Giáo án Luyện từ và câu lớp 3 Bài : Mở rộng vốn từ: Trường học

Một phần của tài liệu Giáo án dạy toán lớp 3 (117 trang) (Trang 88 - 96)

Bài : Mở rộng vốn từ: Trường học Dấu phẩy

( Tuần 6, tr.50, sách giáo khoa TV1) I. Mục tiêu: Giúp học sinh(HS)

Kiến thức: - Biết nêu được một số từ ngữ về chủ đề Trường học - Biết điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn.

- Biết ngắt hơi sau dấu phẩy

- Hiểu và sử dụng vốn từ trong giao tiếp, trong văn cảnh đặt câu và viết văn.

* Với học sinh(HS) khá giỏi(KG):

- Biết tìm thêm 1 số từ ngữ về chủ đề trường học ngoài sách giáo khoa(SGK)

- Biết dùng từ đặt câu sinh động, có sử dụng biện pháp nghệ thuật với 1 số từ trong, ngoài bài

Kĩ năng: - Biết giải nghĩa từ

- Biết sử dụng dấu phẩy trong câu giúp cách diễn đạt mạch lạc hơn. - Rèn kĩ năng nói tự tin

Giáo dục HS: - Tự hào về ngôn ngữ Việt Nam, thêm yêu thích môn Tiếng Việt.

- Thêm yêu và tự hào về ngôi trường của mình II. Chuẩn bị

4. Giáo viên ( GV):- Máy chiếu đa năng, sách giáo khoa (SGK), giáo án, phấn màu

- Bài tập nâng cao dành cho HS KG - Bảng phụ cho phần kiểm tra bài cũ

2. Học sinh: SGK, vở viết… III. Các hoạt động dạy – học

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1’ 1. Ổn định tổ chức - HS hát “Lớp chúng mình đoàn kết”

3’ 2. Kiểm tra: GV đưa ra câu văn: Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp

- Yêu cầu HS tìm, gạch chân hình ảnh so sánh

- HS lên bảng làm - YC HS khác nhận xét(NX) - HS NX

- GV NX KĐ cho điểm

Điền tiếp những từ so sánh vào các câu sau: ( GV gắn bảng phụ)

Công cha như… Nghĩa mẹ như… - HS làm bảng phụ - YC HS khác NX - HS NX - GV NX KĐ cho điểm - GV NX chung 3. Bài mới:

1’ a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đầu bài như SGK lên bảng( bằng phấn màu)

- HS ghi vở

b. Dạy bài mới

14’ * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS giải BT1:

- Chiếu nối dung YC BT1 - HS QS - YC HS đọc đề bài - HS đọc - GV YC HS nhắc lại các bước

giải ô chữ

- GV nhắc: Bước 1: Dựa theo lời gợi ý, các em phải đoán từ đó là từ gì.

VD: Được học tiếp lên lớp trên( Gồm 2 tiếng bắt đầu bằng chữ l) - Lên lớp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HS nghe

Bước 2: Ghi từ vào các ô trống trong hàng ngang(viết chữ in hoa), mỗi ô trống ghi 1 chữ cái(xem mẫu). Nếu từ tìm được vừa có ý nghĩa đúng như gợi ý, vừa có số chữ cái khớp với số ô trống trên từng dòng thì chắc chắn là đúng.

Bước 3: Sau khi tìm điền đủ 11 từ vào ô trống theo hàng ngang các em đọc để biết từ mới xuất hiện ở hàng dọc(cột tô màu). Bài tập đã gợi ý từ đó có nghĩa là buổi lễ mở đầu năm học mới. - GV hướng dẫn làm mẫu từ “lên lớp”.

