Hiện trạng các xã biên giới huyện Hạ Lang theo tiêu chí Nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu nhu cầu xây dựng nông thôn mới tại các xã biên giới trên địa bàn huyện hạ lang tỉnh cao bằng, giai đoạn 2020 2025​ (Trang 53 - 59)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Hiện trạng các xã biên giới huyện Hạ Lang theo tiêu chí Nông thôn mới

Trên bình quân chung cả tỉnh, kết quả xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới của tỉnh Cao Bằng năm 2019 mới chỉ đạt 8,47%, còn thấp hơn so với mặt bằng

46

chung vùng Trung du Miền núi phía Bắc (đạt 28,60%), trong khi đó Hạ Lang là huyện chưa có xã nào đạt chuẩn NTM, chất lượng đạt chuẩn và duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí còn nhiều hạn chế và chưa được thực sự bền vững; một số địa phương chủ yếu chú trọng thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng mà chưa quan tâm đúng mức đến các nội dung khác; sự gắn kết giữa xây dựng NTM và cơ cấu lại ngành nông nghiệp chưa chặt chẽ; kết quả thực hiện các tiêu chí NTM về thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất đạt kết quả chưa cao; chất lượng và năng lực hoạt động của các HTX nông nghiệp còn yếu; môi trường nông thôn đã được quan tâm nhưng các giải pháp về công tác bảo vệ, cải thiện môi trường còn nhiều hạn chế, chưa thiết thực, chưa đạt hiệu quả; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản đã có tiến bộ nhưng chuyển biến chưa thực sự rõ nét; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chưa xứng với tiềm năng của tỉnh. Vì vậy, có thể nói rằng Hạ Lang được đánh giá là vùng trũng thấp nhất về xây dựng NTM so với các địa phương khác trên cả nước.

Triển khai thực hiện Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã ĐBKK khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020, toàn tỉnh Cao Bằng có 448 xóm của 36 xã thuộc 8 huyện; trong đó huyện Hạ Lang có 74 thôn bản của 8 xã biên giới được phê duyệt theo Đề án 1385 này. Kết quả rà soát, bình quân toàn huyện đạt 9 tiêu chí/xã, có 3 xã đạt từ 10-12 tiêu chí, có 10 xã đạt từ 6-9 tiêu chí, không có xã nào đạt dưới 5 tiêu chí. Cụ thể một số tiêu chí khó thực hiện như sau:

- Về Quy hoạch: Đồ án quy hoạch tại một số xã chưa đạt chất lượng cao; việc quản lý quy hoạch nhất là công tác cắm mốc chỉ giới các công trình cơ sở hạ tầng và phân khu chức năng chưa bảo đảm theo quy định. Kết quả hiện nay có 13/13 xã đạt tiêu chí về quy hoạch và kế hoạch

- Tiêu chí số 2 về Giao thông: Do thời tiết, các tuyến đường vùng sâu, vùng xa, vùng cao khó khăn trong công tác thi công; do địa hình phức tạp, chia cắt, dân cư sống không tập trung, kinh phí làm đường lớn, sức huy động trong dân khó khăn, một số tuyến đường mới được đầu tư nhưng lại bị hư hỏng do bị ảnh hưởng bởi lũ

47

quét, sạt lở,... và ảnh hưởng đến tuổi thọ của các công trình giao thông. Công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường sau đầu tư còn chưa chủ động, còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nguồn ngân sách. Kết quả đến tháng 2/2020 có 4/8 xã biên giới (chiếm tỷ lệ 30,77% toàn huyện) đạt tiêu chí về Giao thông nông thôn. Hầu như các thôn bản của xã biên giới đều chưa có đường nội đồng phục vụ sản xuất.

- Tiêu chí số 3 Thủy lợi: Hiện mới có 5/8 xã biên giới đạt tiêu chí thủy lợi, chiếm tỷ lệ 38,46% so với toàn huyện. Vẫn còn tình trạng thiếu nước sản xuất cũng như thiếu nước sinh hoạt nhất là mùa khô như 2 xóm Nà Quản và Nà Vị của xã Minh Long.

- Tiêu chí số 5 về Trường học: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở nhiều trường học vùng cao còn thiếu phòng học, phòng chức năng, các hạng mục phụ trợ, trang thiết bị dạy học,... việc mở rộng diện tích đất cho các trường, điểm trường vùng cao gặp nhiều khó khăn do địa hình đồi núi dốc, thiếu quỹ đất xây dựng trường học. Hiện nay mới có 01 xã đạt tiêu chí trường học đó là xã Lý Quốc, đạt 7,7% toàn huyện.

- Tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa: Một số địa phương gặp khó khăn trong công tác quy hoạch, vị trí chưa phù hợp, xa dân, thiếu quỹ đất không có mặt bằng xây nhà văn hóa, sân thể thao. Ở một số địa phương chưa có nhà văn hóa thôn hoặc nhà văn hóa thôn đã xuống cấp, cần sửa chữa và nâng cấp. Kết quả hiện nay chưa có xã nào đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa.

- Tiêu chí số 9 Nhà ở: Hiện chưa có xã nào đạt tiêu chí Nhà ở. Vẫn còn tình trạng nhà ở tạm bợ trong các hộ dân tộc thiểu số biên giới, vùng cao. Một số địa phương đã thực hiện chính sách hỗ trợ di dân, ổn định dân cư các xã biên giới Việt Trung theo Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng số tiền hỗ trợ quá ít, thiếu đồng bộ, chỉ làm được nhà, thiếu bếp nấu, thiếu các công trình chăn nuôi,.. nên nhiều hộ gia đình quay trở lại nơi ở cũ. Trong khi đó, phía bên kia biên giới, Trung Quốc đầu tư xây dựng các khu định cư tập trung, đồng bộ với các công trình hỗ trợ dân sinh khác, nên bộ mặt nông thôn hoàn toàn khác hẳn so với với nước ta.

48

- Tiêu chí số 13 Tổ chức sản xuất: Phát triển sản xuất trên địa bàn các xã biên giới vẫn còn nhiều khó khăn bất cập như: Diện tích đất canh tác phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, gây khó khăn trong tích tụ ruộng đất để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, đặc biệt thiếu quỹ đất sản xuất ở một số địa phương. Số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế,... Đây là nguyên nhân dẫn đến thu nhập và kinh tế thấp.

- Tiêu chí số 10 Thu nhập, 11 Giảm nghèo: Một bộ phận người dân còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, nguy cơ tái nghèo là rất lớn nếu người dân không có tinh thần vượt khó, nỗ lực trong phát triển kinh tế, phấn đấu thoát nghèo. Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của huyện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP vẫn còn chiếm tới 37,3%. Kết quả hiện nay mới có 2 xã đạt tiêu chí thu nhập là xã Lý Quốc và xã Thị Hoa, thu nhập thấp là một yếu kém đang tồn tại đang làm đau đầu các nhà quản lý và phát triển. Chưa có xã nào đạt tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo.

- Tiêu chí số 17 Vệ sinh môi trường nông thôn: Một mặt do nhận thức, thói quen, phong tục tập quán (như nhốt trâu, bò, gia súc, gia cầm dưới gầm sàn nhà ở), điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn và sự tự giác tham gia bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư còn hạn chế, là một trong những nguyên nhân chính khiến việc triển khai tiêu chí môi trường gặp nhiều khó khăn. Chất thải khu vực nông thôn chủ yếu do các hộ gia đình tự xử lý bằng các phương pháp thủ công như đốt, chôn lấp, đổ ra các khu đất trống, chưa có đơn vị tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải khu vực nông thôn. Mặt khác do huy động nguồn lực cho thực hiện tiêu chí còn gặp nhiều khó khăn, vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác) còn thấp so với nhu cầu. Tính đặc thù của các công trình nước sạch nông thôn miền núi là nhỏ lẻ, phân tán, việc thu phí để duy trì công trình chưa được quan tâm đúng mức, việc quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn, công trình nhanh xuống cấp. Kết quả hiện nay chưa có xã nào đạt tiêu chí môi trường và cảnh quan nông thôn.

