Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở tỉnh xieng khouang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 78 - 83)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH

3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch

3.1.1. Quan điểm

Phát triển tỉnh Xieng Khouang trở thành khu vực du lịch nổi tiếng trong nước và thế giới. Khu vực cánh đồng Chum sẽ trở thành di sản thế giới thứ 3 của CHDCND Lào, phát triển du lịch ở đây sẽ góp phần giải quyết nghèo đói của cộng đồng các dân tộc với các điểm du lịch tự nhiên, lịch sử và văn hóa, bảo tồn truyền thống văn hóa độc đáo của địa phương để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

3.1.2. Mục tiêu

- Tiếp tục đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực quan trọng trong kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Nâng tầm Xieng Khouang trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn khác biệt trong quốc gia và trong khu vực.

- Chuyển đổi cơ cấu khách theo hướng tăng tỷ trọng khách chi tiêu cao để tăng về chất cho du lịch Xieng Khouang.

- Phát huy truyền thống lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc truyền thống tốt đẹp của địa phương và độc đáo bản địa để phát triển bền vững gắn với phát triển du lịch để thu hút khách du lịch, trong nước và nước ngoài.

- Thu hút khách du lịch đến thăm tỉnh và có chi tiêu cao hơn.

- Phát triển và quảng bá du lịch phù hợp với năng lực thực sự tập trung phát triển và mục tiêu nhất định để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

- Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, tiện nghi và cơ sở vật chất làm cho du lịch cánh Đồng Chum, trở thành di sản thế giới thứ ba của Lào.

- Nâng cao nguồn nhân lực ngành du lịch cả về số lượng và chất lượng. - Phát triển du lịch giúp người dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao an sinh xã hội.

3.1.3. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Xieng khouang từ năm 2016-2020

a. Định hướng chung

- Tạo ra doanh thu từ du lịch hơn 4 triệu đô la mỗi năm, thơi gian lưu trú 4 ngày/người và chi tiêu du lịch 60 USD/người.

- Ưu tiên phát triển du lịch ở 20 điểm.

- Hoàn thành kế hoạch phát triển 5 điểm du lịch đặc biệt. - Cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất

- Hoàn thành, bổ sung quy định pháp luật du lịch và pháp lý khi tham quan du lịch Lào

- Xếp hạng cấp khách sạn, nhà nghỉ và Resort

- Quảng cáo và quảng bá du lịch đa dạng trong và ngoài nước.

- Có thể tham dự chương trình triển lãm trong nước 2 lần/năm và ở nước ngoài ít nhất 2 năm/lần.

- Nhân viên làm việc trong ngành du lịch được đào tạo nâng cấp kỹ thuật ít nhất 40 người.

- Cung cấp các giáo trình đào tạo việc du lịch ngắn hạn và dài hạn cho Sở du lịch.

-Thu hút đầu tư từ đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển lĩnh vực du lịch.

b. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ

Theo định hướng phát triển không gian tỉnh Xieng Khuoang đến năm 2020, tỉnh chú trọng mở rộng phát triển các khu, điểm du lịch tại các huyện, cụ thể:

* Ở huyện Pek: Xác định huyện Pek là huyện du lịch di sản cánh đồng Chum và tham quan phong tục dân tộc Phuang ở Làng Khai, phát triển các điểm du lịch tự nhiên, lịch sử. Du lịch liên kết với các cơ sở hạ tầng của nền

kinh tế góp phần nâng cao cuộc sống của người dân bản địa, tăng nguồn thu. Tạo điều kiện và cơ hội trực tiếp cho các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức nước ngoài vào đầu tư ở một số điểm du lịch.

* Xác định lấy thị xã Phonsavan trở thành trung tâm du lịch, nghỉ ngơi, ăn - uống, tham quan đồ thủ công mỹ nghệ (trong 4 chợ lớn ở Phonsavan)

- Phối hợp với nhà nước và doanh nghiệp đầu tư đưa thị xã Phonsavan trở thành thành phố đẹp nhất của tỉnh vừa trong sạch vừa đảm bảo an ninh và thu hút khách trong nước, quốc tế.

- Phát triển hệ thống chợ đêm để tạo cơ hội cho người dân ở các địa phương mang sản phẩm bán trực tiếp cho khách du lịch nhằm khuyến khích sản xuất phát triển, tăng khả năng cạnh tranh của hàng thủ công mĩ nghệ, tạo ấn tượng cho du khách.

- Thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư trong nước và nước ngoài vào xây dựng hệ thống khách sạn và khu nghỉ dưỡng.

- Thúc đẩy xây dựng sân vận động, nhà hát để khai thác và phát huy nguồn giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, tổ chức triển lãm các công cụ cổ xưa, triển lãm về chiến tranh.

