đai và những đặc thù trên địa bàn quận Ba Đình.
2.1.1. Bối cảnh chung cả nước về quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai
Nhìn tổng thể, trên phạm vi cả nƣớc, những rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai đã đƣợc giảm thiểu rất nhiều trong thời gian gần đây. Theo Báo cáo số 221/BC-CP ngày 31/05/2018 của Chính phủ về Tình hình quản lý nhà nƣớc về đất đai. Trong hoạt động quản lý, sử dụng đất đai đã thu đƣợc những thành tựu đáng chú ý và điều đó cũng đồng nghĩa những rủi ro trong hoạt động này đƣợc giảm thiểu đi rất nhiều. Cụ thể:
- Đến nay, trên địa bản cả nƣớc đã cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận lần cho đầu cho hầu hết các đối tƣợng đang sử dụng đất dựa trên các loại bản đồ khác nhau. Kết quả này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc anang cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, bảo đảm điều kiện pháp lý cho ngƣời sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật đất đai.
- Công tác này đã đi vào thực hiện nề nếp và đã dần khắc phục đƣợc các hạn chế, tồn tại trong quuy hoạch sử dụng đất; tạo cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng đối với công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai. Đến nay, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đã đƣợc Chính phủ phê duyệt; điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 cấp quốc gia đã đƣợc Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/04/2016; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đã lập, thẩm định điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020), Chính phủ đã có Nghị quyết phê duyệt cho 40 tỉnh, thành phố.
- Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Nhìn chung việc áp dụng quy định về các điều kiện để đƣợc giao đất, cho thuê đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013 đã bƣớc đầu sàng lọc đƣợc các nhà đầu tƣ kém năng lực; hạn chế đáng kể việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan, sử dụng kém hiệu quả và để hoang hóa so với trƣớc đây.
- Các đạ phƣơng đã triển khai thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ có chuyển biến rõ rệt, hạn chế tối đa việc thu hồi đất “tùy tiện”, làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời sử dụng đất, nhất là đối với ngƣời nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
- Chính phủ ban hành các quy định về cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng quy trình, hồ sơ thực hiện đơn giản; thời gian thực hiện nhiều thủ tục đƣợc rút ngắn; việc nộp hồ sơ thuận tiện, công khai, minh bạch, theo cơ chế một cửa; quy định rõ ràng cơ chế giải quyết đối với trƣờng hợp chậm xử lý do trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và lỗi của ngƣời thực hiện thủ tục.
- Trong những năm qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai; đã kịp thời ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cƣờng trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo của công dân; Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ đã tổ chức nhiều hội nghị, có nhiều văn bản chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu nại, tố cáo đông ngƣời nói riêng; các cấp chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đã có nhiều cố gắng và tích cực phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Từ sự tập trung, cố gắng đó, tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài đã đƣợc giải quyết, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nƣớc.
- Việc sử dụng đất sai mục đích đã đƣợc kiểm soát, đặc biệt ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… đã giảm thiểu đáng kể.
Bên cạnh những thành tựu kể trên, công tác quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai còn gặp những khó khăn nhất định sau đây:
- Vẫn còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất giữa các quy phạm pháp luật đất đai và giữa pháp luật đất đai với những lĩnh vực pháp luật khác.
- Việc cấp giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất chƣa cấp còn lại (3,1% diện tích phải cấp) còn gặp khó khăn; đặc biệt là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho nhà ở tại đô thị còn chậm so với yêu cầu.
- Còn thiếu tính đồng bộ giữa các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch các khu công nghiệp, đô thị, khu dân cƣ, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cƣơng trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của một số địa phƣơng chƣa nghiêm, tình trạng sử dụng đất không theo quy hoạch, gây lãng phí còn diễn ra; trong khi đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch còn hạn chế dẫn đến hiệu lực của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chƣa cao.
- Việc giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất nhằm khai thác nguồn lực đất đai thực hiện còn rất hạn chế, hầu hết là vẫn thực hiện giao, cho thuê trực tiếp cho các nhà đầu tƣ. Tình trạng dự án Nhà nƣớc đã giao đất, cho thuê đất nhƣng chậm đƣa đất vào sử dụng tuy đã đƣợc khắc phục nhƣng vẫn còn xảy ra gây lãng phí nguồn lực đất đai.
- Việc thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng tại một số địa phƣơng còn chậm, nhất là các dự án thực hiện thu hồi đất, bồi thƣờng trong giai đoạn thay đổi cơ chế, chính sách. Một số dự án lớn thực hiện kéo dài đã nhiều năm nhƣng chƣa hoàn thành, vừa ảnh hƣởng đến tiến độ của dự án đầu tƣ, ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân, vừa tác động không tốt đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Giá đất tính bồi thƣờng tại một số dự án thực sự chƣa phù hợp với thực tế.
- Số lƣợng đơn thu khiếu nại, tố cáo về đất đai đã có xu hƣớng giảm so với trƣớc đây nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Các vụ việc đông ngƣời, phức tạp chủ yếu liên quan đến thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, sự án xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cƣ, khu du lịch, dịch vụ. Tình trạng dân gửi đơn thƣ khiếu nại vƣợt cấp lên các cơ quan Trung ƣơng vẫn còn nhiều.
- Bộ máy tổ chức làm công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai và điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị ở nhiều địa phƣơng chƣa tƣơng xứng với yếu cầu tổ chức triển khai thi thành pháp luật trên thực tế.
Những rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai vừa kể trên do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm cả những nguyên nhân khách quan nhƣ do hệ thống các quy phạm pháp luật về đất đai của nƣớc ta còn nhiều điểm bất cập, gây khó khăn cho việc thực hiện trong thực tiễn; Nƣớc ta đang trong giai đoạn xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa nên có nhiều biến độ về kinh tế khó lƣờng trƣớc tạo ra những rủi ro cho quản lý, sử dụng đất đai… Ngoài ra, rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai còn do nguyên nhân chủ quan là do trình độ cán bộ của quản lý đất đƣa chƣa đáp ứng yêu cầu, ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời dân trong việc sử dụng đất đai chƣa cao… Tình trạng này cần đƣợc giải quyết bằng đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau.