đánh giá nhƣ sau:
S1 - An toàn trong quản lý, sử dụng đất đai: Đánh giá thông qua các hoạt động: Lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khoa học; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của ngƣời dân; quản lý đất công, đất chƣa sử dụng; sử dụng, đầu tƣ khai thác lợi ích từ đất .
S2 - Ổn định trong quản lý, sử dụng đất đai: đánh giá thông qua việc vai trò tác động ổn định đến kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân.
S3 - Phát triển bền vững: đánh giá thông qua các biện pháp, công cụ bảo vệ và phát triển các giá trị đất đai (chiến lƣợc, thể chế, chính sách, quy hoạch, tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trƣờng…)
C1 - Chi phí quản trị rủi ro: chi phí cho công tác quản lý đất đai
C2- Chi phí mất do khủng hoảng: chi phí mất do quản lý, sử dụng đất đai không khoa học, hợp lý; Chi phí để giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khởi kiện, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai.
C3 - Chi phí khắc phục khủng hoảng: đánh giá thông qua tiêu chí chi phí phải bỏ ra để giải quyết những xung đột lớn, kéo dài, đông đảo ngƣời tham gia khi những lợi ích về đất đai không hài hòa giữa các chủ thể.
Theo phƣơng trình này ta có thể thấy rõ quản trị rủi ro trong công tác quản lý, sử dụng đất đai là hoàn toàn có thể tính toán đƣợc.
Các tiêu chí chấm theo thang điểm 4. Trong đó: S1, S2, S3 đƣợc đánh giá theo hƣớng càng tốt điểm số càng cao; C1, C2, C3 đƣợc đánh giá theo hƣớng càng tốt điểm số càng thấp.
1.5. Những yếu tố tác động tới hiệu quả quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai dụng đất đai
Điều kiện tự nhiên bao gồm thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý, đặc biệt là yếu tố thổ nhƣỡng… là những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp, đầu tiên tới quản trị rủi rõ trong quản lý, sử dụng đất đai. Bởi vì, những yếu tố này quyết định mục đích sử dụng đất sao cho phù hợp, đặc biệt đất trong lĩnh vực nông – lâm – ngƣ nghiệp. Đồng thời, các yếu tố này nếu không đƣợc tính toán hợp lý sẽ tạo ra rủi ro rất lớn cho quản lý, sử dụng đất đai. Ví dụ: Nếu khu vực đó, thổ nhƣỡng không phù hợp để trồng cây nông nghiệp mà vẫn tiến hành quy hoạch và sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp thì hậu quả là đất đai không mang lại hiệu quả kinh tế và gây thiệt hại về kinh tế cho xã hội.
Thứ hai, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc
Việc quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, pháp luật của nhà nƣớc. Chính sách, pháp luật của nhà nƣớc nếu phù hợp sẽ là động lực rất lớn để sử dụng đất đai hiệu quả. Ngƣợc lại, nếu hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nƣớc không phù hợp với thực tiễn sẽ kìm hãm sự việc sử dụng hiệu quả đất đai. Ví dụ: Trƣớc đây, chƣa có chính sách “dồn điền, đổi thửa”, trên phạm vi cả nƣớc, chúng ta bị lãng phí một diện tích đất nông nghiệp rất lớn cho việc đắp bờ giữa các thửa ruộng, đồng thời việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp rất khó khăn. Những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý, sử dụng đất đai chủ yếu hiện nay gồm: *Nhóm văn bản quy phạm pháp luật chung:
- Văn bản hợp nhất Luật Đất đai số 21/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 của Văn phòng Quốc hội;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Thông tƣ số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ;
- Thông tƣ số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai;
- Thông tƣ số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về hồ sơ địa chính;
- Thông tƣ số 2/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tƣ số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 quy định việc điêu tra, đánh giá đất đai.
*Nhóm văn bản đặc thù của thành phố Hà Nội, quận Ba Đình: - Luật Thủ đô năm 2012;
- Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. - Quyết định số 68/2000/QĐ-UB ngày 14/7/2000 phê duyệt quy hoạch quận Ba Đình.
- Quyết định số 695/QĐ-UBND ngày 01/02/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 4663/QĐ-UBND ngày 6/8/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đề cƣơng nhiệm vụ dự án lập quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Thứ ba, yếu tố khoa học - công nghệ
Việc ứng dụng khoa học – công nghệ trong quản trị rủi ro quản lý, sử dụng đất đai mang lại hiệu quả rất lớn. Điều đó thể hiện dƣới các khía cạnh sau đây:
- Nhờ có khoa học – công nghệ việc lập quy hoạch sử dụng đất đai sẽ chính xác, phù hợp với các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội.
- Nhờ có khoa học - công nghệ những dữ liệu về đất đai đƣợc quản lý bài bản, dễ dàng tra cứu thông tin khi có nhu cầu.