- Cải tạo và xây dựng cảnh quan thị xã Phonsavan và cánh đồng Chum. - Phối hợp với các bên liên quan để cải thiện và xâu dựng sân Goft ở những nơi có cảnh quan đẹp.

* Xác định phát triển du lịch huyện Khoune (Vương quốc cổ của tỉnh Xiêng Khouang)

- Phối hợp với các bên liên quan để cải thiện và tái thiết di tích cũ, chùa cũ, biên soạn lịch sử địa phương.

- Phát triển khu vực Phathone, xác định lấy hố nước nóng làm điểm du lịch của tỉnh, thu hút đầu tư từ nhà nước, tư nhân trong nước hay nước ngoài.

- Phát triển điểm du lịch tự nhiên có nhân dân liên quan (1-2 điểm)

- Thúc đẩy tổ chức lễ hội di tích Phun hàng năm để thu hút các nguồn quỹ hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, tạo điều kiện để khuyến khích du lịch phát triển.

* Xác định lấy huyện Kham phát triển du lịch cảnh quan sinh thái và làng nghề.

- Phối hợp với các bên liên quan để thúc đẩy nhân dân trồng trọt không có hóa chất. Quảng cáo lịch nông nghiệp theo mùa, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch sử dụng sản phẩm địa phương trong nấu ăn.

- Cải tạo khu vực du lịch hồ nước nóng ở làng Nặm hôm, tăng thời gian lưu trú của khách du lịch lên 1-2 đêm.

- Cải thiện điểm du lịch tự nhiên, lịch sử, văn hóa gắn với phát triển kinh tế, xã hội trong huyện.

- Xây dựng đô thị huyện Kham trờ thành một điểm dừng chân tham quan của khách du lịch đi du lịch tỉnh Hoaphan và Việt Nam.

- Phát triển điểm du lịch bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của người dân.

* Xác định lấy huyện Nong Had là huyện du lịch lịch sử - văn hóa, tham quan cuộc sống của dân tộc Mông, dân tộc Kmu ở làng Huoydinđam.

- Bảo tồn giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc Mông và dân tộc Kmu.

- Cải thiện và phục hồi hình thức thể thao truyền thống như Hội đua bò, đua trâu hay đua ngựa...

- Phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin biên soạn tài liệu lịch sử của Bun tết của dân tộc Mông, dân tộc Kmu.

- Tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch cho nhân dân từng làng dọc quốc lộ 7 đến chợ biên giới Lào - Việt Nam.

- Phối hợp với các bên liên quan để thúc đẩy nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường dọc quốc lộ 7, trồng cây ăn quả, phát triển sản xuất thủ công mỹ nghệ.

- Đầu tư xây dựng nhà nghỉ, nhà ăn vệ sinh, dịch vụ tốt, nhanh và an toàn. - Cải thiện và phát triển điểm du lịch tháp nước Kha trở thành điểm du lịch tụ nhiên có thể tham gia trong nghiên cứu da dạng sinh học tự nhiên quanh lưu vực Angtong, trong tương lai có thể đưa khu vực này trở thành công viên quốc gia.

* Xác định lấy huyện Pha xay là điểm du lịch di sản cánh Đồng Chum, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và chăn nuôi bò, trâu, ngựa...

- Phối hợp với các ban ngành cải thiện cơ sở hạ tầng ở khu du lịch cánh đồng Chum 2,3 và sáng tạo các hoạt động du lịch để những người dân nâng cao thu nhập.

- Khám phá các điểm du lịch mới của huyện để xác định các khu vực ưu tiên phát triển du lịch trong tương lai.

- Xác định 1-2 làng nghề phát triển sản xuất thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức và quà lưu niệm.

* Xác định lấy huyện Phuokoot phát triển du lịch lịch sử và tự nhiên - Đầu tư huyện Phuokoot trở thành điểm du lịch lịch sử quốc gia.

- Khám phá các điểm du lịch tự nhiên và đa dạng sinh học ở khu vực sông Khan - nơi có động vật loài động vật quý hiếm như cá chân, khỉ, ...

- Phát triển du lịch trên sông Ngụm (du thuyền)

- Đầu tư và nâng cấp điểm du lịch hồ Tặng, nhất là cơ sở vật chất và đa dạng hóa các hoạt động du lịch.

* Xác định lấy huyện Moc phát triển du lịch tự nhiên và đa dạng sinh học - Xác định những khu vực rừng tuổi từ 700- 1000 năm để đầu tư phát triển du lịch sinh thái - cảnh quan.

- Khuyến khích sáng tạo nghệ thuật dân tộc.

- Hình thành làng du lịch cộng đồng và tổ chức triển lãm sản phẩm của nhân dân địa phương.

- Khuyến khích làm cho nhà hàng bán sản phẩm của nhân dân làm ở thị xã và ở điểm du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở tỉnh xieng khouang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 78 - 83)