Các yếu tố trong công việc của ĐD-KTV

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ hài lòng của điều dưỡng kỹ thuật viên làm việc tại bệnh viện đại học y hà nội trong giai đoạn từ 11-2009 đến 06-2010 (Trang 52 - 82)

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng với công việc đang được phân công tại BVĐHYHN có mối liên quan với 3 yếu tố trong công việc và sự hài lòng với

việc chi trả đãi ngộ và sự quan tâm từ phía Bệnh viện có mối liên quan tới 4 yếu tố trong công việc.

Theo kết quả từ bảng 3-17 và bảng 3-18 ta thấy rằng 2 yếu tố “ cuộc sống riêng tư thuận lợi; có cơ hội được giao công việc tốt hơn” đều có mối liên quan thuận với sự hài lòng với công việc được phân công và sự chi trả đãi ngộ của BV. Nhóm ĐD-KTV hài lòng với hai yếu tố trên đều có tỷ lệ hài lòng với công việc được phân công và sự chi trả đãi ngộ cao hơn nhóm không hài lòng. Như vậy, nếu chúng ta muốn động viên nhân viên làm việc thì hai yếu tố trên cần phải được cân nhắc trước tiên.

Nhóm hài lòng với yếu tố thích thú với công việc được giao có tỷ lệ hài lòng với công việc đang được phân công gấp 4,5 lần so với nhóm chưa hài lòng với yếu tố này (p=0.04). Được làm những công việc mà cá nhân thích sẽ tạo điều kiện cho cá nhân học tập, phát triển và khẳng định bản thân. Tỷ lệ nhân viên hài lòng với việc chi trả đãi ngộ của BV trong nhóm hài lòng với cơ hội học tập phát triển trong công việc cũng cao hơn hẳn trong nhóm chưa hài lòng với yếu tố này.Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Nhuận, đối với yếu tố học tập, phát triển và khẳng định, những nhân viên hài lòng với yếu tố này có tỷ lệ hài lòng chung với công việc gấp 21,6 lần so với nhóm chưa hài lòng. Học tập và đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn là nhu cầu thực tế của nhân viên y tế nói chung và ở tuyến y tế cơ sở nói riêng, nơi mà việc tiếp cận các nguồn thông tin là không dễ dàng[6].

Nghiên cứu của Marjolein Dieleman tại miền Bắc Việt Nam, cho thấy trong 5 yếu tố hàng đầu mà nhân viên y tế cơ sở chưa hài lòng với công việc có: không cập nhật thông tin và thiếu kiến thức [18].

Theo tác giả Inke Mathauer, học tập và phát triển nghề nghiệp là yếu tố động viên quan trọng, vì những khía cạnh này giúp nhân viên y tế đạt được những mục tiêu của mình và nâng cao những giá trị cá nhân của họ [20].

Trong nhóm các ĐD-KTV hài lòng với yếu tố thu nhập đảm bảo cuộc sống có tỷ lệ hài lòng với việc chi trả đãi ngộ và sự quan tâm từ phía Bệnh viện gấp 5.89 lần so với nhóm chưa hài lòng với yếu tố này. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 57.6% nhân viên y tế hài lòng với yếu tố này.Điều này đặt ra vấn đề cần cải thiện mức thu nhập cho ĐD-KTV. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Nhuận, những

người – về tổng thể còn chưa hài lòng đối với công việc – thì chắc chắn là họ có sự chưa hài lòng với yếu tố lương và phúc lợi [6]. Theo tác giả Lyn N. Henderson, những khuyến khích về mặt tài chính là yếu tố động viên quan trọng, đặc biệt trong những quốc gia mà tiền lương không đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản cho nhân viên y tế và gia đình của họ [15]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của tôi rất tương đồng và khẳng định lại tầm quan trọng của yếu tố tài chính.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng sự hài lòng đối với công việc của ĐD-KTV là một cấu trúc đa yếu tố. Đối với ĐD-KTV, yếu tố thu nhập đảm bảo cuộc sống là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho sự hài lòng chung đối với công việc. Những nhà quản lý cần quan tâm đến những yếu tố không thuộc về vấn đề tài chính như: yếu tố điều kiện làm việc, giám sát của cấp trên đúng mức,yếu tố an toàn và ổn định trong công việc,yếu tố cuộc sống riêng tư thuận lợi, yếu tố thích thú với công việc, yếu tố được giao trách nhiệm.

