Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch CHDCND Lào
a. Tiềm năng
Nằm ở khu vực Đông nam Á, nơi đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nói chung và du lịch nói riêng, Lào có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
CHDCND Lào là một nước lục địa nằm trên bán đảo Đông Dương ở khu vực Đông Nam châu Á và kéo dài từ 13054’B đến 22030’B, diện tích 236.800km2 và có dân số là 6.492.400 người (năm 2015)
Phần lớn đất dai Lào nằm giữa dãy Trường Sơn và sông Mê Kông, theo chiều Bắc Nam từ Nhọt U đến Keng liphi, dài trên 1000km. Nước Lào có trên 4700km biên giới đất liền với 5 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Mianma, Thái Lan và Campuchia, đặc biệt có biên giới dài nhất với Việt Nam (khoảng 2060 km) và với Thái Lan (khoảng 1630km). Lào là một trong số ít quốc gia trong khu vực Đông Nam Á không giáp biển, con đường thông ra biển lâu nay là qua các cảng chủ yếu ở miền Trung Việt Nam như cảng Cửa Lò, cảng Đà Nẵng.
Từ Đông sang Tây, chiều dài của Lào khoảng tứ 150 km đến 500 km (từ 1000 05’Đ đến 107037’Đ), nằm giữa một bên là dãy Trường Sơn và một bên là sông Mê Kông (chỉ có hai tỉnh Xaynhabuly và Champasak nằm phía hữu ngạn sông Mê Kông).
Phần biên giới quốc gia và lãnh thổ của Lào hiện nay dựa trên cơ sở Hiệp định giữa Pháp và Thái Lan được ký kết tại Băng Kốc năm 1893, sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Lào.
Lào là một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng cả về tự nhiên và nhân văn. Đây là nguồn lực rất thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Lào là đất nước có nhiều sông suối và sông Mê kông là trục lớn chảy từ Bắc đến Nam. Đây cũng là con sông lớn ở châu Á, đứng hàng thứ 8 trên thế
giới và có 14 phụ lưu tương đối lớn. Sông Mê kông trở thành con đường giao thông đường thủy quan trọng nhất của Lào. Trên lãnh thổ Lào có thể chia dòng Mê Kông thành 4 đoạn với những đặc điểm riêng biệt về thủy văn. Hệ động vật của Lào cũng rất phong phú gồm các động vật phổ biển ở Đông Nam Á, điển hình như trâu rừng, bò rừng, bò tót, tê giác, lợn rừng, nai, hổ, báo, chồn, vượn, được phân bố tập trung dọc theo Trường Sơn, Vieng Chanh, Khăm Kớt, Xay Nha Bu Ly...và người ta đã gọi Lào là “đất nước triệu voi”. Các loại chim ở Lào ước tính có 800 loại, trong đó có nhiều loại chim đẹp như chim công, trĩ màu, ... Sự phong phú của giới thực - động vật ở Lào có ý nghĩa rất lớn đối với du lịch. Hiện nay, toàn bộ đất nước lào còn là một cánh rừng xanh tươi mà rừng nguyên sinh chiếm đại bộ phân.
Tài nguyên du lịch của Lào phân bố tương đối tập trung. Điều đó góp phần hình thành các lãnh thổ du lịch điển hình trong toàn quốc. Mỗi lãnh thổ du lịch có một sắc thái riêng, tạo nên các tuyến du lịch xuyên quốc gia, không lập lại giữa vùng này với vùng khác nên tạo hứng thú khám phá cho du khách tham quan. Mặt khác, chúng lại gần các đô thị lớn, các cửa khẩu quốc tế quan trong tạo thuận lợi cho việc đi lại, thăm viếng, ăn ở của khách, nhiều lãnh thổ du lịch của Lào nếu được qui hoạch và đầu tư thích đáng sẽ trở thành những trung tâm du lịch lớn, có thể cạnh với các nước trong khu vực và thế giới. Đó là trung tâm du lịch Vieng Chanh, Luang Pra Bang và ChamPaSak...
Trung tâm du lịch thủ đô Vieng Chanh có hệ thống mạng lưới cung cấp nước và tiêu nước cho đô thị. Nơi đây có nhiều sông suối chảy qua, đặc biệt là sông Nặm Ngừm. Ngoài ra, còn có câu lạc bộ để hoạt động văn hóa văn nghệ, có cửa hàng ăn uống, bãi câu cá có thưởng ... Vieng Chanh có nhiều nguồn tài nguyên nhân văn tạo điều hiện cho việc phát triển du lịch, tham quan, nghiên cứu và nghỉ ngơi giải trí với các điểm du lịch như Phạ Thạt Luông Vieng Chanh; Vạt Xi Mương; Vạt Xi Xa kệt; Hỏ Phạ Kẹo; vạt Xiêng Khuoang; Vạt Ông Tự; Vạt In Peng; A Nu Xa Va Li (cổng tượng Kỷ niệm); Thạt Đăm (tháp
Đen); Tường thành cổ thủ đô Vieng Chanh; Khu vườn văn hóa dân tộc Lào; Khu vườn thanh niên; Vườn thiếu nhi; Cầu hữu nghị Lào - Thái Lan; Thác nước Hỉn Khăn Na...
