Phân tích các yếu tố nguồn lực chủ yếu của hộ/trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà của ông đỗ hùng việt, xóm vải xã cao ngạn, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 30 - 33)

Hiện tại Tiềm năng Trở ngại

Nguồn lực con người

•Gia đình có 4 thành viên nhưng hai thành viên chưa đến độ tuổi LĐ

•Thuê 1 nhân công lao động thường xuyên. Có 3 người hoạt động chính trong trang trại

•Có 2 lao động tiềm năng Thuê 1 nhân công lao động để có thể duy trì, chăm sóc gà và các hoạt động của trang trại

• Chưa sử dụng được hết nguồn lao động sẵn có Có 2 người chưa đến độ tuổi lao động.

Phải thuê lao động bên ngoài, thiếu kỹ năng và phải đào tạo từ đầu

Về vật chất, trang thiết bị cho SXKD

Có 2 nhà trại mỗi trại quy mô nuôi 10.000 con gà thịt, 10 đèn ga, 160 máng uống nước tự động, 400 máng ăn, 8 quạt công nghiệp, 4 kim tiêm cách thủy, 1. 600 gallon, 200 khay đựng thức ăn, 2 máy bơm nước, 1 máy cắt mỏ.

• Phục vụ tốt trong quá trình chăn nuôi chăm sóc cùng lúc tối đa 10.000 con gà thịt

• Trải qua thời gian sử dụng các trang thiết bị bị hao mòn một số máng ăn máng uống tự động bị hỏng chưa được thay thế.

Về tài chính

Chăn nuôi sản xuất gà thịt là nguồn thu nhập chính của trang trại.

Có thêm thu nhập khi nuôi chúng vụ, giá gà thịt tăng.

Giá thịt gà và chi phí đầu vào biến động, nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát làm giảm thu nhập.

- Thực trạng về vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD của trang trại. + Thực trạng về vốn phục vụ SXKD về cơ bản hiện tại vẫn đủ khả năng duy trì sản xuất tuy nhiên hiện tại trang trại vẫn không thể mua thức ăn chăn nuôi bằng tiền ngay.

+ Thực trạng về các trang thiết bị phục vụ SXKD trang trại có 500 máng ăn cheo, dàn máng uống tự động và nhiều trang thiết bị khác.

- Nhu cầu về vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD của trang trại Trong vài năm tới trang trại sẽ phải thực hiện theo quyết định giải tỏa đền bù và thu hồi đất của nhà nước vì vậy chủ trang trại sẽ rất cần một lượng vốn lớn để đầu tư xây dựng lại nhà ở và đầu tư xây dựng và phát triển trang trại mới.

3.2.3. Học tập kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng bệnh trong chăn nuôi gà thịt

3.2.3.1. Kĩ thuật chăn nuôi gà

3.2.3.1.1. Các công tác cần chuẩn bị trong chăn nuôi gà.

a, Chuồng chăn nuôi. • Đặc điểm:

Khi xây dựng chuồng gà cần lưu ý các tiêu chí sau: • Chọn khu đất bằng phẳng, cao ráo, thoáng mát.

• Xa khu dân cư đông đúc và khu có mật độ chăn nuôi cao. • Có nguồn nước sạch và đầy đủ.

• Nên xây chuồng theo hướng Đông – Tây hoặc Đông Bắc – Tây Nam, cửa chính hướng Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều và tránh được gió lạnh từ hướng Đông Bắc thổi tới.

• Chuồng trại:

Chăn nuôi gà ta, gà thả vườn là nghề có từ lâu đời của người nông dân, những năm trước đây phát triển tự phát tại nhiều địa phương, phát huy lợi thế đất đai, vườn đồi. Nó góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi và bổ sung nguồn cung cấp thực phẩm có chất lượng cho thị trường. Chính từ sự phát triển ồ ạt không kĩ thuật, thiếu định hướng. Người chăn nuôi không quan tâm bảo vệ môi trường sinh học khu vực chăn nuôi, không đầu tư xây dựng

chuồng trại hoặc tận dụng chuồng trại cũ, dẫn tới môi trường sống của con người và vật nuôi ô nhiễm nặng nề.

Phương thức chăn nuôi gà thả vườn, thả gà dưới tán cây có ưu điểm là tận dụng phân, chất thải bón trực tiếp cho cây, gà vặt cỏ ăn nên không phải dọn cỏ vườn, gà có tập tính bới đất tìm kiếm sâu bọ nên tốt cho cây trồng. Nhưng phương thức chăn nuôi trên như con dao hai lưỡi, lợi bất cập hại bởi các nguyên nhân sau:

Phân gà cùng các chất thải ra thấm xuống đất cùng với tán cây tạo nơi cư trú lý tưởng cho các loại vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng thích nghi, tồn tại, phát triển và phát tán rộng khắp. Việc khử trùng, tiêu độc định kỳ cũng như sau mỗi lứa xuất gà không triệt để tạo cơ hội cho nhiều bệnh khó khống chế, kiểm soát, thâm nhập, tấn công vật nuôi bất cứ lúc nào khi có cơ hội như: Cúm, Marek, Đầu đen, …. Làm tăng chi phí về thuốc thú y và gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Làm tăng chi phí thức ăn bởi: sử dụng nhiều kháng sinh làm hỏng nhu động thành ruột, phá vớ cân băng vi sinh vật có lợi dẫn đến hấp thu kém.

Với những thuận lợi và khó khăn trên các công ty giống và chủ trang trại luôn tìm tòi nghiên cứu để giúp chính mình phát triển chăn nuôi bền vững, theo hướng an toàn sinh học. Chuồng trại được xây dựng và bố trí khoa học với nhiều ưu điểm vượt trội:

• Tạo thông thoáng và tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bởi các không gian mở bởi các giống gà cần nhiều ánh sáng để hấp thụ, tổng hợp một số Vitamin để tạo bộ lông mã, hạn chế ruồi, muỗi, mòng, ve rận…( vật trung gian gây bệnh Leuco).

• Khu sân chơi được lót nylon sau lãng vữa xi măng trên đổ cát vàng 2-3 cm nên hạn chế triệt để chứng giun sán thâm nhập, nó cũng thỏa mãi tập tính bới, tắm cát, phơi nắng của gà, nhằm tạo cho gà có môi trường sống tự nhiên nhưng có kiểm soát.

• Khu sân chơi cần được quét dọn thường xuyên, sau mỗi lứa nuôi nền chuồng và khu sân chơi được dọn vệ sinh sau đó ngâm nước sát trùng 36-48 tiếng nên các mầm bệnh bị triệt tiêu triệt để.

b, Tiêu chuẩn chọn gà giống

- Giống gà dễ nuôi, mau lớn, chỉ số tiêu tốn thức ăn thấp.

- Khỏe mạnh, đồng đều, tươi tắn, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, mắt sáng.

- Tránh những con gà khô chân, vẹo mỏ, chân cong, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn…

c, Vật liệu lót nền

- Vật liệu lót nền phải có độ ẩm thích hợp để không bị dính cục, bụi hay mốc. - Hiện nay vật liệu lót nền để nuôi gà được sử dụng là trấu, mùn cưa. - Khi gà được thả ra sân chơi thì phải dọn bỏ vật liệu lót nền cũ ra ngoài và làm vệ sinh, diệt trùng, bỏ trống chuồng một thời gian.

- Khi nào nuôi lứa tiếp theo trước 7-10 ngày thì cho lót nền mới có độ dày từ 10-15cm tùy mùa. Sau đó phun thuốc sát trùng lên vật liệu lót nền. d, Chuẩn bị quây úm

- Trước khi vận chuyển gà về phải chuẩn bị chuồng úm đầy đủ, nền chuồng được lót bằng vật liệu lót nền như trấu, mùn cưa.. dày từ 10-15cm.

- Rắc bột độn lót chuồng lên mặt trấu chuồng úm để giúp hút ẩm, khử mùi hôi và khống chế vi khuẩn phát sinh phát triển ở nền chuồng.

- Chuồng úm phải kín, đủ nhiệt độ 31-330C, nóng quá có thể hạ bớt bạt quây úm.

- Kích thước quây úm 5m x 4m, cao khoảng 60cm đủ cho 1000 gà. - Các công cụ khác cũng cần được chuẩn bị như: Bóng đèn, đèn sưởi, bình nước và khay đựng thức ăn phù hợp theo lứa tuổi của gà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà của ông đỗ hùng việt, xóm vải xã cao ngạn, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 30 - 33)