Phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ hài lòng của điều dưỡng kỹ thuật viên làm việc tại bệnh viện đại học y hà nội trong giai đoạn từ 11-2009 đến 06-2010 (Trang 27 - 28)

Số liệu thu thập được sau khi làm sạch được nhập vào máy tính và được xử lý bằng phần mềm SPSS với các thông tin mô tả. Sau đó, nghiên cứu viên sử dụng

phần mềm Stat Tranfer để chuyển dạng số liệu sang Stata để phân tích mối liên quan.

Thang điểm Likert (1: Rất không hài lòng; 2: Không hài lòng; 03: Ý kiến không rõ; 04: Hài lòng; 05: Rất hài lòng) được sử dụng cả dưới dạng biến định lượng (điểm từ 1-5) để tính giá trị trung bình và độ lệnh chuẩn. Ngoài ra, trung vị và khoảng phần trăm (percentile) cũng được sử dụng để tính toán khi phân bố của biến định lượng này là không chuẩn.

Sau đó, Thang điểm Likert cũng được mã hóa thành biến nhị phân với hai nhóm: chưa hài lòng (1-3 điểm) và nhóm hài lòng (4-5 điểm)để tính tỷ lệ phần trăm và tính OR.

Hai Tiểu mục “Hài lòng về công việc đang được phân công làm tại Bệnh viện” và “Hài lòng với việc chi trả, sự đãi ngộ và sự quan tâm động viên của Bệnh viện” được xem là yếu tố kết quả chung (outcome), tổng hợp của 23 câu hỏi trong phiếu trả lời. Hai câu này nhằm đánh giá sự hài lòng chung của đối tượng điều tra với sự đãi ngộ của BV và với công việc được phân công. Hai biến này được sử dụng như những biến phụ thuộc để trong phân tích đơn biến với các biến độc lập là các biến xã hội – nhân khẩu/nghề nghiệp và các yếu tố trong công việc.

Test 2, tỷ suất chênh (OR) và khoảng tin cậy 95% (95% CI) được sử dụng để tìm hiểu mối liên quan giữa sự hài lòng chung đối với công việc đang được phân công làm và việc chi trả đãi ngộ sự quan tâm từ BV với các yếu tố xã hội nhân khẩu/nghề nghiệp cũng như các yếu tố trong công việc.

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ hài lòng của điều dưỡng kỹ thuật viên làm việc tại bệnh viện đại học y hà nội trong giai đoạn từ 11-2009 đến 06-2010 (Trang 27 - 28)