- Nhờ có khoa học - công nghệ những vi phạm trong lĩnh vực đất đai đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời.
- Nhờ có khoa học – công nghệ, các thủ tục hành chính liên quan tới đất đai sẽ bớt rƣờm rà, hạn chế đƣợc các hiện tƣợng tiêu cực.
Thứ tư, sự phát triển kinh tế
Yếu tố kinh tế cũng tác động mạnh mẽ tới hoạt động quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai. Cụ thể:
- Kinh tế phát triển, các hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đồng bộ là điều kiện quan trọng để giảm thiểu rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai.
- Kinh tế phát triển chúng ta có một nguồn tài chính chi trả cho công tác quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai.
Ngoài ra, thông thƣờng, khi trình độ kinh tế phát triển thì trình độ hiểu biết, nhận thức của các chủ thể liên quan tới quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai thƣờng cao và đây là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác này.
Thứ năm, yếu tố tâm lý xã hội
Yếu tố tâm lý xã hội ở đây đƣợc hiểu là quan điểm của cơ quan nhà nƣớc, của ngƣời sử dụng đất, của các chủ thể khác trong xã hội về quản lý, sử dụng đất đai. Sự đồng thuận, ủng hộ của của cộng đồng dân cƣ đối với các chính sách, quy định pháp luật về đất đai là cơ sở quan trọng giúp giảm thiểu rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai. Vì thế, muốn giảm thiểu rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai cũng phải quan tâm tới quyền lợi của các chủ thể này, đảm bảo hài hòa lợi ích của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Hoặc thói quen sử dụng đất của dân cƣ cũng là yếu tố phải tính toán rất ký trong quản trị rủi ro quản lý, sử dụng đất đai. Ví dụ: Nhiều ngƣời Việt Nam có thói quen thích tích lũy đất đai, điều đó dẫn đến hệ lụy, nhiều diện tích đất đai không đƣợc đƣa vào sử dụng và nhiều ngƣời có nhu cầu thực không đƣợc tiếp cận với đất đai.
Bên cạnh những yếu tố kể trên, nguồn nhân lực cũng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai. Điều đó thể hiện dƣới các khía cạnh chủ yếu sau đây:
- Chất lƣợng của hoạt động quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai phụ thuộc rất nhiều vào trình độ hiểu biết về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của các chủ thể tham gia quản trị.
- Hoạt động quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai còn bị tác động bởi sự thiện chí, hợp tác của các chủ thể tham gia quản trị rủi ro.
Bởi vậy, việc nâng cao trình độ hiểu biết, đặc biệt là sự hiểu biết pháp luật, pháp luật đất đai là yếu tố rất quan trọng cho quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong Chƣơng 1 của luận văn, tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai.
1. Quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai đƣợc hiểu là những hậu
quả bất lợi bất ngờ xảy ra trong quá trình các chủ thế có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm quản lý, sử dụng đất đai. Rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai gồm: Rủi
ro từ hoạt động quản lý đất đai và rủi ro từ hoạt động sử dụng đất đai.
2. Quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai là hoạt động quản lý, điều
hành nhằm phòng ngừa, khắc phục những bất lợi bất ngờ xảy ra trong quá trình các chủ thế có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm quản lý, sử dụng đất đai. Chủ thể
tham gia quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai gồm có nhà nƣớc và ngƣời sử dụng đất. Trong đó, nhà nƣớc với tƣ cách là chủ thể quản lý đất đai có vai trò rất lớn trong hoạt động này.
3. Phải quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai vì: Rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai là tất yếu, khách quan; Việc quản trị rủi ro giúp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro; Quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm đảm bảo
trật tự an toàn và công bằng trong xã hội; Quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai giúp con ngƣời khai thác tối đa giá trị của đất đai;
4. Quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai đƣợc thực hiện trên hai phƣơng thức là phòng ngừa và khắc phục. Trong đó phƣơng thức phòng ngừa đƣợc ƣu tiên hơn.
5. Chƣơng 1 của luận văn, tác giả cũng đã xây dựng đƣợc phƣơng trình quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai. Đây là căn cứ để tác giả đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn quận Ba Đình tại Chƣơng 2 của luận văn.
6. Nội dung quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai gồm có: quản trị rủi ro trong quản lý đất đai và quản trị rủi ro trong sử dụng đất đai. Trong đó, quản trị rủi ro trong quản lý đất đai có nội dụng rộng hơn và đƣợc chú trọng hơn.
7. Những yếu tố ảnh hƣởng tới quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai gồm có: Điều kiện tự nhiên; Chính sách, pháp luật của nhà nƣớc; Yếu tố khoa học - công nghệ; Sự phát triển kinh tế; Yếu tố tâm lý xã hội; Nguồn nhân lực. Việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai phải tính toán tới các yếu tố này.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH