Phương pháp phổ hồng ngoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp, nghiên cứu tính chất phức chất benzoat của một số nguyên tố đất hiếm nặng (Trang 26 - 29)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Một số phương pháp hoá lí nghiên cứu phức chất

1.3.1. Phương pháp phổ hồng ngoại

Nếu cho một chùm tia hồng ngoại đi qua một mẫu chất nào đó thì một phần năng lượng của nó sẽ bị hấp thụ để kích thích sự chuyển mức dao động của các phân tử trong mẫu. Nếu ghi cường độ của chùm tia sau khi đi qua mẫu sẽ thu được phổ hấp thụ hồng ngoại.

Phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại là một trong những phương pháp vật lý hiện đại và thông dụng dùng để nghiên cứu phức chất. Các dữ kiện thu được từ phổ hấp thụ hồng ngoại cho phép xác định sự tạo thành phức chất và cách phối trí giữa phối tử và ion trung tâm. Ngoài ra, nó còn cho phép xác định kiểu phối trí và độ bền liên kết của kim loại - phối tử.

Khi phân tử vật chất hấp thụ năng lượng điện từ có thể dẫn đến các quá trình thay đổi trong phân tử như quá trình quay, dao động, kích thích điện tử,… M i quá trình như vậy đều đòi hỏi một năng lượng nhất định đặc trưng cho nó, có nghĩa là đòi hỏi một bức xạ điện từ có tần số đặc trưng để kích thích. Trong đó, bức xạ hồng ngoại đặc trưng cho sự kích thích quá trình dao động của các nhóm nguyên tử trong phân tử. M i một liên kết trong phân tử đều hấp thụ một

bức xạ có tần số đặc trưng để thay đổi trạng thái dao động của mình, tần số đặc trưng này không những phụ thuộc vào bản chất liên kết mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cấu tạo phân tử và các nguyên tử, nhóm nguyên tử xung quanh [3].

Có hai kiểu dao động chính của phân tử là dao động hóa trị (chủ yếu làm thay đổi chiều dài liên kết) và dao động biến dạng (chủ yếu làm thay đổi góc liên kết). Đối với những phân tử gồm n nguyên tử, người ta xác định là phải có 3n-6 (đối với phân tử không th ng) và 3n-5 (đối với phân tử th ng) dao động chuẩn. Sự xuất hiện của dao động trong phổ hồng ngoại cần thỏa mãn các điều kiện của quy tắc lọc lựa:

1) Năng lượng của bức xạ phải trùng với năng lượng dao động.

2) Sự hấp thụ năng lượng phải đi kèm với sự biến đổi momen lưỡng cực của phân tử. Sự biến đổi momen lưỡng cực càng lớn thì cường độ của các dải hấp thụ càng lớn.

Vì vậy, những phân tử có các yếu tố đối xứng thường cho phổ đơn giản hơn những phân tử không chứa yếu tố đối xứng [25].

Khi tạo thành phức chất, các dải hấp thụ đặc trưng của các liên kết trong phối tử thường bị dịch chuyển vì quá trình tạo phức là quá trình chuyển electron từ phối tử đến các obitan trống của ion kim loại để tạo liên kết phối trí nên làm giảm mật độ electron trên phối tử. Kiểu liên kết kim loại - phối tử trong phức chất được nghiên cứu bằng cách so sánh phổ của phức chất nghiên cứu (tạo bởi ion kim loại M và phối tử L) với phổ của những hợp chất khác c ng chứa phối tử L và có kiểu liên kết đã biết trước.

Phổ hấp thụ hồng ngoại của axit cacboxylic là tương đối phức tạp do tính đối xứng thấp của nhóm cacboxyl. Các tần số dao động của nhóm –COO-

là đặc trưng nhất trong phổ hồng ngoại của các cacboxylat [9].

Phân tử axit cacboxylic được đặc trưng bởi nhóm chức –COOH, trong phổ hấp thụ hồng ngoại có các dải hấp thụ đặc trưng sau:

 Dao động hóa trị của nhóm C=O trong nhóm –COOH ở vùng (1740  1800) cm-1 khi axit tồn tại ở dạng monome và ở vùng (1680  1720) cm-1 khi axit tồn tại ở dạng đime.

