 39,88 10,12 20,24 7 50 41,66 8,34 16,68 8 50 44,47 5,53 11,06 9 50 45,02 4,98 9,96 10 50 45,39 4,61 9,22 11 50 45,87 4,13 8,26 12 50 45,93 4,07 8,14 13 50 46,27 3,73 7,46 Sét hữu cơ 1 50 47,98 2,02 4,04 2 50 47,37 2,63 5,26 3 50 46,56 2,44 6,88 4 50 44,82 5,18 10,36 5 50 37,47 12,53 25,06 6 50 32,76 17,24 34,48 7 50 26,38 23,62 47,24 8 50 18,52 31,48 62,96 9 50 8,06 41,94 83,88 10 50 8,64 41,36 82,72 11 50 9,69 40,31 80,62 12 50 11,93 38,07 76,14 13 50 13,20 36,80 73,60

Hình 2.8. Đồ thị biểu di n ảnh hƣởng của pH dung dịch đến dung lƣợng hấp phụ metylen xanh của bent-A và sét hữu cơ

Kết quả khảo sát cho thấy sự hấp phụ metylen xanh của bent-A và sét hữu cơ phụ thuộc lớn vào pH. Cụ thể như sau:

Đối với bent-A: khi tăng pH dung dịch từ 1 đến 5 thì dung lượng hấp phụ tăng từ 2,64 tới 11,73 mg/g; tiếp tục tăng pH từ 5 ÷ 13 thì dung lượng hấp phụ giảm.

Đối với sét hữu cơ: khi tăng pH dung dịch từ 1 ÷ 9 thì dung lượng hấp phụ tăng, đặc biệt khi pH > 7 dung lượng hấp phụ tăng đột ngột và lớn nhất ở pH bằng 9, sau đó dung lượng hấp phụ giảm khi pH tăng từ 9 ÷ 13.

Như vậy, đối với bent-A ở pH = 5 và với sét hữu cơ ở pH =9 thì dung lượng và hiệu suất hấp phụ quang đạt cao nhất. Ở pH thấp hơn xảy ra sự proton hóa nhóm amin bậc ba trong phân tử metylen xanh làm giảm khả năng bị hấp phụ, ở pH lớn hơn 5 với bent-A và pH lớn hơn 9 đối với sét hữu cơ, khả năng hấp phụ cũng giảm xuống, có thể do kiềm đã làm thay đổi cấu trúc của khoáng sét bentonit do trong thành phần có SiO2 và Al2O3.

Từ các kết quả trên chúng tôi chọn pH bằng 5 (bent-A) và pH bằng 9 (sét hữu cơ) cho các thí nghiệm tiếp theo.

b) Khảo sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ

Cách tiến hành: Chuẩn bị 8 bình tam giác có dung tích 100ml, cho vào bình 0,05 gam bent-A và 50ml dung dịch metylen xanh có nồng độ ban đầu 50mg/l và

điều chỉnh pH của hỗn hợp bằng 5. Các mẫu được lắc đều trong khoảng thời gian lần lượt là: 15, 30, 45, 60, 75, 90, 115, 150 phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó đem mẫu li tâm để loại bỏ chất rắn, chỉnh pH dung dịch về khoảng 7-8, sau đó xác định nồng độ metylen xanh còn lại.

Tiến hành tương tự như trên với sét hữu cơ tổng hợp ở pH bằng 9. Kết quả được trình bày trên bảng 2.4 và hình 2.9.

Bảng 2.4. Sự phụ thuộc của dung lƣợng và hiệu suất hấp phụ vào thời gian Mẫu Thời gian

(phút) Ci(mg/l) Cf(mg/l) q(mg/g) H (%) Bent-A 15 50 47,66 2,34 4,68 30 50 44,85 5,15 10,3 45 50 40,52 9,48 18,96 60 50 39,67 10,33 20,66 75 50 38,44 11,56 23,12 90 50 38,26 11,74 23,48 115 50 37,88 12,12 24,24 150 50 37,13 12,87 25,74 Sét hữu cơ 15 50 42,27 7,73 15,46 30 50 25,39 24,61 49,22 45 50 13,02 36,98 73,96 60 50 10,46 39,54 79,08 75 50 10,11 39,89 79,78 90 50 9,88 40,12 80,24 115 50 9,22 40,78 81,56 150 50 8,69 41,31 82,62

Hình 2.9. Đồ thị biểu di n ảnh hƣởng của thời gian

đến dung lƣợng hấp phụ metylen xanh của bent-A và sét hữu cơ

Kết quả khảo sát cho thấy: khi tăng thời gian hấp phụ thì hiệu suất hấp phụ tăng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 15 ÷ 45 phút hiệu suất hấp phụ tăng tương đối nhanh, dần ổn định và đạt hiệu suất hấp phụ cực đại sau 75 phút (bent-A) và 60 phút (sét hữu cơ).

Do đó, trong các nghiên cứu tiếp theo chúng tôi chọn thời gian đạt cân bằng hấp phụ metylen xanh của bent-A là 75 phút và sét hữu cơ là 60 phút.

c) Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng bent-A và sét hữu cơ điều chế

Cách tiến hành: Chuẩn bị 8 bình tam giác có dung tích 100ml, cho vào bình khối lượng bent-A lần lượt là: 0,02 g; 0,03 g; 0,04 g; 0,05 g; 0,06 g; 0,07 g; 0,08 g; 0,10 g; và 50ml dung dịch metylen xanh có nồng độ ban đầu 50mg/l. Điều chỉnh pH của hỗn hợp bằng 5. Các mẫu được lắc đều trong khoảng thời gian 75 phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó đem mẫu li tâm để loại bỏ chất rắn, chỉnh pH dung dịch về khoảng 7- 8, sau đó xác định nồng độ metylen xanh còn lại.

Tiến hành tương tự như trên đối với sét hữu cơ tổng hợp ở pH bằng 9 thời gian lắc 60 phút.

Kết quả được trình bày trên bảng 2.5 và hình 2.10.

Bảng 2.5. Ảnh hƣởng của khối lƣợng bent-A, sét hữu cơ tổng hợp đến dung lƣợng và hiệu suất hấp phụ metylen xanh

Mẫu Khối lƣợng (g) Ci (mg/l) Cf (mg/l) q (mg/g) H (%) Bent-A 0,02 50 42,86 17,85 14,28 0,03 50 41,67 13,88 16,66 0,04 50 40,83 11,46 18,34 0,05 50 39,55 10,45 20,90 0,06 50 38,16 9,87 23,68 0,07 50 37,88 8,66 24,24 0,08 50 36,25 8,59 27,50 0,10 50 35,82 7,09 28,36 Sét hữu cơ 0,02 50 25,37 61,58 49,26 0,03 50 16,49 55,85 67,02 0,04 50 12,58 46,78 74,84 0,05 50 9,87 40,13 80,26 0,06 50 9,54 33,72 80,92 0,07 50 8,26 29,81 83,48 0,08 50 7,45 26,59 85,10 0,10 50 7,08 21,46 85,84

Hình 2.10. Đồ thị biểu di n ảnh hƣởng của khối lƣợng bent-A,

sét hữu cơ điều chế đến dung lƣợng hấp phụ metylen xanh

Từ kết quả của bảng 2.5 và hình 2.10 cho thấy: Khi khối lượng vật liệu hấp phụ tăng thì hiệu suất hấp phụ metylen xanh tăng nhưng dung lượng hấp phụ giảm. Trong khoảng khối lượng vật liệu hấp phụ tăng từ 0,02 ÷ 0,05 gam, hiệu suất hấp phụ tăng nhanh và đạt cực đại tại 0,05 gam. Điều này có thể lí giải là do sự tăng lên của diện tích bề mặt và số vị trí các tâm hấp phụ. Trong khoảng khối lượng vật liệu hấp phụ từ 0,06 ÷ 0,10 gam, hiệu suất hấp phụ tăng lên không nhiều do sự cân bằng nồng độ metylen xanh trong dung dịch và trên bề mặt chất rắn.

