Khi các electron của nguyên tử trong phân tử bị kích thích để chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích có năng lượng cao. Trạng thái này không bền, nó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn (khoảng 10-8 giây) và có xu hướng trở về trạng thái ban đầu và đồng thời giải toả ra một phần năng lượng đã hấp thụ. Năng lượng phát ra dưới dạng ánh sáng nên được gọi là hiện tượng phát quang [6].
Phân tích huỳnh quang dựa trên cơ sở chuyển cấu tử cần xác định thành một hợp chất (thường là phức chất), sau đó chuyển hợp chất thu được sang trạng thái kích thích bằng một dòng ánh sáng có bước sóng xác định. Khi đó, một phần ánh sáng hấp thụ được biến thành dạng nhiệt, còn một phần biến thành ánh sáng huỳnh quang.
Các dữ liệu phổ huỳnh quang phức chất của Sm(III) với phối tử axit axetylsalixylic dưới kích thích tử ngoại ở 405 nm, phức chất samari axetylsalixylat phát xạ huỳnh quang rất mạnh ở vùng 450 ÷ 750 nm với năm dải phát xạ rực rỡ ở 486 nm, 561 nm, 598 nm, 645 nm và 702 nm. Các dải phát xạ này tương ứng với sự xuất hiện ánh sáng vùng lam chàm (486 nm), vùng lục
(561 nm), vùng cam (598 nm) và vùng đỏ (702 nm). Các dải phát xạ này được quy gán tương ứng cho sự chuyển dời 4G5/2 – 6H3/2 (485 nm), 4G5/2 – 6H5/2
(561 nm), 4G5/2 – 6H7/2 (598 nm), 4G5/2 – 6H9/2 (645 nm), 4G5/2 – 6H11/2 (702 nm) của ion Sm3+ [25]. Trong số năm dải phát xạ thì cực đại phát xạ ánh sáng màu cam ở 598 nm và màu đỏ ở 645 nm có cường độ mạnh nhất.
[6]Theo các tác giả, kết quả phổ phát xạ huỳnh quang của các phức chất hỗn hợp phối tử Ln(AcSa)3(DipyO2) (Ln: Tb, Dy, Tm, Yb) cho thấy: cả bốn phức chất đều có khả năng phát quang tốt ở vùng khả kiến (đặc biệt các phức chất đều có dải phát xạ trong vùng xanh chàm) khi được kích thích bởi năng lượng thích hợp: 355 nm đối với Tb3+, 420 nm đối với Dy3+, 430 nm đối với Tm3+ và Yb3+
Từ lâu sự phát quang hóa học đã được biết đến, song những nghiên cứu về khả năng phát quang của phức chất đất hiếm chưa nhiều và đặc biệt có rất ít tài liệu công bố về sự phát quang của các phức chất hỗn hợp phối tử axetylsalixylat và 1,10-phenantrolin của các NTĐH
Chương 2
THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN