Phân tích định tính và bán định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định hàm lượng chì và asen trong một số mẫu đất và nước khu vực mỏ trại cau thái nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử và phổ phát xạ nguyên tử​ (Trang 29 - 30)

a. Phương pháp định tính: Ta biết rằng mỗi nguyên tử khi bị kích thích sẽ

nhảy lên các mức năng lượng cao đặc trưng riêng cho từng loại. Do vậy, khi chúng trở về lại mức cơ bản, chúng sẽ bức xạ ra những tần số đặc trưng riêng cho chúng. Đây chính là cơ sở của phương pháp định tính (xác định sự có mặt của các nguyên từ trong mẫu). Phương pháp này khá đơn giản bằng việc xem

xét các vạch phổ đặc trưng của các nguyên tử trên phim (hoặc kính ảnh) mà ta thu được.

Tuy vậy, việc khẳng định là có hay không có một loại nguyên tử nào đó có trong mẫu cũng phải hết sức cẩn thận. Trước hết ta phải xét xem có xuất hiện ít nhất là 3 vạch phổ đặc trưng của nguyên tử hay không, nhất là sự tồn tại của vạch phổ cuối cùng (vạch phổ nhạy nhất ứng với nồng độ bé nhất, đã đề cập ở phần trên). Vì nếu chỉ xem xét duy nhất có một vạch phổ sẽ dễ bị nhầm lẫn do hiện tượng các vạch phổ của các nguyên tử khác nhau nằm trùng vạch, và chen lấn lẫn nhau[7].

b.Phương pháp bán định lượng

Thông thường ta dùng phương pháp so sánh và phương pháp hiện vạch. Phưong pháp hiện vạch sẽ xem xét sự biến mất dần các vạch phổ đặc trưng khi giảm nồng độ nguyên tử trong mẫu. Tuy vậy, khi thực hiện ta sẽ làm ngược lại, nghĩa ta xét dần từng vạch phổ đặc trưng có nồng độ tăng dần (bắt đầu là vạch phổ cuối cùng có nồng độ bé nhất), nồng độ của nguyên tử trong mẫu sẽ tương ứng với vạch phổ có nồng độ lớn nhất. Ví dụ ta xét các vạch đặc trưng có nồng độ tăng dần của nguyên tử…[7]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định hàm lượng chì và asen trong một số mẫu đất và nước khu vực mỏ trại cau thái nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử và phổ phát xạ nguyên tử​ (Trang 29 - 30)