Thứ nhất, 80% các DN đều gặp vấn đề về đường truyền khi đăng nhập vào những trang TTĐT của ngành thuế. Chính vì vậy, TCT cần thực hiện việc xúc tiến nâng cao HT đường truyền lên trình độ hiện đại hơn để quá trình truy cập trở nên nhanh gọn và thuận lợi, giảm thiểu các trường hợp bị nghẽn mạng dẫn đến tình trạng không nộp được TK thuế của các DN.
Thứ hai, bên cạnh đó, các DN mong muốn hoặc có nhân viên phụ trách để trả lời điện thoại cho DN khi họ gặp vấn đề dẫn đến việc không thể kê khai và nộp TK hoặc trên các phần mềm và cửa sổ của ngành Thuế. TCT cần nêu ra trước và có mô phỏng các tình huống cụ thể để nếu các DN gặp những vấn đề khó xử lý được trong việc nộp TĐT qua mạng thì họ có thể tham khảo để khắc phục hậu quả.
Ví dụ, Trong tiến trình mở rộng khai thác các dịch vụ TĐT cùng với những nỗ lực tuân thủ của DN thì cũng cần thiết phải có sự hỗ trợ nhất định từ phía ngành thuế, các nhà cung cấp dịch vụ. Theo những kết quả mới nhất trong cuộc điều tra của “Báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ TĐT” được thực hiện năm 2014 do Công ty Trách nhiệm hữu hạng Thương mại và Dịch vụ Lam Phương đã làm thì: Có 478 DN ứng với tỷ lệ 47,8% mong muốn được hỗ trợ về dịch vụ thuế qua mạng, có 372 DN ứng với tỷ lệ 37,2% muốn được hỗ trợ về các phần mềm sử dụng với mục đích quản lý. Có 307 DN với tỷ lệ 30,7% muốn được hỗ trợ về các phần mềm cơ bản, có 298 DN ứng với tỷ lệ 29,8% muốn được hỗ trợ về HT mạng kết nối Internet .
Thứ ba, Các CQT cần xây dựng thêm nhiều hơn các bộ phận riêng chỉ tiếp nhận những vướng mắc chưa được giải đáp từ phía các DN và hỗ trợ cho các DN về những khó hay gặp phải khi thực hiện công tác triển khai thuế theo phương thức điện tử. Hơn thế nữa, cần xây dựng chuyên mục đóng góp ý kiến hoặc những buổi tọa đàm trao đổi để tổng hợp những ý kiến đóng góp của từng loại hình DN. Có được như vậy thì ngành thuế mới có thể đánh giá lại chất lượng dịch vụ mà đã cung cấp cho các DN sử dụng, hạn chế những bất cập, tạo ra một môi trường dễ dàng thực hiện hơn trong trách nhiệm đóng thuế đối với NN.
Thứ tư, nâng cao liên tục chất lượng nguồn nhân lực. TĐT có phát huy được tính hiệu quả của nó hay không phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực trong ngành Thuế. Khi nhân lực có trình độ chuyên môn tốt, nghiệp vụ được đào tạo chuyên sâu và bài bản tự khắc các DN sẽ có ý thức hơn trong việc tự động tham gia triển khai thuế theo phương thức điện tử. Còn khi nguồn nhân lực bị hạn chế về số lượng, về chuyên môn và trình độ thì rõ ràng các DN không thể bảo đảm tham gia các dịch vụ được.
Thứ năm, cần có những chỉ đạo chi tiết và chính sách chặt chẽ để theo sát nắm bắt được nguồn thông tin, bảo đảm an toàn cho nguồn dữ liệu , hạn chế lớn nhất có thể việc bị các đối tượng xấu lấy cắp thông tin.
Thứ sáu, cần tăng cường thực hiện những buổi kiểm tra đột xuất đánh giá chất lượng dịch vụ thuế tại các cấp cục và chi cục để từ đó xem xét lại những phần các cơ quan thuế còn chưa đáp ứng được, những bất cập trong quy trình nhận hồ sơ, xử lý nghiệp vụ và dịch vụ tư vấn cho NNT để làm sao từng bước một hướng đến một dịch vụ thuế tốt nhất cho NNT.
Thứ bảy, Tích cực mở thêm các lớp dạy học, dạy nghề về kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ cho những nguồn nhân lực của ngành thuế ở các cấp trong ngành thuế.
KẾT LUẬN
Trách nhiệm đóng thuế cho NN là một trách nhiệm bắt buộc và cần thiết của một DN. Không chỉ thể hiện vai trò đóng góp cho nền kinh tế của đất nước mà giúp NN quản lý các DN trên toàn lãnh thổ. Sự phát triển mạnh mẽ của công tác triển khai thuế theo phương thức điện tử đã dẫn đến sự thay đổi cục diện trong công tác thực hiện trách nhiệm thuế của CTCP Bền đối với NN. Qua đề tài nghiên cứu trên về công tác triển khai thuế theo phương thức điện tử tại CTCP Bền, có thể thấy:
Thứ nhất, dựa trên những thực trạng được nêu ra trong bài Công ty có thể xem xét lại những điểm công ty chưa làm được như những hạn chế trong các quá trình nộp thuế theo PTĐT để có thể cải thiện về nhân sự, về CSHT, về HĐĐT...
Thứ hai, hơn thế nữa, khóa luận trên còn là một nguồn dữ kiện được sử dụng với mục đích tham khảo cho các DN khác và góp phần xây dựng ý kiến đóng góp cho TCT về tình trạng và những thắc mắc, những yếu tố gây cản trở khi công ty sử dụng các dịch vụ TĐT của TCT.
Với mục tiêu trong 5 những năm tới là thực hiện công tác triển khai thuế theo phương thức điện tử hoàn thiện hơn nữa, CTCP Bền cần nêu ra những biện pháp cải thiện rõ ràng chi tiết và có tính thiết thực để giúp công ty tối thiểu nhất về các khoản chi phí có liên quan đến công tác này, về thời gian mà chất lượng các công việc vẫn được bảo đảm tốt. Đó vừa là những khó khăn cũng vừa là những cơ hội để đẩy mạnh sự mạnh mẽ trong tốc độ phát triển ở tương lai gần và trong những năm tiếp theo.
PHỤ LỤC 01
ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VÀ UỶ QUYỀN TRÍCH TIỀN TÀI KHOẢN ĐỂ NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ
Kính gửi: NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Sau đây gọi là “ACB”)
Tên khách hàng: ...
Mã số thuế (MST):...
Số đăng ký kinh doanh: ...
Địa chỉ:...
Email: <điền chính xác email còn hoạt động của quý khách>...
Điện thoại: ...
Đại diện bởi:...Chức vụ: ...
Giấy uỷ quyền số: <chỉ điền nếu người đứng tên trên giấy này (tại mục ‘Đại diện bởi”) được uỷ quyền bởi người đại diện theo pháp luật>...
Ngày: ...
Thông tin tài khoản đăng ký và uỷ quyền trích tiền để nộp thuế điện tử (NTĐT): Số tài khoản :... Sau khi đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các yêu cầu để sử dụng dịch vụ NTĐT kể cả các rủi ro có thể có, bằng việc ký vào bản đăng ký này, chúng tôi xác nhận và cam kết:
- Những thông tin nêu trên là đầy đủ, trung thực, chính xác.
- Các Giấy nộp tiền điện tử vào ngân sách nhà nước theo mẫu quy định của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Giấy nộp tiền) được chúng tôi lập và gửi đến ACB qua cổng thông tin của Tổng cục Thuế và được Tổng cục Thuế gửi sang ACB với mã số thuế của chúng tôi (thể hiện ở trường MST người nộp hoặc MST người nộp thay) có giá trị pháp lý như các lệnh chuyển tiền chúng tôi gửi trực tiếp cho ACB.