Do vậy chúng tôi lựa chọn khối lượng của bent-A, sét hữu cơ tổng hợp là 0,05 gam để tiến hành các khảo sát tiếp theo.

d) Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ metylen xanh

Cách tiến hành: Chuẩn bị 12 bình tam giác có dung tích 100ml, cho vào mỗi bình 0,05gam bent-A và 50ml dung dịch metylen xanh ở các nồng độ ban đầu lần lượt là: 50mg/l; 100mg/l; 150mg/l; 200mg/l; 250mg/l; 300mg/l; 350mg/l; 400mg/l; 450mg/l; 500mg/l; 600mg/l; 700mg/l. Các hỗn hợp được điều chỉnh pH bằng 5 và lắc trong cùng khoảng thời gian 75 phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó đem mẫu li tâm để loại bỏ chất rắn, chỉnh pH dung dịch về khoảng 7-8, sau đó xác định nồng độ metylen

Tiến hành tương tự như trên đối với sét hữu cơ tổng hợp ở pH của hỗn hợp bằng 9, lắc trong khoảng thời gian 60 phút.

Kết quả được trình bày trên bảng 2.6 và hình 2.11.

Bảng 2.6. Ảnh hƣởng của nồng độ metylen xanh ban đầu đến dung lƣợng và hiệu suất hấp phụ của sét hữu cơ

Mẫu Ci (mg/l) Cf (mg/l) q (mg/g) Cf/q (g/l) H (%) Bent-A 50 39,24 10,76 3,65 21,52 100 86,07 13,93 6,18 13,93 150 132,78 17,22 7,71 11,48 200 182,05 17,95 10,14 8,97 250 230,55 19,45 11,85 7,78 300 280,07 19,93 14,05 6,64 350 328,51 21,49 15,29 6,14 400 377,98 22,02 17,17 5,51 450 427,65 22,35 19,13 4,97 500 476,81 23,19 20,56 4,64 600 576,25 23,75 24,26 3,96 700 675,68 24,32 27,78 3,47 Sét hữu cơ 50 10,06 39,94 0,25 79,88 100 20,24 79,76 0,25 79,76 150 39,68 110,32 0,36 73,55 200 61,89 138,11 0,45 69,06 250 84,68 165,32 0,51 66,13 300 119,38 180,62 0,66 60,21 350 145,92 204,08 0,72 58,31 400 187,63 212,37 0,88 53,09 450 230,18 219,82 1,05 48,85 500 260,35 239,65 1,09 47,93 600 345,58 254,42 1,36 42,40 700 429,19 270,81 1,58 38,69

Hình 2.11. Đồ thị biểu di n ảnh hƣởng của nồng độ metylen xanh ban đầu đến khả năng hấp phụ metylen xanh của bent-A và sét hữu cơ điều chế

Nhận xét: Từ kết quả bảng 2.6 và hình 2.11 cho thấy trong khoảng nồng độ khảo sát, khi tăng nồng độ đầu của metylen xanh thì dung lượng hấp phụ đều tăng, còn hiệu suất hấp phụ giảm. Điều này phù hợp với lý thuyết.

e) Khảo sát dung lượng hấp phụ metylen xanh theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir

Từ kết quả ở bảng 2.6 đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của bent-A và sét hữu cơ được thể hiện trên các hình 2.12, 2.13, 2.14, 2.15.

Hình 2.13. Sự phụ thuộc của Cf/q vào Cf đối với sự hấp phụ metylen xanh của bent-A

Hình 2.14. Đƣờng đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của sét hữu cơ điều chế đối với metylen xanh

Hình 2.15. Sự phụ thuộc của Cf/q vào Cf

đối với sự hấp phụ metylen xanh của sét hữu cơ điều chế

Từ phương trình tuyến tính Langmuir hình 2.13 và hình 2.15 chúng tôi tính được các thông số cân bằng hấp phụ như sau:

Bảng 2.7. Giá trị dung lƣợng hấp phụ cực đại và h ng số Langmuir b của bent-A và sét hữu cơ điều chế

Mẫu Bent-A Sét hữu cơ

Dung lượng hấp phụ cực đại qmax (mg/g) 26,88 303,03

Hằng số Langmuir b 0,012 0,014

Nhận xét: Kết quả thực nghiệm cho thấy mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir mô tả khá tốt sự hấp phụ của bent-A và sét hữu cơ điều chế đối với metylen xanh, điều này được thể hiện qua hệ số hồi qui của các phương trình khá cao (đều lớn hơn 0,99).

Sét hữu cơ tạo thành sau khi biến tính bent-A bằng Na-S có khả năng hấp phụ metylen xanh tốt hơn nhiều so với bent-A. Điều này được thể hiện qua dung lượng hấp phụ cực đại của sét hữu cơ rất cao. Như vậy quá trình hấp phụ của sét hữu cơ tổng hợp đối với metylen xanh là thuận lợi.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: 1. Đã tổng hợp được sét hữu cơ ở điều kiện nhiệt độ 50o

C, tỉ lệ khối lượng Na- S/bent-A là 0,5, pH phản ứng bằng 9, thời gian phản ứng 4 giờ.

2. Đã nghiên cứu cấu trúc của sét hữu cơ điều chế bằng các phương pháp: phương pháp nhiễu xạ tia X, phương pháp phân tích nhiệt, phương pháp hiển vi điện tử quét. Kết quả thu được như sau:

Sét hữu cơ điều chế có giá trị d001 bằng 40,210 Å ở góc 2θ cực đại khoảng 2,1o lớn hơn bent-A (15,968 Å). Hàm lượng (%) chất hữu cơ xâm nhập trong sét hữu cơ khoảng 60,39%. Sét hữu cơ điều chế có cấu trúc lớp và độ xốp cao.

3. Đã nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ metylen xanh của sét hữu cơ tổng hợp và bent-A với thể tích của metylen xanh là 50 ml và nồng độ ban đầu 50 mg/l. Kết quả trong điều kiện khảo sát cho thấy:

+ pH hấp phụ tối ưu là 5 (bent-A) và 9 (sét hữu cơ).

+ Thời gian đạt cân bằng hấp phụ bent-A là 75 phút và sét hữu cơ là 60 phút. + Khối lượng vật liệu hấp phụ bằng 0,05 gam thì dung lượng hấp phụ là lớn nhất. 4. Đã mô tả quá trình hấp phụ metylen xanh của bent-A và sét hữu cơ điều chế theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir, xác định được dung lượng hấp phụ cực đại của bent-A và sét hữu cơ điều chế đối với metylen xanh lần lượt là 26,88 (bent-A) và 303,03 (sét hữu cơ) và hằng số Langmuir tương ứng là: 0,012 (bent-A) và 0,014 (sét hữu cơ) .

Như vậy sét hữu cơ điều chế có khả năng hấp phụ metylen xanh tốt hơn rất nhiều so với bent-A.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Hà (2015), “ Nghiên cứu điều chế sét hữu cơ từ bentonit Ấn Độ với propyltriphenylphotphoni bromua và bước đầu thăm dò ứng dụng”, Luận văn Thạc sĩ óa học, Trường ĐHSP Thái Nguyên.

2. Lê Thị Thi Hạ (2011), Biến tính bentonit bằng muối amin bậc bốn và ứng dụng để hấp phụ các hợp chất hữu cơ trong nước bị ô nhiễm, hóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Đỗ Trà Hương, Trần Thúy Nga (2014), “Nghiên cứu khả năng hấp phụ màu metylen xanh bằng vật liệu bã chè”, Tạp chí Phân tích óa, Lý và Sinh học, tập 19, số 4, tr.27-32.

