Bài: Mở rộng vốn từ: Thành thị - Nông thôn Dấu phẩy
(Tuần 16, tr 135, sách giáo khoa TV1) I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Kiến thức: - Biết nêu được một số từ ngữ về chủ đề Thành thị - Nông thôn:
- Kể được tên một số thành phố, vùng quê ở nước ta, một số sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn
- Biết điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn. - Biết ngắt hơi sau dấu phẩy
- Hiểu và sử dụng vốn từ trong giao tiếp, trong văn cảnh đặt câu và viết văn.
* Với học sinh (HS) khá giỏi (KG):
- Biết tìm thêm 1 số từ ngữ về chủ đề thành thị - nông thôn ngoài sách giáo khoa (SGK)
- Biết dùng từ đặt câu sinh động với 1 số từ trong bài Kĩ năng: - Biết giải nghĩa từ
- Biết sử dụng dấu phẩy trong câu giúp cách diễn đạt mạch lạc hơn. - Rèn kĩ năng nói tự tin
Giáo dục HS: - Tự hào về ngôn ngữ Việt Nam, thêm yêu thích môn Tiếng Việt.
- Thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước mình II. Chuẩn bị
2. Giáo viên (GV):- Máy chiếu, sách giáo khoa (SGK), giáo án, phấn màu
- Bản đồ hành chính Việt Nam - Bài tập nâng cao dành cho HS KG - Phiếu BT bài 2
2. Học sinh: SGK, vở viết… III. Các hoạt động dạy – học
TG Hoạt động của GV - Hoạt động của HS
1’ 1. Ổn định tổ chức - HS hát 2. Kiểm tra
- YC HS kể 1 số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết
- 1 HS kể - GV yêu cầu (YC) HS nhận xét
(NX) - HS NX - GV NX KĐ cho điểm - YC HS đặt 2 câu có hình ảnh so sánh - 1 HS đặt câu - YC HS NX - HS NX -GV NX KĐ cho điểm - NX chung 3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV treo bản đồ Việt Nam và giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng (bằng phấn màu).
-HS ghi vở
b. Hướng dẫn làm bài tập: trong khi HS làm bài, thảo luận GV đi bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu Hoạt động 1: Bài tập (BT)1
- Chiếu nội dung YC BT1 - HS QS - YC HS đọc đề bài - HS đọc - Bài này có mấy YC, đó là
những YC nào?
- HS TL - Tổ chức trò chơi: Em là phóng
viên
GV phổ biến cách chơi: Mỗi tổ cử lần lượt 1 bạn lên làm phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp với 2 nội dung:
+ Kể tên các thành phố của nước ta (có thể chỉ bản đồ)
+ Kể tên 1 vùng quê mà em biết? Vùng quê đó thuộc làng, xa, huyện, tỉnh nào (có thể chỉ bản đồ)?
+ Chỉ vùng quê mà bạn biết thuộc tỉnh nào trên bản đồ (dành cho HS KG) + 4 HS chỉ bản đồ và trả lời, HS khác NX bổ sung +4 HS lên chỉ bản đồ và trả lời, HS khác NX bổ sung + HS KG chỉ, HS khác NX bổ sung (Nếu HS nhầm lẫn tên các thành phố hoặc chỉ bản đồ sai, GV hướng dẫn, giải thích cho HS hiểu)
- GV cho HS bình chọn phóng viên xuất sắc nhất
- Cả lớp bình chọn - GV chốt, chuyển ý sang BT2
Hoạt động 2: BT2: chiếu nội dung YC BT2 - HS QS - YC HS đọc đề bài - HS đọc - Đề bài có mấy YC -> GV gạch chân - HS TL - GV phát phiếu thảo luận, YC
HS thảo luận theo nhóm 4 Sự vật Công
việc Thành
phố Nông
thôn
- Chiếu phiếu bài tập của 1 nhóm YC đại diện nhóm trình bày
- Đại diện nhóm trình bày - YC nhóm khác NX, bổ sung - HS NX bổ sung - YC HS đặt câu với từ tìm được (HSKG) - HS đặt câu - YC HS khác NX - HS NX - GV NX, chốt (nêu 1 số các sự vật, công việc ở thành phố và nông thôn) - GV chuyển ý sang BT3 Hoạt động 3: BT3: Chiếu nội dung YC BT3 - HS QS - YC HS đọc đề bài - 1 HS đọc - BT 3 YC làm gì? - HS TL - YC HS làm vào vở - HS làm vào vở - Chiếu bài 1 HS - Cả lớp QS
- Gọi HS đọc câu văn 1 - HS đọc - Tại sao con đặt dấu phẩy chỗ
này?
- Vì các từ này cùng trả lời cho câu hỏi “Ai”
- Nêu bộ phận trả lời câu hỏi Ai? HSTL: Các dân tộc… - YC HS NX cách đặt dấu phẩy
của bạn
HS NX: Dấu phẩy ngăn cách giữa các từ chỉ tên dân tộc - Tại sao không đặt dấu phẩy
giữa từ Mường và Dao…?
- Vì giữa chúng có từ “hay”
- YC HS NX - HS NX
- GV NX chốt: Cần đặt dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng
TL câu hỏi “Ai”
-Trong câu văn này, bộ phận nào TL câu hỏi “Là gì”
- HSTL: là con cháu… - Tại sao con lại đặt dấu phẩy
chỗ này? (GV chỉ)
- Vì các ý này cùng trả lời cho câu hỏi “Là gì?”
- Gọi HS NX - HS NX
- GV NX, KĐ
- YC HS đọc câu cuối của bài - HS đọc - Trong câu văn này, bộ phận
nào trả lời câu hỏi “Thế nào?”
- HSTL: Sống chết có nhau… - Tại sao con đặt dấu phẩy chỗ
này?
- Vì các ý này cùng trả lời cho câu hỏi “Thế nào?”
- Gọi HS NX - HS NX
- GV NX, chốt: Khi các từ, các ý trong 1 câu cùng trả lời cho câu hỏi “Ai?”, “Là gì?”, “Thế nào?” ta thường dùng dấu phẩy để ngăn cách chúng.
- HS nghe
- Gọi HS đọc lại đoạn văn sau khi đã đặt dấu phẩy (HSKG)
- HS đọc - YC HS NX cách đọc - HS NX - Khi đọc gặp dấu phẩy, con
phải làm gì?
- HS TL: Nghỉ hơi 1 chút - GV NX KĐ cho điểm
- YC HS đổi vở đối chiếu bài - HS đối chiếu bài - GV chốt: Khi làm bài tập cần
đọc kĩ đoạn văn rồi đánh dấu phẩy sao cho câu diễn đạt rõ nghĩa. Đồng thời khi đọc cần ngắt nghỉ hơi cho đúng
- HS nghe
còn thời gian GV cho HS làm bài tập sau (dành cho HS KG): YC HS đặt câu có từ chỉ các công việc ở nông thôn hay thành thị và dùng dấu phẩy ngăn cách các bộ phận trả lời câu hỏi “Làm gì?”
- Chữa: Còn thời gian GV chữa, hết thời gian GV chữa bài vào tiết hướng dẫn học
4. Củng cố
- Hôm nay chúng ta học bài gì? - HS TL - Thi tìm từ về chủ đề thành thị -
nông thôn (trò chơi xì điện)
- Cả lớp chơi - GV NX tiết học
5. Tổng kết dặn dò
- YC HS hoàn thành bài vào vở - YC HS chuẩn bị bài sau: Ôn về từ chỉ đặc điêm. Ôn tập câu “Ai thế nào?”_ Dấu phẩy