Những ưu, nhược điểm của phép đo AAS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định hàm lượng chì và asen trong một số mẫu đất và nước khu vực mỏ trại cau thái nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử và phổ phát xạ nguyên tử​ (Trang 25 - 27)

Cũng như các phương pháp phân tích khác, phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử cũng có những ưu, nhược điểm nhất định. Đó là :

- Phép đo AAS có độ nhạy và độ chọn lọc tương đối cao. Khoảng 65 nguyên tố hóa học có thể được xác định bằng phương pháp này với độ nhạy từ 1.10-4 đến 1.10-5%. Đặc biệt, nếu sử dụng kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa thì độ nhạy đạt 10-7%. Chính vì có độ nhạy cao, nên phương pháp phân tích này đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để xác định lượng vết các

1 2 3

4 5

kim loại. Nhất là trong phân tích các nguyên tố vi lượng trong các đối tượng mẫu y học, sinh học, nông nghiệp, kiểm tra hóa chất có độ tinh khiết cao.

- Đồng thời cũng do độ nhạy cao nên trong nhiều trường hợp không phải làm giàu nguyên tố cần xác định trước khi phân tích. Do đó tốn ít nguyên liệu mẫu, tốn ít thời gian không cần phải dùng nhiều hóa chất tinh khiết cao khi làm giàu mẫu. Mặt khác cũng tránh được sự nhiễm bẩn mẫu khi xử lý qua các giai đoạn phức tạp. Đó cũng là một ưu điểm lớn của phép đo AAS.

Bảng 1.1: Độ nhạy của các nguyên tố theo phép đo AAS

Nguyên tố F-AAS ETA-AAS

STT nm Ngọn lửa Độ nhạy (g ml/ ) Độ nhạy (g ml/ ) 1 Ag - 328,10 AA 0.05 0.10 2 Al - 309.30 NA 0.10 0.50 3 Au - 242.80 AA 0.05 0.05 4 Ba - 553.50 NA 0.10 0.50 5 Be - 234.90 NA 0.10 0.30 6 Bi - 223.10 AA 0.10 1.00 7 Ca - 422.70 AA 0.05 0.05 8 Cd - 228.80 AA 0.03 0.04 9 Co - 240.70 AA 0.10 1.00 10 Cr - 357.50 AA 0.10 0.80 11 Cu - 324.70 AA 0.04 0.05 12 Fe - 248.30 AA 0.08 0.10 13 K - 766.50 AA 0.05 0.10 14 Mg - 285.20 AA 0.03 0.10 15 Mn - 279.50 AA 0.05 0.06 16 Na - 589.60 AA 0.03 0.05 17 Ni - 232.00 AA 0.10 0.10 18 Pb - 283.30 AA 0.10 0.20 19 Sr - 466.70 AA 0.08 0.20 20 Si - 251.60 NA 0.30 1.00 21 Zn - 213.90 AA 0.03 0.10

NA ngọn lửa (khí N2O + Acetilen)

- Ưu điểm thứ 3 của phương pháp này là các động tác thực hiện nhẹ nhàng. Các kết quả phân tích lại có thể ghi lại trên băng giấy hay giản đồ để lưu trữ lại sau này. Đồng thời với các trang bị hiện nay, người ta có thể xác định đồng thời hay liên tiếp nhiều nguyên tố trong một mẫu. Các kết quả phân tích lại rất ổn định, sai số nhỏ. Trong nhiều trường hợp sai số không quá 15% với vùng nồng độ cỡ 1-2 ppm. Hơn nữa bằng sự ghép với máy tính cá nhân và các phần mềm thích hợp quá trình đo và xử lý kết quả sẽ nhanh và dễ dàng, lưu lại đường chuẩn cho các lần sau.

Bên cạnh những ưu điểm đã nêu, phép đo AAS cũng có một số hạn chế nhất định. Điều hạn chế trước hết là muốn thực hiện phép đo này cần phải có một hệ thống máy AAS tương đối đắt tiền. Do đó nhiều cơ sở nhỏ không đủ điều kiện để xây dựng phòng thí nghiệm và mua sắm máy móc.

- Mặt khác cũng chính do phép đo có độ nhạy cao, cho nên sự nhiễm bẩn có ý nghĩa đối với kết quả phân tích hàm lượng vết. Vì thế môi trường không khí phòng thí nghiệm phải không có bụi. Các dụng cụ, hóa chất dùng trong phép đo có độ tinh khiết cao. Đó cũng là một khó khăn khi ứng dụng phân tích này. Mặt khác cũng vì phép đo có độ nhạy cao nên các thiết bị máy móc là khá tinh vi và phức tạp. Do đó cần phải có kỹ sư trình độ cao để bảo dưỡng và chăm sóc. Cần cán bộ làm phân tích công cụ thành thạo để vận hành máy. Những yếu tố này có thể khắc phục được qua công tác chuẩn bị và đào tạo cán bộ.

Nhược điểm chính của phương pháp phân tích này là chỉ cho ta biết thành phần nguyên tố của chất ở trong mẫu phân tích, mà không chỉ ra trạng thái liên kết của nguyên tố trong mẫu. Vì thế, nó chỉ là phương pháp phân tích thành phần hóa học của nguyên tố mà thôi [7].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định hàm lượng chì và asen trong một số mẫu đất và nước khu vực mỏ trại cau thái nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử và phổ phát xạ nguyên tử​ (Trang 25 - 27)