Các yếu tố nguồn lực chủ yếu của trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà ông ngô doãn chung xã cao ngạn, thành phố thái nguyên​ (Trang 36 - 39)

Các yếu tố Hiện tại Tiềm năng Trở ngại

Nguồn lực con người

- Gia đình có 04 người đang trực tiếp tham gia vào quá trình chăn nuôi tại trang trại.

- Nhận 01 sinh viên thực tập từ trường ĐHNL Thái Nguyên.

- Các lao động trong gia đình đều năm được các kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi.

- Sinh viên thực tập từ trường ĐHNL Thái Nguyên.

- Trong tương lại không có lao đông tiềm năng nào trong gia đình.

- Có một lao động không lường xuyên tham gia vào quá trình chăn nuôi do bận tiếp thị giống và tư vấn kĩ thuật. Vật chất, trang thiết bị phục vụ SXKD - Có 02 khu nhà trại với tổng quy mô 9000 con/ lứa, 4 đền ga, 02 máy bơm, 200 máng ăn, 100 khay đựng thức ăn, 180 máng

- Phục vụ tốt cho quá trình chăn nuôi với quy mô 15000 con.

- Các trang thiết bị phục vụ SXKD đã sử dung trong một thời gian dài, một số bị hao mòn, hỏng hóc, cần thay mới.

(Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2018)

3.3. Phân tích các thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong hoạt động của trang trại của trang trại

3.3.1. Thuận lợi của trang trại

- Trang trại có vị trí thuận lợi như gần trung huyện Đồng Hỷ, nằm gần thành phố Thái Nguyên, đây là các thị trường tiêu thụ lớn, nhu cầu cao.

- Có đường giao thông chạy qua thuận lời cho việc vận chuyển giống, cám, cũng như bán gà thương phẩm.

- Các trang trại cùng chăn nuôi gà trên địa bàn có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau về lao động, về kỹ thuật, về vốn sản xuất khii cần thiết.

- Nguồn lao động trong khu vực luôn ổn định với các lao động nhàn dỗi tại địa phương, bộ đội nghĩa vụ, các sinh viên thực tập của trường ĐHNL Thái Nguyên.

- Được hỗ trợ về mặt kĩ thuật từ các công ty giống, cám, thuốc thú y nên hạn chế được rủi ro về bệnh dịch, tỷ lệ hao hụt đầu con.

uống nước, 6 quạt công nghiệp, 3 kim tiêm ống thủy, 4 đèn ga, 1 máy bơm nước, 1 máy rửa xe, 1 bình phun chạy bằng điện, 1 máy cắt mỏ.

Về tài chính - Gia đình có đủ vốn để đầu tư SXKD không cần vay từ bên ngoài.

- Gia đình còn có thêm nguồn thu từ thả giống gà và bán thuốc thú y. - Đầu tư mở rộng làm đại lý gà giống và thuốc thú y. - Giá bán tăng giúp tăng lợi nhuận.

- Giá cả lên xuống thất thường, tình hình bệnh dịch diễn ra phức tạp, ảnh hưởng đến lợi nhuận.

- Nhận được các chính sách ưu đãi của địa phương trong phát triển trang trại. - Việc tiếp cận vốn từ ngân hàng cho phát triển trang trại tương đối thuận lợi.

3.3.2. Khó khăn của trang trại

- Nằm gần đường giao thông, có nhiều phương tiện giao thông qua lại gây ồn ào lớn, khu vực xung quanh có nhiều hộ gia đình cũng làm trang trại nên khả năng lây lan bệnh dịch từ bên ngoài vào là rất lớn.

- Nguồn lao động thu ngoài chủ yếu là lao động thời vụ chưa có tay nghề nên chủ trang trại mất thời gian đào tạo.

- Trong liên kết với các đơn vị cung cấp các yếu tố đầu vào (như các công ty, các nhà phân phối giống, cám, thuốc) và các thương lái, các đơn vị thua mua gà thương phẩm thiếu chặt chẽ. Liên kết, hợp tác giữa các trang trại với nhau thiếu tính tổ chức.

- Quá trình chăn nuôi qua thời gian dài, các chất thải, mầm bệnh tồn dư từ quá trình nuôi lứa gà trước ảnh hưởng tới lứa sau làm tăng chi phí chăn nuôi, tăng nguy cơ bị bệnh cho đàn gà.

- Môi trường nhiều bụi, tiếp xúc nhiều với phân gà gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người lao động.

- Các nhận viên tiếp thị thuốc, cám thường xuyên làm giá, đưa lẫn các sản phẩm kém chất lượng nên chủ trang trại cần phải nhạy bén và có kinh nghiệm nhận biết nếu không rất dễ bị mua đắt, mua phải sản phẩm kém chất lượng.

3.3.3. Những cơ hội

- Các công ty giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú ý phát triển mạnh cạnh tranh nhau trên thị trường nên người chăn nuôi được hưởng lợi, được sử dụng các sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn với giá rẻ hơn.

- Được tham gia lớp tập huấn, các chương trình, các buổi tham quan mô hình chăn nuôi để bổ sung thêm kiến thức phục vụ vào quá trình chăn nuôi.

- Có sự hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước trong việc hình thành và phát triển chăn nuôi.

3.3.4. Những thách thức

- Tình hình dịch bện trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng trong những năm gần đây diễn ra phức tạp. Đây là một thách thức lớn đòi hỏi các trang trại cần chú trong hơn nữa các kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh.

- Thị trường không ổn định về giá, giá bán gà thương phẩm diễn biến thất thường, giá cám, giá con giống tăng đều qua các năm.

- Các trang trại quy mô lớn của các công ty doanh nghiệp đang được hình thành và hoạt động tạo ra sức canh tranh lớn về thịn trường đối với các trang trại quy mô hộ gia đình.

- Hiện nay nước ta đang tham gia vào các tổ chức, kí kết các hiêp định quốc tế như WTO, TPP, ACFTA,… sản phẩm gà thịt sẽ vấp phải sự cạnh tranh lớn từ các sản phẩm gà thịt đến từ các quốc gia khác.

3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại

3.4.1. Kết quả hoạt động SXKD của trang trại qua các năm

Với quy mô hiện nay trang trại có thể cung cấp ra thị trường từ 8000 đến 15000 con gà thương phẩm mỗi năm, đem lại một nguồn thu không nhỏ và trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình.

Qua các năm, kết quả hoạt động SXKD của trang trại được thể hiện qua doanh thu, lợi nhuận của trang trại, được thể hiện qua bảng thống kê lợi nhuận sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà ông ngô doãn chung xã cao ngạn, thành phố thái nguyên​ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)