- Việc phê duyệt các Giấy nộp tiền được lập và gửi đến ACB qua cổng thông tin của Tổng cục Thuế hoàn toàn phù hợp với thẩm quyền phê duyệt trong nội bộ Doanh nghiệp chúng tôi và chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về thẩm quyền của người phê duyệt.
- Ủy quyền vô điều kiện và không huỷ ngang cho ACB thực hiện trích tiền các tài khoản liệt kê trên đây để thanh toán cho các Giấy nộp tiền của chúng tôi được lập và gửi đến ACB qua cổng thông tin của Tổng cục Thuế và thu phí dịch vụ nộp thuế điện tử (nếu có) theo biểu phí hiện hành của ACB. ACB được miễn trách hoàn toàn khi thực hiện đúng theo các nội dung hiển thị trên Giấy nộp tiền nhận được từ Tổng cục thuế.
- Việc chúng tôi thông báo hủy bỏ ủy quyền chỉ có giá trị khi chúng tôi đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử với Tổng cục thuế và ACB nhận được thông báo từ Tổng cục thuế về việc ngừng sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử của chúng tôi.
- Việc ủy quyền trên có hiệu lực kể từ ngày Bản đăng ký này được ACB chấp thuận cho đến khi: ACB nhận được thông tin chúng tôi đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử từ Tổng cục thuế; các tài khoản trên của chúng tôi bị đóng; ACB có thông báo đơn phương chấm dứt dịch vụ nộp thuế điện tử và/hoặc chấm dứt việc nhận ủy quyền; chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp khác theo quy định pháp luật ngoại trừ trường hợp ACB nhận được văn bản thông báo của chúng tôi về việc hủy bỏ việc ủy quyền.
- ACB chỉ thực hiện trích tiền các tài khoản nêu trên của chúng tôi khi đã nhận thông tin Giấy nộp tiền từ Tổng cục thuế. Khi đó, ngày nộp thuế điện tử là ngày chúng tôi trích tiền từ tài khoản của mình và ACB đã chấp nhận thanh toán; đồng thời được ACB xác nhận bằng chữ ký số trên chứng từ nộp thuế điện tử. Trong trường hợp, Tổng cục thuế có quy định khác về cách xác định ngày nộp thuế thì áp dụng theo uy định đó.
- ACB được miễn trách trong mọi trường hợp chậm trễ việc trích tiền từ các ài khoản nêu trên của chúng tôi do ACB không nhận được thông tin Giấy nộp tiền.
- Tự chịu trách nhiệm về việc nộp thuế chậm trễ, quá hạn do việc không duy trì đủ số dư khả dụng để thanh toán hoặc tài khoản bị phong tỏa hoặc khai báo sai thông tin nộp thuế.
- Có trách nhiệm phối hợp với ACB thực hiện tra soát các giao dịch NTĐT theo đề nghị của ACB, Kho bạc nhà nước hoặc Cơ uan thuế và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thông tin cung cấp.
- Thông báo kịp thời cho ACB và Cơ quan thuế để xử lý các vấn đề liên quan trong các trường hợp dưới đây:
• Nghi ngờ hoặc phát hiện việc truy cập dịch vụ NTĐT trái phép;
• Nghi ngờ mật khẩu NTĐT bị lộ;
• Thiết bị bảo mật bị thất lạc hoặc bị mất;
Chúng tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về độ chính xác của thông tin khai báo và chịu trách nhiệm bảo mật thông tin tài khoản đăng nhập dịch vụ NTĐT trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. ACB hoàn toàn miễn trách, kể cả trường hợp sau đó khách hàng phát hiện ra giao dịch NTĐT có sự giả mạo, mạo danh hay được thực hiện bởi người không có thẩm quyền.
..., ngày...tháng...năm... Đại diện khách hàng
(Ký, họ tên, chức vụ, đóng dấu nếu là KHDN)
Ghi chú:
- Phiếu đăng ký được lập thành 02 bản, khách hàng giữ 01 bản, ACB giữ 01 bản
PHẦN DÀNH CHO ACB
Sau khi kiểm tra đăng ký sử dụng dịch vụ Nộp thuế điện tử của khách hàng, ACB...chấp nhận đăng ký của khách hàng vào...giờ... ngày.../.../...
