ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG THOÁIVỐN DOANH NGHIỆP NHÀ

Một phần của tài liệu 261 giải pháp thúc đẩy hoạt động thoái vốn doanh nghiệp nhà nước tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 48)

NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

2.4.1. Ket quả đạt được

Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, phần lớn các DN sau khi CPH một thời gian đều có kết quả hoạt động tốt hơn trên nhiều mặt về doanh thu, lợi nhuận, quyền lợi cho người lao động. Không những thế, DN đã đổi mới quản trị, tăng tính tự chủ, linh hoạt trong hoạt động, đặc biệt là vấn đề công khai, minh bạch thông tin.

Những kết quả trên khẳng định, CPH là giải pháp quan trọng trong sắp xếp, đổi mới, cơ cấu lại DNNN. Từ năm 2016 đến nay, cơ chế, chính sách về CPH DNNN tiếp

tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý để đẩy nhanh tiến độ CPH, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản Nhà nước trong quá trình CPH, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán cổ phần và thu hút được các nhà đầu tư có tiềm năng;

đồng thời quan tâm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động.

2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

Tiến độ CPH, thoái vốn trong những năm qua được đánh giá là có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế cả nước, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN sau CPH.

Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa như kỳ vọng, tiến độ CPH DNNN và thoái vốn đầu tư ngoài ngành vẫn còn chậm, do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch CPH, thoái vốn, cơ cấu lại

DNNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo. Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu DN, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của DN, công khai minh bạch theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong CPH và thoái vốn Nhà nước.

Hai là, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, còn một số cá nhân, DN vi phạm nguyên tắc thị trường, không công khai, minh bạch thông tin tài chính. Việc bán cổ phần không minh bạch thì rất dễ xảy ra chuyện cộng tác với nhau để chia nhau lợi ích. Nhóm lợi ích có thể làm việc với nhà đầu tư nước ngoài, hoặc làm việc với nhà đầu tư trong nước. Sau đó họ mới chuyển hóa cho nhà đầu tư nước ngoài qua đấu giá. Do đó, phải đẩy mạnh niêm yết chứng khoán, minh bạch thông tin. Đẩy giá lên theo đúng gia thị trường. Sau khi niêm yết, minh bạch thông tin thì tổ chức đấu giá công khai cho các nhà đầu tư tham gia. Hạn chế việc rút bán thỏa thuận, Nhà nước dễ thất thu.

Ba là, còn tình trạng “lợi ích nhóm”, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; còn tư tưởng e ngại, tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước...làm chậm tiến độ cổ phần hóa, không muốn giảm tỷ lệ cổ phần nắm giữ của Nhà nước để dễ dàng thao túng, điều hành doanh nghiệp. Từ đó có thể lợi dụng bổ nhiệm nhân sự là người thân nắm giữ vị trí chủ chốt của doanh nghiệp hoặc biến tài sản của Nhà nước thành của riêng...

Bốn là, quá trình CPH DNNN cần có nhiều thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động, khiến cho thời gian thực hiện CPH bị kéo dài. Đặc biệt là vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do UBND địa phương thực hiện chậm, làm tăng thời gian thực hiện so với quy định, dẫn đến các DN phải điều chỉnh tiến độ CPH. CPH phụ thuộc vào tiến độ xử lý công việc tại địa phương

Thực tế thời gian qua, các địa phương có ý kiến trả lời về phương án sử dụng đất và giá đất rất chậm dẫn đến việc phải kéo dài thời gian thực hiện, ảnh hưởng rất lớn đến đến tiến độ CPH. Như tại Tổng Cty HUD, do tài sản phần lớn là giá trị quyền sử dụng đất tại các dự án trải khắp nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước nên việc phê duyệt phương án sử dụng đất và giá đất phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ xử

Cfrngty Vfrn điếu Ifr (tỳđ) Free- Aoat Tylfrcfr phân dự kiến thoil Vfrn (%) Vfrnhfra (týđ) Vfrn hfra đlẻu chinh free- float

ACV Tổng cồng ty Cáng hàng khỏng Việt Nam 21.77

2 %4,6 20% 176.362 14 8.1

PLX Tip đoán Xàng dáu Việt Nam 1Z93

9 % 10 25% 3 70.80 080 7.

HVN Tống Cfrng ty Hàng không Vifrt Nam 1227

5 % 20 35% 7 4933 868 9.

TVN Tfrng Cfrng ty Thép Vifrt Nam 6.78

0 % 10 58% 08 6.5 651

VGT τ⅛ do⅛n Dfrt may Vifrt Nam 5.00

0 % 15 53% 47 6.0 907 VGC Tfrng Cống ty Vlglacera 4.48 4 % 45 53% 35 7.9 3.571 SNZ TCT Cfr phắn phfrt thfrn khu Cfrng nghιfrp 3.7 65 0.4 % 29% 41 4.1 18

DVN Tfrng Cfrng ty Dược Vifrt Nam 2.37

0 % 20 30« 3.6

02 1.081

BHN HABECO

Nguón: Funpro, CTCK Rónỹ ViỊt, dử liệu ngày 10/12/2018

231

8 %0,9 82% 4 18.54 167

lý công việc của UBND các địa phương.