Thủ đô Vieng Chanh vừa là đồng bằng mênh mông bát ngát vừa là chiếc cầu nối tiếp giữa Bắc và Nam, xứng đáng là nơi tiếp nhận, giao lưu khách du lịch nội địa và khách quốc tế. Vieng Chanh là nơi tập trung văn hóa, văn minh của đất nước Lào.
Tiếp theo là vùng du lịch Hạ Lào (ChamPaSak) thuộc phần cực Nam Lào. Phía Tây có biên giới giáp với Thái Lan và phía Nam giáp với Campuchia bằng đất liền và lòng sông MêKông (thác khổng). Người ta gọi lòng sông này là “Li Phi” có nghĩa là thác ghềnh to và cao khoảng 12-15km, tàu bè không thể vượt qua được. ở đầu thác có các hòn đảo to nhỏ khác nhau với số lượng 4000 đảo (Xi phăn Đon) nằm trong lòng sông MêKông, có dân cư sinh sống đông đúc, có nền văn hóa, văn minh lâu đời, đại điện nhất là vạt Phu Cham PaSak. Toàn khu nhà chùa làm bằng khối đá đảo với nghệ thuật tỉnh xảo của những người thợ giỏ giang, nghệ thuật của ông cha bộ tộc Lào xây ở trên đỉnh núi cao cách xa huyện Pắc Xê về phía Tây Nam 45 km. Ngoài ra, ChampaSak còn có chợ sáng lớn để tro đổi hàng hóa, tiền tệ nầm ngay trung tâm thành phố Pac Xe. Cham- PaSak có khách sạn lớn,khách sạn này là nhà cũ của Bun Úm ( còn gọi là nhà của vua Bun Úm ở ChamPa Sak) vì ngày xưa người ta gọi ông Bun Úm là vua của Chăm Pa Sắc (trước thời giải phóng). Hiện nay, Bun Úm đã ra đi và ngôi nhà của ông được dùng làm khách sạn, nghỉ ngơi, giải trí tương đối hiện đại ở thành phố lớn cực Nam Lào. Người dân nơi đây có tính sáng tạo, cần cú không kem những nơi khác trên lãnh thổ Lào. Bản Xa Phai nổi tiếng về ngành dệt, vùng cao nguyên Bo La Vên với bốn mùa cây trái đặc biệt là sầu riêng, măng cụt. Riêng bắp cải thì có thể trồng được quanh năm kể cả mùa mưa và tiêu thụ trong cả nước. ChamPaSak là nơi cung cấp thực phẩm thường xuyên cho cả nước đặc biệt là các loại hoa quả xứ nóng như chôm chôm, măng cụt, ...
Một trung tâm du lịch lớn nữa của Lào là Luang Pha Bang - một trong những nơi du lịch tuyệt với và đồng thời là di sản văn hóa thế giới.
Có thể nhận thấy, Lào có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng về mặt tự nhiên, giàu bản sắc dân tộc và văn hóa lịch sử, có nền kinh tế đang phát triển. Đó là những điền kiện thuận lợi để du lịch Lào phát triển với tất cả các loại hình du lịch khác nhau trong tương lai.
Các tài nguyên du lịch tự nhiên có tổ hợp du lịch ven sông hồ, tổ hợp du lịch núi và tổ hợp du lịch đồng bằng, đồi. Trong đó, tổ hợp du lịch đồng bằng, đồi có vai trò quan trọng nhất hiện nay. Thuộc nhóm tài nguyên nhân văn, các di tích lịch sử, văn hoá có sức hấp dẫn và lôi cuốn khách du lịch nhiều nhất.
Lào giao lưu với các nước láng giềng và các nước trong khu vực chủ yếu bằng đường bộ và đường hàng không. Khách du lịch quốc tế đến Lào chủ yếu bằng đường hàng không qua sân bay quốc tế Vạt Tay, cửa khẩu quan trọng để đón khách và giao lưu hàng hóa với các nước trên thế giới. Ngoài ra, hệ thống giao thông đường bộ, đường sông cũng có vai trò nhất định.
b. Những kết quả đạt được
Sau Đại hội lần thứ IV (1986), Đảng đã quy định hướng dẫn để thay đổi kinh tế và mở hợp tác với nước ngoài, làm cho du lịch có vai trò trong việc phát triển KT-XH của nước, Chính phủ đã thiết lập và công bố việc thực hiện, phát triển và quảng bá du lịch để đảm bảo việc mở rộng du lịch và dịch vụ. Chính phủ ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng bằng cách xây dựng đường giao thông để kết nối viễn thông quốc gia và kết nối với các nước láng giềng bất cứ ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam, mở rộng cửa khẩu, mở rộng sân bay để phục vụ du lịch (ở thủ đô Vieng Chanh, Luang Pha Bang và Cham PaSak). Năm 2013, CHDCND Lào đã nhận giải thưởng là một quốc gia rất phù hợp du lịch trên thế giới từ hội đồng Thương mại và Du lịch Châu Âu. Đây là niềm tự hào của người dân Lào.
Bảng 1.2. Doanh thu từ du lịch, số lượng khách quốc tế và thời gian lưu trú của khách quốc tế tới Lào giai đoạn 1995-2015
Năm Số khách du lịch (người) Doanh thu từ du lịch (USD)
Thời gian lưu trú của khách quốc tế (ngày) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 346.460 403.000 463.200 500.200 614.278 737.208 673.823 735.662 636.361 894.806 1.095.315 1.215.106 1.623.943 1.736.787 2.008.363 2.513.028 2.723.564 3.330.072 3.779.490 4.158.719 4.332.000 24.738.480 43.592.263 73.276.904 79.960.145 97.265.324 113.898.285 103.786.323 113.409.883 87.302.412 118.947.707 146.770.074 173.249.896 233.304.695 275.515.758 267.700.224 381.669.031 406.184.338 506.022.586 595.909.127 641.636.543 672.192.000 4,3 4,1 5,0 5,0 5,5 5,5 8,0 6,5 6,0 6,5 7,0 7,0 7,0 6,5 7,0 7,0 7,0 7,2 8,4 7,9 8,8 (Nguồn: Tổng cục du lịch Lào)
Hiện nay, Chính phủ Lào đã ưu tiên phát triển du lịch trong kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc gia. Bởi lẽ, du lịch là ngành có doanh thu đứng thứ hai của quốc gia sau ngành công nghiệp khai khoáng. Hàng năm, số lượng khách du lịch quốc tế vào Lào và cơ sở lưu trú ngày càng tăng lên.
Chính phủ Lào đã thực thi chính sách hợp tác và hội nhập kinh tế với nước ngoài, ngành du lịch cũng tìm kiếm được sự hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư từ nước ngoài để phát triển. Điển hình như chính sách gộp chung lại với Du lịch ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), ASEAN+1 (Ấn Độ), gộp chung lại với du lịch Các nước tiểu vùng Mê Kông, gộp chung lại với du lịch
trong hợp tác đa phương bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, Mianma và Việt Nam. Tam giác phát triển (Campuchia, Lào, Việt Nam), hành lang kinh tế Đông - Tây (Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mianma), hành lang kinh tế Bắc -Nam (Vân Nam, Trung Quốc, Lào và Thái Lan).
Có thể khẳng định, Đảng và Nhà nước Lào đã nhận thức đúng đắn và tạo mọi điều kiện cho phát triển ngành du lịch ở khắp mọi miền đất nước. Phát huy tính năng động và sáng tạo trong hoạt động phát triển du lịch dựa trên nền tảng vận dụng và phát huy cao độ các tiềm năng du lịch trên mọi miền đất nước với những kế hoạch phù hợp trong từng giai đoạn, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và dịch vụ, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút khách du lịch, tập trung được nguồn vốn trong và ngoài nước của khu vực nhà nước và tư nhân để phát triển du lịch. Các biện phát tiếp cận thị trường bước đầu có hiệu quả, biết tranh thủ thị trường khách du lịch, nhất là thị trường quốc tế. Đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý và kinh doanh du lịch Lào ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
c. Những hạn chế, thách thức
Bên cạnh những thành tựu trên, quá trình phát triển du lịch của Lào còn nhiều thách thức như:
- Giá dầu trong nước có xu hướng gia tăng, sự cạnh tranh của thị trường du lịch quốc tế;
- Cơ sở hạ tầng của Lào có nhiều hạn chế đã hạn chế tính liên kết giữa nước Lào và các nước láng giềng, liên kết giữa các tỉnh trong một quốc gia;
- Hệ thống giao thông vận tải mặc được nâng cấp và củng cố, phát triển nhưng đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng tăng của khách du lịch cũng như việc vận chuyển hàng hóa. Trên thực tế, còn thiếu nhiều loại phương tiện giao thông đến các điểm và các trung tâm du lịch.
- Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch còn thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn còn hạn chế;
- Việc thực hiện các chính sách và các quy định cấp visa chưa thồng nhất; - Vấn để bảo vệ và trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa còn chưa hợp lý và kịp thời.
-Sự phát triển các điểm du lịch chưa đồng bộ, một số điểm du lịch chưa có cơ sở hạ tầng, dịch vụ, chưa thu hút du khách.
- Những ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa từ bên ngoài, bao gồm cả buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ, buôn bán trẻ em, … cũng ảnh hưởng tới sự phát triển ngành du lịch.