 Dao động hóa trị của nhóm -OH của monome cacboxylic nằm trong vùng (3500  3570) cm-1, đime cacboxylic ở vùng (2500  3000) cm-1 (vạch rộng kéo dài cả vùng).

Phổ hấp thụ hồng ngoại của các cacboxylat có những dải hấp thụ đặc trưng như sau:

 Dao động hóa trị của nhóm -OH nằm trong vùng có số sóng ~3600 cm-1

 Dao động của liên kết C-H nằm trong vùng có số sóng (2800  2995) cm-1

 Dao động của liên kết C-C nằm trong vùng có số sóng (1110  1235) cm-1

 Dao động hóa trị đối xứng và bất đối xứng của nhóm -COO- nằm trong vùng có tần số tương ứng là (1435  1460) cm-1 và (1540  1655) cm-1 [22].

Các tác giả [10] đã đưa ra các dữ kiện về phổ hấp thụ hồng ngoại của axit 2-Thiophenaxetat (HTPA) và các phức chất 2-Thiophenaxetat Na[Ln(TPA)4].3H2O. Để quy gán các dải hấp thụ trong phổ hồng ngoại của những phức chất này và xem xét kiểu liên kết giữa ion đất hiếm - phối tử, các tác giả [10] đã so sánh phổ hấp thụ hồng ngoại của axit HTPA tự do và của các phức chất 2-thiophenaxetat. Trong phổ hấp thụ hồng ngoại của các phức chất đều xuất hiện các dải hấp thụ có cường độ mạnh ở vùng (1544 ÷ 1555) cm-1

, các dải này được quy gán cho dao động hóa trị bất đối xứng của nhóm -COO-

. Các dải này đã dịch chuyển về vùng có số sóng thấp hơn so với vị trí tương ứng của nó (1704 cm-1) trong phổ hấp thụ hồng ngoại của axit 2-thiophenaxetic, chứng tỏ trong các phức chất không còn nhóm -COOH tự do mà đã hình thành sự phối trí của phối tử tới ion đất hiếm qua nguyên tử oxi của nhóm -COO-

làm cho liên kết C=O trong phức chất bị yếu đi. Các dải hấp thụ có cường độ tương đối mạnh ở vùng (1419 ÷ 1427) cm-1

được quy gán cho dao động hóa trị đối xứng của nhóm –COO-

hiện các dải hấp thụ có cường độ mạnh ở vùng (691 ÷ 701) cm-1, các dải này có sự dịch chuyển không đáng kể so với vị trí tương ứng của nó trong phổ hấp thụ hồng ngoại của axit 2-thiophenaxetic là 692 cm-1. Kết quả này chứng tỏ trong phức chất, ion Ln3+

liên kết với phối tử 2-thiophenaxetat chỉ qua nguyên tử oxi của nhóm –COO-. Tuy nhiên, sự hình thành liên kết giữa Ln3+

với oxi của nhóm –COO-

c ng làm ảnh hưởng tới mật độ electron trong liên kết C-S, do đó có sự dịch chuyển nhỏ trong dao động hóa trị của liên kết C-S trong phức chất so với phối tử tự do. Các dải có cường độ tương đối mạnh ở vùng (3107 ÷ 3114) cm-1 được quy gán cho dao động hóa trị của liên kết C-H. Sự xuất hiện các dải hấp thụ ở vùng (546 ÷ 572) cm-1

trong phổ hấp thụ hồng ngoại của phức chất được quy gán cho dao động hoá trị của liên kết Ln-O. Trong phổ hấp thụ hồng ngoại của các phức chất đều có các dải hấp thụ trong vùng (3395 ÷ 3440) cm-1 đặc trưng cho dao động hoá trị của nhóm OH trong phân tử nước, chứng tỏ các phức chất này đều có nước trong phân tử.

Trong thực tế, phổ hấp thụ hồng ngoại của phức chất giữa axit benzoic và đất hiếm còn ít được nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp, nghiên cứu tính chất phức chất benzoat của một số nguyên tố đất hiếm nặng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)