Theo Lyn N Henderson, những yếu tố về kinh tế đóng vai trò quan trọng để nhân viên quyết định ở lại trong các cơ quan/đơn vị y tế, nhưng có bằng chứng chứng minh rằng các yếu tố đó không phải là duy nhất. Những nghiên cứu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chỉ ra rằng lương và phúc lợi cùng với điều kiện làm việc, giám sát và quản lý, cơ hội được học tập đều quan trọng. Y văn thế giới nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải kết hợp những yếu tố thúc đẩy động cơ tài chính và phi tài chính [2].

KẾT LUẬN

1. Mức độ hài lòng của Điều dưỡng-Kỹ thuật viên với công việc được giao và sự đãi ngộ của Bệnh viện:

Nhìn chung Điều dưỡng-Kỹ thuật viên có tỷ lệ hài lòng cao với công việc được giao và sự đãi ngộ của Bệnh viện, nhưng có khác nhau tùy theo yếu tố cơ bản và yếu tố động viên:

Với 7 yếu tố cơ bản: Mức độ hài lòng trung bình là 77,2%, trong đó thấp nhất là

yếu tố «Thu nhập đảm bảo cuộc sống» (57,6) và cao nhất là yếu tố «Giám sát của cấp trên đúng mực» (95,1%)

Với 6 yếu tố động viên: Mức độ hài lòng trung bình là 85,1%, trong đó thấp

nhất là yếu tố «Thích thú với công việc được giao» (79,1) và cao nhất là yếu tố «Có cơ hội được giao việc tốt hơn» (94,1% )

Với hai yếu tố hài lòng chung: Có 63.4% hài lòng với việc đãi ngộ và sự quan

tâm động viên của Bệnh viện, trong khi hài lòng với công việc đang được phân công làm tại Bệnh viện là 89.2%

2. Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng đối với công việc được giao và sự đãi ngộ của Bệnh viện:

 Trong số các yếu tố xã hội, nhân khẩu và nghề nghiệp, chỉ có yếu tố thời gian đã làm việc tại BVĐHYHN có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với sự hài lòng của ĐD-KTV (p=0,04).

 Có 3/13 yếu tố cơ bản và động viên có mối liên quan thuận và có ý nghĩa thống kê với với sự hài lòng về công việc đang được phân công. Bảy yếu tố đó là: « Điều kiện làm việc tốt; Giám sát của cấp trên đúng mức; An toàn và ổn định trong công việc; Cuộc sống riêng tư thuận lợi; Thích thú với công việc được giao; Được giao trách nhiệm và yếu tố Có cơ hội được giao công việc tốt hơn ».

 Có 4/13 yếu tốcơ bản và động viên có mối liên quan thuận có ý nghĩa thống kê với hài lòng về việc chi trả đãi ngộ và sự quan tâm từ phía Bệnh viện, đó là các yếu tố: « Thu nhập đảm bảo cuộc sống; Chính sách thích hợp và thuyết phục;

Cuộc sống riêng tư thuận lợi; Có cơ hội được giao công việc tốt hơn và yếu tố Công việc tạo điều kiện cho cá nhân phát triển ».

 Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, phần lớn đối tượng hài lòng và tin tưởng vào sự phát triển đi lên của Bệnh viện nhưng còn một số vấn đề chưa được hài lòng như mức thưởng, phạt còn chưa công bằng, chưa dựa vào tiêu chuẩn cụ thể, bố trí thời gian lao động còn dài, một số tiêu chuẩn chế độ chưa rõ ràng, chưa được biết định hướng phát triển của Bệnh viện...

KIẾN NGHỊ VÀ PHỔ BIẾN KẾT QUẢ

Kiến nghị:

Từ những kết quả nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc của Điều dưỡng Kỹ thuật viên làm việc tại BVĐHYHN, nhằm làm tăng mức độ hài lòng đối với công việc của ĐD-KTV qua đó xây dựng mô hình làm việc thích hợp nhất cho đội ngũ ĐD-KTV và nâng cao hiệu quả hoạt động của Bệnh viện, chúng tôi xin có một số khuyến nghị, cụ thể như sau:

 Đối với ban lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:

- Cần xây dựng và triển khai các quy định, quy chế về thời gian làm việc và các chế độ đãi ngộ cho nhân viên một cách rõ ràng cụ thểhơn, xem xét cải thiện mức chênh lệch về thu nhập giữa các bằng cấp khác nhau trong Bệnh viện, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và trang thiết bị;

- Cần chia sẻ với cán bộ Bệnh viện về định hướng phát triển, các chủ trương, chính sách của Bệnh viện để mọi người cùng có thể tham gia đóng góp ý kiến và cùng thực hiện; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần nghiên cứu phương án tuyển thêm cán bộ, bố trí làm ca để giảm áp lực về thời gian cho ĐD-KTV;

 Đối với lãnh đạo các Khoa, Phòng của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:

- Cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần cho cán bộ, tuyển thêm cán bộ để giảm áp lực công việc và thời gian làm việc trong ngày và trong tuần; - Với các Khoa, Phòng đã khoán thu-chi, cần quan tâm nhiều hơn tới việc

phân bố thu nhập một cách công bằng hơn.

