Nhiệt độ úm cho gà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà của ông đỗ hùng việt, xóm vải xã cao ngạn, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 34 - 36)

Tuổi ngày Nhiệt độ trong quây úm (oC)

1 – 3 ngày 32

4 – 6 ngày 31

7 – 10 ngày 29

11 – 14 ngày 28

15 – 30 ngày 28-32

• Thắp sáng suốt đêm cho gà trong giai đoạn úm để phòng chuột, mèo và để gà ăn nhiều thức ăn hơn.

• Khi gà được 4-5 ngày tuổi, nên nới rộng vòng úm để cho gà có diện tích không quá chật. Sau 3-4 ngày lại nới vòng úm một lần cho đến khi mở rộng hết diện tích.

• Thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để kịp thời sử lý những bất thường sảy ra.

• Do tập tính của gà thường uống nước cùng với lúc ăn nên đặt máng ăn và máng uống cạnh nhau để gà uống nước đầy đủ.

3.2.3.2.2. Phương pháp chăm sóc gà từ 2 – 4 tuần

- Trong giai đoạn này nên nhốt gà với mật độ 8 – 10 con/m2. - Coi sóc vật liệu lót nền, không để ẩm ướt, mốc.

- Nếu phát hiện gà ốm, phải nhanh chóng cho gà ốm cách ly riêng. - Hàng ngày phải vệ sinh máng ăn, máng uống, không để thức ăn thừa. - Thường xuyên kiểm tra bổ sung nước sạch, để đảm bảo gà luôn đủ nước uống.

3.2.3.2.3. Phương pháp chăm sóc gà trên 4 tuần tuổi

- Thả gà ra vườn khi thời tiết tốt, nắng, khô ráo bằng cách dùng lưới quây gà trong một khu vực nhất định. Tùy theo diện tích và quy mô có thể thả 1 con/1 m2 hoặc rộng hơn.

3.2.3.2.4. Phương pháp thúc gà trước khi xuất bán( khi gà 80 - 90 ngày tuổi)

•Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh và điều trị bệnh. •Tập chung nâng cao chất lượng tạo mã đẹp.

Lưu ý: Nên bán gà vào thời điểm 105 – 115 ngày để có hiệu quả cao nhất.

3.2.3.3. Công tác phòng và kiểm soát bệnh

Chú ý: Lịch dùng thuốc và vacxin có thể thay đổi theo từng giai đoạn và khí hậu từng khu vực.

Phòng bệnh bằng vaccine:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà của ông đỗ hùng việt, xóm vải xã cao ngạn, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 34 - 36)