PHỤ LỤC 02
Luật Giao dịch điện tử: Ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2006. Nội dung của Luật bao gồm những quy định chi tiết về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước ở các lĩnh vực kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác được pháp luật quy định cụ thể. về cơ bản Luật quy định chi tiết các yếu tố liên quan đến giao dịch điện tử như: Chữ ký điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và trách nhiệm của các bên liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử.
“Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2020) và Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11. Trong đó quy định giao dịch điện tử là một trong những hình thức nộp hồ sơ khai báo thuế. Cụ thể tại Khoản 3 Điều 25 Luật Quản lý thuế số 78 có ghi nhận về trách nhiệm của cơ uan thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế như sau: “Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ đăng ký thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.”
PHỤ LỤC 03
Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ban hành ngày 08/04/2020 bởi chính phủ quy định về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.. Trong nghị định có quy định cụ thể và chi tiết về Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Quyền, nghĩa vụ và các hành vi không được làm của tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Trách nhiệm và hành vi không được làm của cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; quy trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; kiểm soát việc cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, địa phương.
PHỤ LỤC 04
Thông tư số 19/2021/TT-BTC ban hành ngày 18/03/2020 Thông tư Hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Thông tư này hướng dẫn về giao dịch trong lĩnh vực thuế giữa người nộp thuế với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử trong đó có: giao dịch điện tử trong đăng ký thuế, giao dịch điện tử trong kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế; giao dịch điện tử trong xử lý vi phạm hành chính; giao dịch điện tử trong cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế bằng phương thức điện tử; kết nối trao đổi thông tin, dữ liệu giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế bằng phương thức điện tử ; giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-van.
PHỤ LỤC 05 Minh chứng số liệu:
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Ben năm 2018,
2019, 2020.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Lê Thị Diệu Huyền, Giáo trình Thuế, Học viện Ngân Hàng , Nhà xuất bản Dân Trí, Hà Nội, 2019.
2. Nguyễn Văn Hảo , “Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ thuế điện tử tại Việt Nam” ,Khoá luận tốt nghiệp, Khóa luận tốt nghiệp, 2019.
3. Kinh nghiệm triển khai thuế điện tử tại một số quốc gia và bài học cho
Việt Nam, Tạp chí Công Thương, Nguyễn Thị Lệ Thúy và Mạc Thị Hải Yến,
28/11/2017.
4. Doing Business (2013), Implementing electronic tax filing and payments 5. in Malaysia, http://www.doingbusiness.org
6. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.21, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
7. Lê-Nin toàn tập, tập 15, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, năm 2005.
8. Makkollhell & Bruy, ‘Economics”, 1993. 9. Gaston Jeze, “Finances Publiques”, 1934.
10. Joseph E. Stiglitz - Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1995, tr 456.
11. Trang web: https://ben.com.vn
12. Tạp chí Tài chính: https://tapchitaichinh.vn
13. Tổng cục Hải quan: https://www.customs.gov.vn
14. Tổng cục Thuế: http://www.gdt. gov.vn 15. Tổng cục Tống kê: https://www.gso.gov.vn
N i dung yên cân chinhộ sò CU H i dângộ
N i duns dà clũnh Swaộ
c a sinh viênủ (ghi rò v tri C Gbi chúị hĩnh 5 a:ữ dóng, IHUC- trang}
Yeu câu chình sita tên khóa
lu n cho rũ h n (SV liên ậ σ
hệ
gói GY7HD de XUI ki n).ỷ ế H I đong g i Ộ ợ ý s a: Hoànủ thi n công tác tri nệ ể khaĩ/th c hi n thuê theoụ ệ phucmg thúc đi n tù t iệ ạ CTCP Ben —> rá soát tén m c. nòi dung đê đám bãoụ sám sát vói tên đ tài dãể