Thứ nhất, đầu tƣ nghiên cứu lập qui hoạch đất đai có tầm nhìn chiến lƣợc, thực hiện qui hoạch tốt và phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn.
Thứ hai, áp dụng khoa học công nghệ cho quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai. Hiện nay, nhiều phần mềm công nghệ đƣa vào sử dụng trong quản lý đất đai. Một số ví dụ tiêu biểu:
- Phần mềm gServer đƣợc sử dụng làm phần mềm GIS nền trong giải pháp thiết lập hệ thống thông tin đất đai (LIS), gServer chịu trách nhiệm quản
lý cơ sở dữ liệu GIS đất đai, cung cấp các dịch vụ dữ liệu không không gian và các bản đồ chuyên đề cho các phân hệ phần mềm ứng dụng trong hệ thống.
- Phần mềm gFile đƣợc sử dụng trong giải pháp xây dựng hệ thống thông tin đất đai để thiết lập một kho hồ sơ quét; để nhập, biên mục các hồ sơ quét; để tra cứu, khai thác các hồ sơ quét.
- Phần mềm gLIS đƣợc sử dụng trong giải pháp xây dựng hệ thống thông tin đất đai bao gồm nhiều phân hệ đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ của văn phòng đăng ký đất đai nhƣ: đăng ký cấp GCN; đăng ký biến động đất đai; cung cấp thông tin đất đai,..
- gCadas là phần mềm ứng dụng đƣợc xây dựng trên nền công nghệ CAD MicroStation cho nhu cầu thành lập bản đồ địa chính, đăng ký cấp GCNQSDĐ, kiểm kê đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
Điều quan trọng là công nghệ luôn cần đƣợc cải thiện để phục vụ tốt hơn cho quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai. Nhƣ vậy, nhà nƣớc phải xây dựng cơ chế khuyến khích việc nghiên cứu, sản xuất và đƣa vào sử dụng những công nghệ trong quản lý, sử dụng đất đai để giảm thiểu những rủi ro cho hoạt động này. Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm nào cho quản lý, sử dụng đất đai phải thống nhất. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cần xây dựng và chuyển giao cho các quận, huyện, thị xã phần mềm quản lý đất đai chung.
Thứ ba, tăng cƣờng số lƣợng cán bộ chuyên trách quản lý đất đai và thƣờng xuyên giáo dục nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghề nghiệp cho những cán bộ này.
Sở Nội vụ báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh tăng biên chế cán bộ, công chức lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trƣờng cho UBND cấp phƣờng, cấp quận để thực hiện tố nhiệm vụ phân cấp quản lý nhà nƣớc. Trong bối cảnh đang tinh giảm biên chế nhƣ hiện nay, việc điều chuyển cán bộ làm ở các bộ phận khác nhàn rỗi sang quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trƣờng cũng cần đƣợc tính tới. Tuy nhiên, việc điều chuyển cần phải thực hiện theo nguyên tắc nhất định,
tránh trƣờng hợp cho những cán bộ không có chuyên môn, trình độ về tài nguyên môi trƣờng làm công việc quản lý lĩnh vực này.
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội cần thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn công tác quản lý nhà nƣớc cho đội ngũ cán bộ về pháp luật quản lý đất đai, đảm bảo cập nhật đúng và đủ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Bên cạnh việc tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, công tác giáo dục đạo đức cho cán bộ quản lý đất đai cũng cần phải thực hiện thƣờng xuyên. Bởi vì, trong nhiều trƣờng hợp, cán bộ có thẩm quyền đã cố tình vi phạm quy định của pháp luật để hƣởng lợi ích và tạo ra rủi ro cho công tác quản lý, sử dụng đất đai.
Thứ tư, tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của ngƣời dân về pháp luật đất đai
Tuyên truyền giáo dục là biện pháp tác động vào nhận thức của con ngƣời dẫn tới thay đổi hành vi. Hiệu quả của biện pháp này tuy chƣa biểu hiện rõ rệt trong khoảng thời gian ngắn nhƣng do biện pháp này đƣợc thực hiện đơn giản, chi phí thƣờng thấp và có tác dụng lâu dài nên ngƣời vẫn áp dụng tuyên truyền giáo dục trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực quản trị rủi trong quản lý, sử dụng đất đai. Ngƣời dân với tƣ cách là ngƣời sử dụng đất có vai trò rất lớn cho giảm thiểu rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai. Khi trình độ hiểu biết, đặc biệt là hiểu biết các quy định pháp luật về đất đai càng nhiều, họ sẽ tự bảo vệ đƣợc quyền lợi của mình khi sử dụng đất. Điều đó giúp giảm thiểu rủi ro cho chính họ và cho xã hội. Nội dung tuyên truyền giáo dục chủ yếu cho ngƣời dân gồm: các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất; những rủi ro thƣờng gặp trong quá trình sử dụng đất; những sai phạm phổ biến của ngƣời sử dụng đất. Hình thức tuyên truyền giáo dục chủ yếu là mở các lớp học tuyên truyền mời ngƣời dân tới tham gia, đƣa thông tin tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, mở các cuộc thi tìm hiểu pháp luật đất đai, treo băng rôn, áp phích...
Thứ năm tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những trƣờng hợp sai phạm trong lĩnh vực đất đai
Thanh tra, kiểm tra sẽ giúp phát hiện sai phạm, sớm ngăn chặn sai phạm và có phƣơng án xử lý kịp thời. Thanh tra, kiểm tra là công tác của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên mới mang lại hiệu quả. Thanh tra, kiểm tra có thể theo kế kế hoạch hoặc đột xuất. Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý không nên quá lạm dụng việc thanh tra, kiểm tra gây cản trở, nhũng nhiễu tới hoạt động quản lý, sử dụng đất đai.
Đối với các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về đất đai cần phải có giải pháp giải quyết triệt để, không để tình trạng vi phạm kéo dài. Nếu cơ quan có thẩm quyền không xử lý kịp thời trƣờng hợp đó thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Đặc biệt đối với những trƣờng hợp chậm tiến độ thực hiện dự án gây ảnh hƣởng rất lớn tới đời sống dân sinh cần phải giải quyết sớm và dứt điểm. Nếu nhà thầu không có khả năng thực hiện dự án nữa thì buộc phải chuyển giao cho nhà thầu khác.