4. Nguyễn Thu Hường (2014), Nghiên cứu điều chế sét hữu cơ từ bentonit Trung Quốc với tetrađecyltrimetylamoni bromua và bước đầu thăm dò ứng dụng, Luận văn Thạc sĩ hoa học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

5. Thân Văn Liên (2005), “Nghiên cứu quy trình xử lí, sản xuất bentonit Việt Nam thành bentonit xốp”, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài hợp tác theo nghị định thư với àn Quốc.

6. Nguyễn Trọng Nghĩa (2008), “Điều chế nanoclay từ khoáng bentonit Việt Nam và khảo sát ứng dụng trong sản xuất sơn”, Báo cáo tổng kết kết quả đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên.

7. Nguyễn Trọng Nghĩa (2010), “Điều chế nanoclay từ khoáng bentonit Việt Nam và khảo sát ứng dụng của chúng”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên. 8. Dương Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Mai Lương, Nguyễn Thị Thanh (2013) “Nghiên cứu khả năng hấp phụ thuốc nhuộm metylen xanh của vật liệu hấp phụ chế tạo từ lõi ngô và vỏ ngô”, Tạp chí khoa học và công nghệ Lâm nghiệp, tập 2, tr.77-81.

9. Nguyễn Thị Nguyệt (2016), “Nghiên cứu khả năng hấp phụ metylen xanh, metyl da cam và metyl đỏ của quặng sắt biến tính và thử nghiệm xử lý môi trường”, Luận văn Thạc sĩ óa học, Trường ĐHSP Thái Nguyên.

10.Hoàng Tiến Phúc (2019), “Nghiên cứu điều chế sét hữu cơ từ bentonit Ấn Độ với cetyltrimetyl amoni bromua và khảo sát khả năng hấp phụ metylen xanh” Luận văn Thạc sĩ óa học, Trường ĐHSP Thái Nguyên.

11. Đỗ Hữu Phương (2010), Nghiên cứu quá trình hoạt hóa khoáng bentonit Thanh Hóa và thăm dò khả năng ứng dụng của nó trong xử lý môi trường, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Phạm Thị Hà Thanh, Nghiêm Xuân Thung, Phạm Trọng Long, Nguyễn Thị Ngọc

Tú (2010), “Khảo sát quá trình điều chế sét hữu cơ từ bentonit (Prolabo) và đimetylđioctađecylamoni clorua”, Tạp chí hoa học và Công nghệ, Tập 48(2), tr. 951-956.

13.Phạm Thị Hà Thanh (2012), “Nghiên cứu điều chế nano compozit polime/bentonit - DMDOA, Luận án Tiến sĩ óa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

14.Nghiêm Xuân Thung, Lê Thanh Sơn, Phạm Thị Hà Thanh, Nguyễn Thị Ngọc Tú (2010), “Khảo sát quá trình điều chế sét hữu cơ từ bentonit (Bình Thuận) và đimetylđioctađecyl amoni clorua”, Tạp chí óa học, 48(4A), tr.303-306.

15.Ma Thị Vân (2015), “ Nghiên cứu khả năng hấp phụ metylen xanh và metyl da cam của các vật liệu đá ong biến tính” Luận văn Thạc sĩ óa học, Trường ĐHSP Thái Nguyên.

16.Ngô Thị Mai Việt (2015), Nghiên cứu khả năng hấp phụ metylen xanh và metyl da cam của vật liệu đá ong biến tính, Tạp chí phân tích óa, Lý và Sinh học, tập 20 (4), tr.303-310.

17.Bùi Xuân Vững, Ngô Văn Thông (2015), “Nghiên cứu hấp phụ màu metylen xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khả năng hấp phụ metylen xanh của sét hữu cơ từ bentonit ấn độ với natri stearat​ (Trang 45 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)