Dụng cụ Số lượng Bóng đèn 2 Đèn sưởi 1 Bình gallon nước 15 Khay đựng thức ăn 30
(Nguồn: Số liệu nghiên cứu 2018)
Khi gà về đến trại phải nhanh chóng thả gà vào quây úm, cho gà uống nước, hoặc viatamin C, đường glucoza, giúp gà ổn định cơ thể khi đi chặng đường xa và đã mệt. Nên bố trí bình nước và khay thức ăn xen kẽ nhau theo hàng lối để tạo điều kiện cho gà ăn uống dễ dàng nhất và tối đa điện tích thong thoáng cho gà.
Các loại thuốc úm cho gà 3-5 ngày tuổi, liều lượng, cách dùng đã được ghi cụ thể trên bao bì từng loại thuốc.
* Giai đoạn úm gà:
- Giai đoạn 1: Khi thả gà vào chuồng cần phải chuẩn bị nước sạch đã pha đường glucoza cho gà uống. Trong 3-5 ngày cho gà uống các loại thuốc Moxicolis, ZYMEPRO, Zagro, Acid Pak 4 Ways Liquid - tiêu hóa protein và duy trì pH tối ưu, VitaminC, AMILYTE để tăng cường sức khỏe cho gà con và dùng bình nước gallon nhỏ 2 lít. Khi gà được 8-10 ngày tuổi thu dần bình nước cho gà và bổ sung bình nước lớn loại 4 lít hoặc 8 lít. Nên tráng, rửa gallon sau mỗi lần dùng thuốc, Vitamin, điện giải, kháng sinh. Phải đảm bảo cho gà đủ nước uống thường xuyên, phải làm sạch bình nước trước khi đổ nước mới vào bình, nước mới phải sạch không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Giai Đoạn 2: Dụng cụ cung cấp nước phải đầy đủ, được treo trên giá treo hoặc cây trong vườn, làm sao cho gà biết chỗ để đến uống nước. Độ cao của bình nước nên ngang tầm lưng của gà, không nên đặt quá cao gà sẽ không uống được, thấp quá nước sẽ bị bẩn không tốt. Số lượng bình phải đủ và luôn có nước, nhất là những ngày nóng nực, gà cần uống nhiều nước. Gà có uống thì mới ăn được. Bình nước uống cho gà phải được làm vệ sinh ít nhất 1 lần trong ngày.
* Thức ăn cho gà:
- Cần phải cho gà ăn đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu của nó. Để thỏa mãn nhu cầu tối ưu cho gà, các nhà máy đã sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà. Căn cứ trên tiêu chuẩn ăn, người ta tính ra các thực liệu cần phối chế, mỗi loại bao nhiêu để toàn khối hỗn hợp đạt thành phần dinh dưỡng theo nhu cầu của gà.
- Giai đoạn còn nhỏ nên cho gà ăn tự do, cho ăn nhiều lần, mỗi lần một ít, thức ăn phải có thường xuyên và đầy đủ. Giai đoạn này, quá trình chuyển hóa thức ăn chưa hoàn chỉnh nên gà hay bị tiêu chảy, bạch lỵ, khô chân, còi cọc, yếu ớt, chậm phát triển và thời gian nuôi kéo dài. Để khắc phục tình trạng trên trong giai đoạn úm phải dùng men tiêu hóa sống như ZYMEPRO với 1-2g/1 lít nước uống, lộ trình 3 ngày. Việc bổ sung men sống cho gà chăn thả là biện pháp bắt buộc và thấy hiệu quả rõ rệt sau mỗi lứa gà. Làm vệ sinh khay trước mỗi lần bổ sung thức ăn cho gà.
* Làm giàn đậu cho gà:
- Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ấm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số giàn đậu trong chuồng cho gà ngủ. Ngoài ra, việc gà đậu trên cao cách ly với nền chuồng chứa phân và chất độn chuồng cũng giúp cho gà hạn chế bệnh dịch.
- Giàn đậu làm bằng tre, gỗ có độ sần sùi hoặc cong cho gà dễ đậu. Dàn đều trong chuồng cách nhau 40 – 50cm, cao khoảng 50-100cm, để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau.
*Kỹ thuật và lịch làm vaccine cho gà thịt kể từ khi gà đẻ tới khi xuất bán: