8. Kết cấu khóa luận
3.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức kếtoán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT THT
3.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác địnhkết kết
quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Việt THT
3.1.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý và bộ máy kế toán
Số lượng đối tác của doanh nghiệp hiện nay đang dần mở rộng hơn. Do đó, khối lượng công việc cũng có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, số lượng kế toán viên đảm nhiệm các công việc hiện tại tương đối ít và phải làm nhiều nghiệp vụ kế toán khác nhau. Tại thời điểm này, có thể phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, nhưng về lâu dài khi sự phát triển của công ty lớn hơn, việc này có thể ít nhiều gây tổn hại đến năng suất làm việc của bộ phận kế toán, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Để có thể phát triển heo chiều hướng tốt hơn, công ty nên mở rộng hơn về quy mô phòng kế toán, từ đó có thể phân chia các công việc hợp lý và rõ ràng hơn giúp cho việc theo dõi và kiểm tra diễn ra dễ dàng, chính xác hơn, tránh tình trạng công việc bị dồn lại và tồn đọng quá lâu khiến các dữ liệu không đảm bảo được tính chính xác và kịp thời.
Ngoài ra các bộ phận trong công ty cũng nên có các buổi giao ban thường xuyên hơn để các bên có thể trao đổi và nắm rõ tình hình công việc cụ thể hơn.
3.1.2. Hoàn thiện phương pháp kế toán doanh thu
- Kế toán chiết khấu thương mại:
Đối với các khoản chiết khấu thương mại khi khách hàng mua dịch vụ với số lượng lớn, kế toán không phản ánh phần chiết khấu mà trừ số tiền chiết khấu ngay trên hóa đơn, sau đó ghi nhận doanh thu vào luôn TK 511 là không đúng với nghiệp vụ kế toán. Kế toán nên ghi chép và theo dõi các khoản chiết khấu qua TK 521, để đảm bảo tính chính xác của thông ti. Hạch toán theo trình tự sau: Nợ TK 5211 - Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112, 131...
Việc quản lý chặt chẽ các khoản chiết khấu là điều cần thiết, do việc này sẽ hỗ trợ trình bày các thông tin về giá trị so sánh giữa các khoản chiết khấu với tổng số các khoản giảm trừ doanh thu, và các khoản chiết khấu chiếm phần trăm như nào trong tổng doanh thu. Từ đó, ban lãnh đạo có thể đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý, kích thích việc kinh doanh nhưng không ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- về kế toán doanh thu tài chính và thu nhập khác:
Các khoản doanh thu và thu nhập được ghi chép vào thời điểm hoàn thành hợp đồng, ảnh hưởng đến việc phản ánh kết quả kinh doanh dẫn đến số liệu sai sót trên doanh thu của báo cáo KQKD. Do đó, cần dựa trên phiếu xác nhận hoàn thành công việc để kế toán có thể ghi nhận doanh thu đúng thời điểm.
Bên cạnh đó, kế toán nên sử dụng sổ chi tiết cho các TK 515 và TK 711 để phòng trường hợp cần thiết khi ban lãnh đạo yêu cầu báo cáo tình hình doanh thu và tránh mất thời gian, kế toán có thể phân loại các nghiệp vụ và làm báo cáo chi tiết một cách nhanh chóng.
3.1.2. Hoàn thiện phương pháp kế toán về phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Ke toán nên phân bổ từng mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp riêng theo tỷ lệ phần trăm doanh thu để có thể xác định được KQKD chính xác và kịp thời.
CPi = CP * (DTi/DT) Trong đó :
CPi : Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng hoạt động CP : Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cần phân bổ
Di : Doanh thu thuần của từng hoạt động D : Tổng doanh thu
Việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh hỗ trợ cho việc xác định được dịch vụ nào kinh doanh hiệu quả, dịch vụ nào kinh doanh chưa hiệu quả. Xác định chính xác kết quả kinh doanh từng loại dịch vụ giúp công ty xem xét, điều chỉnh lại nên bỏ bớt loại hình dịch vụ nào kinh doanh kém và nên tập trung phát triển loại dịch vụ nào KQKD cao, nhằm tăng lợi nhuận.
3.1.3. Hoàn thiện phương pháp kế toán về trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Đối với các khoản công nợ phải thu, cần phải đối chiếu và xác nhận lại công nợ phải thu để đảm bảo số dư của các khoản này là chính xác, nếu có sai sót, kế toán cần phải điều chỉnh, sửa chữa kịp thời. Kế toán sẽ có trách nhiêm lập thư đề nghị khách hàng xác nhận công nợ hàng quý. Với các khoản phải thu khó đòi, kế toán cần tìm hiểu khả năng thanh toán nợ và phân loại vào mỗi cuối kỳ.
Khi trích lập dự phòng phải thu khó đòi, kế toán sẽ sử dụng TK 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi để hạch toán và lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi với các mức trích như sau:
+ Từ trên 6 tháng - dưới 1 năm: Trích lập 30 % giá trị + Từ 1 năm - dưới 2 năm: Trích lập 50 % giá trị + Từ 2 năm - dưới 3 năm: Trích lập 70% giá trị + Từ 3 năm trở đi: Trích lập 100 % giá trị
Ví dụ thực tế:
Công ty có một khoản nợ phải thu đối với Công ty Cổ phần Dược thảo Thiên Phúc phát sinh vào tháng 2 năm 2020 có giá trị là 20,000,000 đồng (đã bao gom10% VAT), thời hạn thanh toán 3 tháng, tính đến 31/11/2020 đã quá hạn thanh toán là 7 tháng chưa thể thu hồi. Kế toán sẽ phải trích lập 30% giá trị đối với khoản nợ này là 6,000,000 đồng.