Kế hoạch phổ biến kết quả:

 Kết quả của nghiên cứu này sẽ được phổ biến dưới dạng một hội thảo với tất cả cán bộ công chức của Bệnh viện, đến lãnh đạo của Bệnh việnĐại học Y Hà Nội và các khoa, phòng liên quan để cùng rút kinh nghiệm, hoàn thiện quá trình quản lý, phát triển bệnh viện.

 Kết quả của nghiên cứu cũng sẽ được công bố trên các tạp chí y khoa trong và ngoài Trườngđể chia sẻ kinh nghiệm, thông tin với các nhà nghiên cứu và cung cấp bằng chứng cho các nhà hoạch định chính sách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng việt

1. Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

(2005), “Nghị quyết về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân

dân trong tình hình mới”, Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 23 tháng 02 năm 2005.

2. Bộ Nội vụ và Bộ Y Tế (2007), “Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong

các cơ sở y tế nhà nước”, Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV,

ngày 05 tháng 6 năm 2007.

3. Trần Thị Châu và CS (2005) “Khảo sát sự hài lòng của điều dưỡng về nghề nghiệp tại 14 cơ sở y tế ở TP. Hồ Chí Minh”. Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa

học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II. Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội, pp 43-49.

4. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1998) “Y huấn cách ngôn”. Hải Thượng

Lãn Ông Y tông tâm lĩnh, Tập 1. Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, pp tr. 28.

5. Lê Thanh Nhuận và Lê Cự Linh( 2009), “Sự hài lòng đối với công việc của

nhân viên y tế tuyến cơ sở”.

6. Nguyễn Việt Thắng (2005) “Đánh giá thực trạng đội ngũ điều dưỡng trưởng tỉnh Hà Tĩnh”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ

II. Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội, pp tr.22-26.

7. Phạm Văn Đồng (1985), Bài phát biểu nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, ngày 27/2/1985.

8. Trần Quỵ, Vi Nguyệt Hồ, Phạm Đức Mục, Ngô Thị Ngoãn, Ngô Đức Thọ, Đào Thành và CS (2005) “Sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh viện và các yếu tố liên quan, 2005”. Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng

toàn quốc lần thứ II. Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội, pp tr.33-42.

B. Tài liệu tiếng anh

9. Bonnie Sibbald, Chris Bojke và Hugh Gravelle (2003), “National survey of

job satisfaction and retirement intentions among general practitioners in England”. Available from

http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?tool=pubmedvàpubmedid =12511457, accessed 02/4/2010.

10. Carol S.Weisman, Cheryl S.Alexander, and Gary A.Chase(), “Job satisfaction among Hospital Nurses”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Hippocrates, “Hippocrates' Oath”. Available from

http://en.wikipedia.org/wiki/Hippocratic_Oath, accessed 18/3/2009.

12. Hoat, L.N, “Renovating medical education in a changing Viet Nam” , Medical publishing house, pp. 14-15

13. Kamrowska A(2007), “Job burn-out” .Available from

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18293860?ordinalpos=4vàitool=EntrezSy stem2.PEntrez.Pubmed.Pubmed_ResultsPanel.Pubmed_RVDocSum, accessed 20/3/2010.

14. Linda H. Aiken, Sean P. Clarke, Douglas M. Sloane, Julie Sochalski và Jeffrey H. Silber (2002b), "Hospital Nurse Staffing and Patient Mortality, Nurse Burnout, and Job Dissatisfaction", Journal of American Medical Association, Vol 288(No 16), pp. 1987-1993.

15. Lyn N. Henderson và Jim Tulloch (2008), "Incentives for retaining and

motivating health workers in Pacific and Asian countries", Available from http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2569066/?tool=pmcentrez, accessed 20/03/2010.

