Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở tỉnh xieng khouang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 85 - 86)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH

3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh XiengKhouang đến năm 2030

3.2.5. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch

Tỉnh Xieng Khuoang cần tiến hành tổng kết, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và phục vụ hoạt động du lịch từ cấp tỉnh tới cấp huyện, đặc biệt là đội ngũ cán bộ các khu di tích, thắng cảnh để nắm được thực trạng toàn diện về phẩm chất, năng lực, những hạn chế yếu kém, … Từ đó, xây dựng các phương án đào tạo, bồi dưỡng kịp thời. Xây dựng mạng lưới đào tạo một cách hệ thống gồm dạy nghề, đào tạo các cấp từ các lớp chứng chỉ, nghiệp vụ tới các lớp sơ cấp, trung cấp về du lịch. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý thuyết với thực hành. Trên cơ sở dự báo được xu hướng phát triển du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch bài bản, đảm bảo chất lượng. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiệ chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng lao động phục vụ du lịch. Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng

cường kỷ luật lao động, bố trí và phân công lao động thích hợp. Ngoài ra, thực hiện một số giải pháp cơ bản trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch như liên kết bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch, liên kết tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch.

Xieng Khuoang sẽ tập trung thực hiện các giải pháp đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực du lịch. Chọn các làng bản tại điểm du lịch để tổ chức các lớp học ngắn ngày, đưa chuyên gia du lịch tới giảng bài, hướng dẫn cách làm du lịch cho người dân bản địa ở các điểm du lịch: Phonsan, Cánh đồng Chum, ….Gắn phát triển du lịch với phát triển kinh tế tại địa phương bằng cách nuôi trồng cây con đặc sản, phát triển nghề truyền thống, tạo sản phẩm bán cho du khách (điển hình ở huyện Pha Xay, huyện Kham, huyện Nong Had). Khuyến khích các hộ dân có đủ điều kiện làm dịch vụ lưu trú homestay cho du khách. Thường xuyên thanh, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Hướng dẫn kỹ năng làm du lịch theo hướng du lịch cộng đồng và tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động du lịch. Xieng Khuoang có những tài nguyên du lịch phong phú tạo cho vùng này có thế mạnh phát triển hình thức du lịch cộng đồng. Để loại hình du lịch cộng đồng thực sự phát triển có hiệu quả đòi hỏi các ngành chức năng phải phối hợp với các huyện khảo sát, xây dựng tiêu chí, lựa chọn các làng, bản đạt tiêu chuẩn để quy hoạch, tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở tỉnh xieng khouang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 85 - 86)