Năm là, tỷ lệ vốn Nhà nước trong triển khai phương án CPH, thoái vốn DNNN còn cao dẫn đến giảm sức hút đối với các nhà đầu tư mua cổ phần, ảnh hưởng đến thành công của việc CPH.

Sáu là, việc rà soát kết quả thẩm định giá cổ phần mất khá nhiều thời gian, đặc biệt các nội dung liên quan đến giá trị tạo ra từ quyền sử dụng đất, lợi thế quyền thuê đất, dự án hình thành trong tương lai mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 59/2018/TT-BTC ngày 16/7/2018 hướng dẫn chi tiết phương pháp xác định giá trị tạo ra từ quyền sử dụng đất, nhưng công tác định giá cổ phần, đặc biệt là việc xác định hiệu quả của dự án hình thành trong tương lai khi thoái vốn vẫn gặp nhiều khó khăn vì Thông tư số 59/2018/TT-BTC chưa đề cập tới, trong khi những trường hợp dạng này khá phổ biến đối với các DN sau CPH.

Bảy là, biến động của thị trường chứng khoán tác động lớn đến khả năng hấp thụ nguồn cung lượng cổ phần khi Nhà nước thoái vốn. Tại thời điểm xây dựng, phê duyệt phương án thoái vốn, chỉ số VN-Index ở mức cao, nhưng tại thời điểm thực hiện phương án, chỉ số VN-Index sụt giảm sâu, dẫn đến thực hiện phương án không thành công.

VŨ THỊ NGỌC HUYỀN 40

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THOÁI VỐN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ THOÁI VỐN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ỞVIỆT NAM VIỆT NAM

Theo như tiến độ thoái vốn DNNN giai đoạn 2017 - 2020 thì chúng ta đã đi được một nửa chặng đường, định hướng trong năm 2019 sẽ thực hiện thoái vốn 62 doanh nghiệp và năm 2020 là 28 doanh nghiệp. Danh sách cụ thể được liệt kê tại phụ lục 1,2 kèm theo.

Dự kiến năm 2019, Bộ Tài Chính kỳ vọng thu về 50.000 tỷ đồng từ thoái vốn, cao hơn 40% so với 2018. Hiện tại kế hoạch thoái vốn năm 2018 vẫn đang treo lơ lửng với hơn 80 công ty trong danh sách chờ, chưa kể đến 62 công ty có kế hoạch thoái vốn năm 2019.

Nhận thấy nhu cầu thoái vốn của Chính phủ thời gian tới càng trở nên cấp bách hơn do áp lực ngày càng tăng đối với nợ công và thâm hụt ngân sách. Do đó, Chính phủ sẽ có các điều chỉnh để tăng tốc tiến độ như hạ giá chào bán và/hoặc từ bỏ cổ phần

kiểm soát trong doanh nghiệp để thu hút các nhà đầu tư. Qua đó, hoạt động thoái vốn

nếu sôi động trở lại, cũng sẽ cải thiện tâm lý thị trường, tương tự như những gì đã xảy

ra vào đầu năm 2018 với các thương vụ IPO của BSR, OIL và POW.

Một số thương vụ thoái vốn đáng chú ý năm 2019

Bảng 3.1: Một số thương vụ thoái vốn lớn năm 2019

Xét về thoái vốn, một số thương vụ lớn trong năm 2019 có thể kể đến như bán 20% vốn Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), 25% vốn Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, 35% vốn Tổng công ty hàng không Việt Nam...

Đáng chú ý, trong năm 2018, Bộ Xây dựng tiến thành thoái vốn Tổng công ty Viglacera (VGC) xuống 36% vốn theo phương pháp bán khớp lệnh 80,6 triệu cp với mức giá không thấp hơn 26.100 đồng/cp trên thị trường nhưng bị thất bại. Việc này đã khiến khá nhiều nhà đầu tư thất vọng khi muốn kiếm lời theo thương vụ và không ít người vẫn còn kẹt “hàng” từ mức giá trên 20.000 đồng/cp cho đến nay. Cổ phiếu VGC hiện giao dịch quanh 17.000-18.000 đồng/cp nên vấn đề thoái vốn Nhà nước tại đây được khởi động lại sẽ tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mua doanh nghiệp với giá tốt.

Theo lộ trình, Bộ Xây dựng sẽ phải thoái vốn VGC về 0% trong năm 2019. Do vậy, tổng vốn VGC Nhà nước thoái trong năm nay là 53% vốn, tỷ lệ đủ để chi phối doanh nghiệp, ở tỷ lệ này có thể sẽ thu hút nhà đầu tư lớn quan tâm hơn và kỳ vọng sẽ thành công.

Bên cạnh đó, còn nhiều doanh nghiệp sẽ thoái vốn trong năm 2019 ở tỷ lệ hấp dẫn như Tổng công ty Thép Việt Nam (58%), Tập đoàn dệt may Việt Nam (53%), Công ty Cổ phần Bia Rượu Hà Nội Habeco (82%),.