- GV hướng dẫn giải ô chữ - GV cho HS làm bài theo tổ

- YC HS thảo luận làm bài - HS làm bài nhóm - GV đi bao quát lớp, giúp đỡ

các nhóm yếu, động viên để các em tìm được từ đúng

- Chữa bài: YC 1 nhóm trình bày kết quả - 1 nhóm trình bày - YC nhóm khác NX - HS NX - GV NX KĐ, YC đối chiếu đáp án - YC HS giải thích 1 số từ trong ô chữ - HS giải thích, HS khác NX bổ sung - GV NX KĐ

- Tìm từ trái nghĩa với từ lười học

- HS TL, HS khác NX bổ sung - GV NX KĐ

- YC HS đặt câu với từ vừa tìm có sử dụng biện pháp so sánh

- HS đặt, HS khác NX bổ sung - GV NX KĐ

- Qua BT1 con biết thêm những từ nào về chủ đề trường học?

- HS TL, HS khác NX BS - Ngoài những từ ngữ trên con

hãy kể những từ ngữ ngoài bài thuộc chủ đề trường học?

- HS KG kể, HS khác NX BS

- Giáo dục: Chúng ta ai cũng được đến trường học tập, ngôi trường là nơi học tập và vui chơi. Chính vì vậy mà chúng ta phải giữ gìn sạch đẹp, bảo vệ và yêu quý nó như ngôi nhà thứ 2 của mình

- HS nghe

* GV chốt, chuyển ý

14’ * Hoạt động 2: BT2: Chiếu nội dung YC BT2

- HS QS - Gọi HS đọc YC bài - HS đọc - Bài này có mấy YC - HS TL

- YC HS làm bài - HS làm bài - Chữa: Chiếu bài 1 HS - HS QS - HS trình bày bài của mình - HS trình bày

- YC HS NX - HS khác NX BS

- GV chỉ vào bài của HS và hỏi: Tại sao con đặt dấu phẩy vào chỗ này?

- HS TL: Vì các từ này cùng TL cho câu hỏi “Ai?”

- Trong câu này bộ phần nào trả lời các câu hỏi Ai?

- HS TL: ông em, bố em, chú em.

- YC HS NX - HS NX BS

- Tại sao con không đặt dấu phẩy vào giữa từ bố em và chú em?

- HS KG TL: Vì giữa 2 từ này ngăn cách bằng từ : và

- YC HS NX - HS NX BS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV chốt KĐ: Dùng dấu phẩy để tách các từ cùng trả lời câu hỏi Ai

- YC HS tự làm câu b,c vào vở - HS làm - Chữa: Gọi HS đọc bài - HS đọc

- YC HS NX - HS NX BS

- Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi nào trong câu?

- HS KG TL, HS khác NX BS

- GV KĐ chốt: Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng trả lời câu hỏi: là gì?

- HS nghe

- Khi đọc gặp dấu phẩy, con đọc như thế nào

- HS TL, HS khác NX BS - Gọi HS đọc lại BT2 - HS đọc lại

- YC HS NX bạn đọc - HS NX

- Khi làm BT dạng này, cần chú ý điều gì?

- HS TL: Đọc kĩ câu văn rồi đánh dấu phẩy sao cho diễn đạt rõ nghĩa. Đồng thời khi đọc

phải ngắt nghỉ hơi cho đúng

- YC HS NX - HS NX

- GV NX KĐ chốt

* Nếu HS làm xong BT2, GV cho HS làm BT sau: Đặt câu có dùng từ thuộc chủ đề trường học và dùng dấu phẩy ngăn cách các bộ phận trả lời câu hỏi Ai?(BT dành cho HS KG)

- GV chữa bài nếu còn thời gian, nếu hết thời gian, GV chữa bài vào tiết hướng dẫn học

2’ 4. Củng cố - Trò chơi xì điện : Tìm các từ theo chủ đề trường học - GV nêu 1 từ sau đó chỉ HS, HS được chỉ sẽ nêu 1 từ khác và tiếp tục chỉ bạn khác. HS nêu từ đúng sẽ được xì, nêu sai thì dừng lại

- Cả lớp chơi

- GV NX, tuyên dương các bạn tìm đúng

- Hôm nay chúng ta học bài gì? - HS TL 1’ 5. Tổng kết dặn dò

- YC những HS chưa làm bài xong sẽ hoàn thành bài vào tiết hướng dẫn học

- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập từ chỉ hoạt động trạng thái, so

Một phần của tài liệu Giáo án dạy toán lớp 3 (117 trang) (Trang 88 - 96)