- Tiêu chí Thông tin và truyền thông: Hiện nay mới có xã Lý Quốc đạt tiêu chí này, chiếm tỷ lệ 12,5% tổng số xã biên giới đã khảo sát. Tình trạng thiếu am

49

hiểu luật pháp, thiếu hiểu biết chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong cộng đồng dân cư biên giới vẫn còn nhiều.

- Tiêu chí số 18 Hệ thống chính trị và An ninh trật tự: Hiện nay có 12/13 xã đạt tiêu chí về Hệ thống chính trị, 92,31% số thôn đạt tiêu chí An ninh trật tự vùng biên giới. Thực tế vẫn đang còn hiện tượng buôn bán phụ nữ qua biên giới, bóc lột sức lao động trẻ em, xuất khẩu lao động bất hợp pháp, buôn lậu hàng hóa,…

Tóm lại, trong mặt bằng thấp về xây dựng NTM của tỉnh Cao Bằng, các xóm ĐBKK thuộc các xã biên giới huyện Hạ Lang lại càng có kết quả xây dựng NTM thấp hơn rất nhiều, được đánh giá là vùng thấp trũng nhất trong bối cảnh trũng thấp chung của cả tỉnh Cao Bằng so với cả nước, lại có vị trí tiếp giáp với Trung Quốc, là nước có điều kiện cơ sở hạ tầng và kinh tế phát triển tốt hơn rất nhiều so với nước ta. Vì vậy, đề án hỗ trợ xây dựng NTM cấp thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã biên giới tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020-2025 có ý nghĩa rất lớn nhằm tạo bước chuyển biến đột phá cả về cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phát triển cộng đồng, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân cư biên giới, góp phần giữ vững an ninh chính trị, củng cố quốc phòng và biên giới quốc gia, xây dựng tuyến biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững, là mô hình để nhân rộng ở các tỉnh có biên giới.

50

Bảng 4.3: Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM huyện Hạ Lang tính đến tháng 02/2020 TT Huyện, xã Đã phê duyệt QH Đã phê duyệt ĐA Số tiêu chí đạt Quy

hoạch thông Giao Thủy lợi Điện học Tr. CS VC VH CS HT TM nông thôn TT và truyền thông Nhà nhập Thu nghèo Hộ việc làm TC SX Giáo dục ĐT Y tế Văn hóa Môi trường & ATTP Hệ thống tổ chức và tiếp cận PL QP AN A B C D E 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Hạ Lang 13 13 13 4 7 13 1 0 12 1 0 2 0 13 1 10 11 5 0 12 13 1 Minh Long x x 9 x x x x x x x x x 2 Đồng Loan x x 9 x x x x x x x x x 3 Cô Ngân x x 11 x x x x x x x x x x x 4 Thái Đức x x 9 x x x x x x x x x 5 Quang Long x x 7 x x x x x x x 6 Lý Quốc x x 12 x x x x x x x x x x x x 7 Đức Quang x x 8 x x x x x x x x 8 Vinh Quý x x 9 x x x x x x x x x 9 Việt Chu x x 9 x x x x x x x x x 10 Thắng Lợi x x 7 x x x x x x x 11 Kim Loan x x 8 x x x x x x x x 12 An Lạc x x 8 x x x x x x x x 13 Thị Hoa x x 12 x x x x x x x x x x x x

(Nguồn: Văn phòng điều phối NTM huyện Hạ Lang năm 2020)

Ta có thể thấy huyện Hạ Lang có 13 xã, tính đến thời điểm báo cáo thì chưa có xã nào đạt 19 tiêu chí; bình quân các xã đạt 9 tiêu chí/xã. Số xã đã phê duyệt quy hoạch: 13 xã; số xã đã phê duyệt đề án: 13 xã; số xã đạt 10-14 tiêu chí: 4 xã; số xã đạt 5-9 tiêu chí: 9

51

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu nhu cầu xây dựng nông thôn mới tại các xã biên giới trên địa bàn huyện hạ lang tỉnh cao bằng, giai đoạn 2020 2025​ (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)