3.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THOÁI VỐN DOANH NGHIỆP

NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

Thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh công tác thoái vốn, cơ cấu lại DNNN, các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau:

Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thoái vốn DNNN

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước như: rà soát, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành các luật sửa đổi, bổ sung liên quan đến DNNN trong năm 2019 và 2020; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về quyền, trách nhiệm của

cơ quan đại diện chủ sở hữu; về tổ chức, hoạt động của các DNNN trong năm 2018; rà soát sửa đổi, bổ sung quy định về sắp xếp, xử lý tài sản công, tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước gắn với cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong năm 2018 - 2019; khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các Nghị định của Chính phủ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các nội dung sửa đổi, bổ sung đảm bảo tính khả thi nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn trong Quý IV/2018.

Cần có chế tài gắn trách nhiệm cá nhân nếu không thực hiện được cổ phần hóa: Cần cụ thể, yêu cầu đưa lên sàn thì ai sẽ giám sát và có chế tài gì, gia thời hạn trong vòng mấy tháng mà không hoàn thành, ví dụ như ở Bộ Công Thương, nếu không thoái vốn được ở hai công ty rượu bia - nước giải khát Sài Gòn và Hà Nội, lãnh đạo Bộ Công thương có dám chịu trách nhiệm hay không? Như Bộ Giao thông Vận tải, nếu lãnh đạo nào thực hiện cổ phần hóa, đến hẹn mà không làm được thì chỉ thị cho người khác làm hoặc thuyên chuyển. Như thế thì mới gọi là có chế tài, mới có sự quyết liệt.

về tổ chức thực hiện

Các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước khẩn trương hoàn thành việc phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại các DN thuộc lĩnh vực quản lý theo đúng quy định tại Quyết định số 707/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ tiến độ, cơ quan tổ chức thực hiện, người chịu trách nhiệm. Gắn kết quả việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu; tiếp tục đổi mới công tác bố trí bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với người đứng đầu DNNN.

Thủ trưởng, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm đôn đốc, triển khai thực hiện đúng tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn Nhà nước và Danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg; thực hiện việc CPH, thoái

vốn theo đúng kế hoạch tại Công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017, Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017.

Các DNNN thuộc diện CPH cũng cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật đất đai trình UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị DN CPH theo đúng quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017

Cơ quan đại diện chủ sở hữu các cấp chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thành danh mục thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg và Quyết định phê duyệt phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng tiến độ trong năm 2018 - 2020. Các trường hợp không triển khai thoái vốn đúng tiến độ đối với những danh mục đã được duyệt (trong giai đoạn 2016-2018), cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước có trách nhiệm chuyển giao về Tổng Công ty Đầu tư kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) để tổ chức thoái vốn theo quy định trước ngày 31/12/2018.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước đôn đốc các DN đã CPH thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật; Đối với các DN đã CPH và chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, đề nghị thực hiện quyết toán công tác CPH và xác định số phải nộp về quỹ (nếu có), hoàn thành trước ngày 31/12/2018, Trường hợp không đảm bảo thời gian thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải trình rõ nguyên nhân và chịu trách nhiệm về sự chậm trễ này; Đối với 37 DN thuộc danh mục bàn giao theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm điều chỉnh lại tiến độ bàn giao để hoàn thành bàn giao về SCIC trong năm 2018.

Chống tiêu cực và lợi ích nhóm

Nâng cao nhận thức cho người đứng đầu, ban quản lý, ban lãnh đạo DNNN về tính cần thiết, cấp thiệt của hoạt động thoái vốn DNNN. Từ đó tránh tình trạng tham

nhũng, lãng phí, tiêu cực; tư tưởng e ngại, tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau cổ phần hoá, thoái vốn DNNN. Nâng cao ý thức, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm cho cán bộ, ban lãnh đạo DNNN tích cực thực đẩy mạnh hoạt động thoái vốn, tích cực tham mưu về công tác tổ chức, góp tiếng nói của bản thân vào công cuộc hoàn thiện hoạt động thoái vốn nhà nước.

Thanh tra, giám sát đối với bộ quản lý, ban lãnh đạo DN, nếu phát hiện tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực,...cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng, kịp thời để đảm bảo bộ máy quản lý DNNN hoạt động có hiệu quả cao.

Có biện pháp thay thế, bố trí cán bộ mới phù hợp năng lực, trình độ chuyên môn và có đạo đức, vì lợi ích chung tích cực thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao để đẩy nhanh quá trình thực hiện thoái vốn DNNN.

về giám sát, kiểm tra, công khai, minh bạch

Hoàn thành việc phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại các DNNN, trong đó nêu rõ tiến độ, cơ quan tổ chức thực hiện, người

Một phần của tài liệu 261 giải pháp thúc đẩy hoạt động thoái vốn doanh nghiệp nhà nước tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w