16. Marjolein Dieleman, Pham Viet Cuong, Le Vu Anh và Tim Martineau

(2003), "Identifying factors for job motivation of rural health workers in North

Viet Nam", Available from

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC280735/?tool=pmcentrez,

accessed 15/03/2010

17. Oxford University Press, “Principles of Organizational Behaviour 4e: Glossary”. Available from

http://www.oup.com/uk/orc/bin/9780199253975/01student/glossary/glossary.ht m ,accessed 07/4/2010.

18. Inke Mathauer và Ingo Imhoff (2006), "Health worker motivation in Africa:

Available from

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1592506/?tool=pmcentrez, accessed 01/03/2010

19. Shaver KH,Lacey LM. “Job and career satisfaction among staff nurses-effects

of job setting and environment”. Available from

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2435528/?tool=pmcentrez, accessed 14/03/2010

20. Trevor Murrells, Sarah Robinson, and Peter Griffiths (2008),“Job

satisfaction trends during nurses’early career”. Available from

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2435528/?tool=pmcentrez,

accessed 12/02/2010

21. WHO (2006), “The world health report 2006: working together for health” WHO Press, Geneva.

PHỤ LỤC

Bảng 1: Bảng các biến số và phương pháp thu thập số liệu với từng biến

TT Biến số nghiên cứu Loại biến Phương

pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

P1 Các yếu tố về xã hội và nhân khẩu/ nghề nghiệp

1 Tuổi Thứ hạng

Tự điền

vào bộ

câu hỏi

2 Giới Nhị phân

3 Quê quán Nhị phân

4 Tình trạng hôn nhân, gia đình Nhị phân

5 Điều kiện sống hiện tại Danh mục Nt

6 Thu nhập bình quân đầu người trong gia đình/tháng (từ tất cả

các nguồn thu) Thứ hạng Nt

7 Trình độ học vấn cao nhất hiện nay Thứ hạng Nt

8 Nơi tốt nghiệp Danh mục Nt

9 Loại công chức Danh mục Nt

10 Chức vụ công tác hiện tại Danh mục Nt

11 Nơi làm việc hiện tại (khoa, phòng) Danh mục Nt

12 Thời gian đã làm việc tại BVĐHYHN Thứ hạng Nt

13 Thời gian làm việc tại các đơn vị khác trước khi làm việc tại

BVĐHYHN Thứ hạng Nt

14 Thu nhập trung bình hàng tháng từ BVĐYHN Thứ hạng Nt

P2. Các yếu tố trong công việc P2.1 Các yếu tố cơ bản

I Điều kiện làm việc tốt

1 Điều kiện cơ sở vật chất hiện tại cho phép tôi hoàn thành các

công việc được giao. Thứ hạng Nt

2 Môi trường làm việc sạch sẽ, trang thiết bị bảo hộ lao động

đảm bảo an toàn giúp tôi yên tâm làm việc. Thứ hạng Nt

II Giám sát của cấp trên đúng mức

1 Sự kiểm tra, giám sát của lãnh đạo khoa, phòng với công việc

hàng ngày của tôi là đúng mức. Thứ hạng Nt

III Thu nhập đảm bảo cuộc sống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Phân bố thu nhập cho các đối tượng khác nhau là công bằng,

xứng đáng với công sức đóng góp cho Bệnh viện Thứ hạng Nt

TT Biến số nghiên cứu Loại biến Phương

pháp

tương đương với mặt bằng chung của các BV lớn tại Hà Nội

3 Việc thưởng, phạt trong BV hiện nay là công bằng và có tác

dụng khích lệ các cá nhân cùng đóng góp Thứ hạng Nt

4 Mức thưởng động viên các cán bộ BV trong các dịp lễ, tết là

thỏa đáng và tương xứng với các điều kiện hiện tại của BV. Thứ hạng Nt

IV An toàn,ổn định trong công việc

1 Công việc hiện tại của tôi có tính ổn định và tôi có thể yên

tâm công tác lâu dài tại BV Thứ hạng Nt

V Chính sách thích hợp và thuyết phục

1 Tôi được thông tin đầy đủ về kế hoạch, định hướng và chiến

lược phát triển của BV trước mắt và lâu dài; Thứ hạng Nt 2 Tôi cho là chủ trương và hướng phát triển bệnh viện là thích

hợp Thứ hạng Nt

3 Tôi hài lòng với việc BV tổ chức các hoạt động tham quan,

nghỉ dưỡng cho cán bộ nhân viên và gia đình nhân viên. Thứ hạng Nt

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ hài lòng của điều dưỡng kỹ thuật viên làm việc tại bệnh viện đại học y hà nội trong giai đoạn từ 11-2009 đến 06-2010 (Trang 52 - 82)