0
Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Giáo án toán

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN DẠY TOÁN LỚP 3 (117 TRANG) (Trang 53 -79 )

Bài: Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (tr.113)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh (HS):

- Biết cách thực hiện phép nhân có 4 chữ số (CS) với số có 1 CS (có nhớ 1 lần)

- Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán - Rèn tính cẩn thận, kiên trì, chính xác, sáng tạo

- Đối với HS khá giỏi (KG), giáo viên (GV) yêu cầu (YC) làm 1 bài toán khó hơn.

-Thái độ: Rèn tính tích cực và yêu thích môn toán II. Chuẩn bị

GV: - Máy chiếu, phấn màu, sách giáo khoa (SGK), giáo án - Bài tập (BT) khó dành cho HS KG

HS: - SGK, vở ô li toán, nháp, bảng con III. Hoạt động dạy và học

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1’ 1. Ổn định tổ chức - HS hát: “ Lớp chúng mình đoàn kết” 3’ 2. Kiểm tra - YC 2 HS lên bảng thực hiện 2 phép tính: a. 314 x 2 b. 106 x 3 - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp - GV YC HS khác nhận xét (NX) - HS NX - GV NX khẳng định (KĐ) cho điểm

- YC HS nêu quy tắc nhân số có 3 CS với số có 1 CS

- HS trả lời (TL): + Đặt tính + Nhân theo thứ từ từ phải

sang trái bắt đầu từ hàng đơn vị

- NX chung 11’ 3. Bài mới

1’ a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài sau đó viết đầu bài lên bảng (bằng phấn màu)

- HS ghi vở

- YC HS đọc lại đề bài - HS đọc 5’ b. Hướng dẫn trường hợp nhân

không nhớ

- GV chiếu phép tính 1034 x 2 = ? - HS quan sát (QS) - YC HS đọc phép tính - HS đọc

- Để thực hiện phép nhân, ta phải làm gì?

- HSTL: phải đặt tính - YC HS dựa vào cách đặt tính phép

nhân số có 3 CS nhân với số có 1 CS để đặt tính phép tính 1034 x 2 - HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính vào bảng con - YC HS NX cách đặt tính của bạn - HS NX - GV NX KĐ - YC HS thực hiện phép tính trên tương tự như cách thực hiện phép tính nhân số có 3 CS với cho có 1 CS

- HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con

- GV đi bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu

- YC HS khác NX - HS NX

- YC HS nêu cách thực hiện phép nhân

- HS nêu: + Thực hiện phép tính từ phải sang trái bắt đầu từ hàng đơn vị

2 nhân 4 bằng 8, viết 8 2 nhân 3 bằng 6, viết 6

2 nhân 0 bằng 0, viết 0 2 nhân 2 bằng 2 viết 2 - GV gọi HS khác trình bày lại

đồng thời chiếu bảng như nội dung SGK

- HS trình bày

- YC HS rút ra cách nhân - 2,3 HSTL: Gồm 2 bước: + Đặt tính

+, Tính lần lượt từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị - GV KĐ, chốt: Đặt tính cho đúng,

rồi thực hiện. Khi nhân phải lấy thừa số thứ 2 nhân lần lượt với từng CS ở thừa số thứ 1 bắt đầu từ hàng đơn vị. Kết quả phải ghi thẳng hàng các chữ số ở thừa số.

- HS nghe

5’ c.Hoạt động 2: Hướng dẫn nhân có nhớ lần 1

- GV chiếu phép tính 2125 x 3 = ? - HS QS

- YC HS tự đặt tính rồi tính - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con

- GV đi bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu

- YC HS NX bài trên bảng - HS NX - GV KĐ Đ/S

- YC HS giơ bảng

(nếu HS làm sai thì GV YC HS đọc nêu lại cách thực hiện phép

tính)

- GV YC HS nêu cách thực hiện phép tính

- HS nêu - GV chiếu bảng như nội dung

SGK

- YC HS NX phép tính này có khác gì với phép tính trên?

- Phép nhân sau là phép nhân có nhớ 1 lần

- GV YC HS rút ra điều cần lưu ý - HSTL: Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì phần nhớ được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo

- GV chốt: Lượt nhân nào có khết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì phần nhớ được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo. Hàng liền sau: nhân rồi mới cộng phần nhớ ở hàng liền trước

- HS nghe

- YC HS nhắc lại - HS nhắc lại

- GV chuyển ý sang phần luyện tập

22’ d. Luyện tập

- Trong khi HS làm bài, GV đi bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu

- Những Hs nào làm xong bài rồi có thể làm bài tiếp theo

- Khi chữa YC HS dừng lại

HS làm sai GV hướng dẫn sửa sai theo tình huống cụ thể.

5’ BT1: Chiếu nội dung YC BT1 - HS QS

- YC HS đọc đề bài - HS đọc

- YC HS làm vào SGK - HS làm bài - Chữa bài: Chiếu bài 1 HS - Cả lớp QS

- YC HS khác NX - HS NX

- GV NX KĐ

- YC HS đọc cách làm phép tính 1072 x 4

- HS nêu

- Phép nhân này có nhớ ở hàng nào? - Nhớ ở hàng chục

- YC HS khác NX - HS NX

- GV NX cho điểm

- YC HS đối chiếu bài - HS đối chiếu bài - GVchuyển ý sang BT2

6’ -BT2: Chiếu nội dung YC BT2 - HS QS

- YC HS đọc đề bài - HS đọc

- Đề bài 2 có khác gì đề bài bài 1? - Bài 2 có 2 YC: đặt tính, tinh Bài 1 chỉ có 1 YC tính - YC HS làm vào vở phần a - HS làm

- Chữa bài: Chiếu bài 1 HS - Cả lớp QS

- YC HS NX - HS NX - GV NX KĐ Đ/S - YC HS nêu lại cách làm phép tính: 1810 x 5 = - HS nêu - YC HS NX - HS NX - GV NX cho điểm

- YC HS đổi vở đối chiếu bài - HS đối chiếu bài - GV chuyển ý sang BT3

6’ - BT3: Chiếu nội dung YC BT3 - HS QS - YC HS đọc đề bài - 1 HS đọc

- Đề bài cho biết gì? Hỏi gì? - 1 bức tường xây hết 1015 viên.

- 4 bức hết bao nhiêu viên? - GV tóm tắt:

1 bức tường: 1015 viên 4 bức tường: … viên?

- YC HS làm bài vào vở - HS làm bài - Chữa bài: Chiếu bài 1 HS - Cả lớp QS - YC HS đọc bài làm của mình - HS đọc - Vì sao con tính được 4060 viên

gạch?

- Vì 1 bức tường xâu hết 1015 viên, vậy muốn tính được 4 bức tường ta phải lấu 1015 x 4.

- YC HS khác NX - HS NX

- GV NX KĐ cho điểm

- YC HS đối chiếu bài - HS đối chiếu bài - GV chuyển ý sang BT4

5’ - BT4: chiếu nội dung YC BT4 - HSQS

- YC HS đọc đề bài - HS đọc

- GV chiếu mẫu như SGK và giải thích: Nhẩm là không đặt tính, tự nhẩm rồi điền kết quả

- HS QS và nghe

- GV hướng dẫn mẫu như SGK -> YC HS làm bài vào sách - HS làm - Chiếu bài 1 HS - Cả lớp QS - HS đọc bài làm của mình - HS đọc - YC HS khác NX - HSNX - YC HS NX về 3 phép tính ở phần b - HSTL: Thừa số thứ 1 đều tròn chục, trăm, nghìn. Thừa số thứ 2 đều là 5 - GV YC HS nêu cách nhẩm 2000 x 5 - HSTL: 2 nghìn x5 = 10 nghìn * Dành cho HS KG: YC HS NX khi nhẩm 3 phép tính có gì giống và khác nhau

- HS TL: Giống: Đều lấy 2 x 5 = 10 Khác nhau là ở các số của thừa số thứ 1 - GV chốt Vậy cả 3 phép tính đều đưa về phép nhân 2 x 5 = 10, chỉ - HS nghe

khác là 2 chục nhân 5, kết quả là 10 chục

2 trăm nhân 5 kết quả là 10 trăm 2 nghìn nhân 5 kết quả là 10 nghìn.

- Nếu HS làm xong hết tất cả các bài, GV cho HS làm phiếu bài tập sau (BT dành cho HS KG):

- Hai số có tích bằng 1108, nếu tăng thừa số thứ 1 lên 2 lần và tăng thừa số thứ 2 lên 3 lần thì được tích mới bằng bao nhiêu? - GV chữa bài nếu còn thời gian, nếu hết thì chữa bài vào tiết hướng dẫn học

2’ 4. Củng cố

- Khi nhân sô có 4 CS với số có 1 CS ta cần chú ý điều gì?

- HS TL - GV NX KĐ

1’ 5. Dặn dò: HS chưa làm xong BT, chiều làm vào tiết hướng dẫn học - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập (114)

Giáo án

Bài : Bảng nhân 9 (tiết 63, SGK, trang 63)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Thành lập và học thuộc bảng nhân 9

- Áp dụng bảng nhân 9 để giải bài toán có lời văn, thực hành đếm thêm 9 - Rèn tính cần thận, chính xác, sáng tạo

- Qua bài học, học sinh thêm yêu thích môn toán.

* Đối với học sinh khá giỏi, giáo viên yêu câu làm 1 vài bài tập khó hơn II. Chuẩn bị

3. Giáo viên(GV)

- Máy chiếu, sách giáo khoa(SGK), giáo án - 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn

- 1 số tấm bìa hình vuông (để che số trong phần học thuộc bảng nhân) - Bài tập(BT) dành cho HS khá giỏi, câu hỏi dành cho học sinh khá giỏi

4. Học sinh (HS)

- Mỗi HS 10 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. SGK, vở ô ly. III. Hoạt động dạy và học

Thời gian

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1’ 1. Ổn định tổ chức HS hát: “Tập đếm”

3’ 2. Kiểm tra

- YC HS đọc bảng nhân 8

- Khi HS đọc xong GV hỏi thêm 1 số phép tính trong bảng.

- 2 HS lên bảng

- YC HS nhận xét (NX) sau mỗi HS trả lời

- GV NX, khẳng định, cho điểm - GV NX chung

3. Dạy bài mới

1’ a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài , viết đầu bài lên bảng (bằng phấn màu)

- HS viết vở

10’ b. Bài mới

Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS lập bảng nhân 9

Thao tác 1: - YC HS lấy 1 tấm bìa có 9 chấm tròn

- HS nhặt 1 tấm bìa - GV gắn 1 tấm bìa lên bảng -> hỏi: 9

chấm tròn được lấy mấy lần?

- HSTL: 9 chấm tròn được lấy 1 lần

- GV ghi bảng:9 được lấy 1 lần, ta viết:

9 x 1 = 9

- 2 HS đọc : 9 x 1 = 9

- GV chỉ phép tính và nói: Đây là phép tính thứ 1 trong bảng nhân 9 Thao tác 2: - YC HS lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn

- HS lấy 2 tấm bìa - GV gắn 2 tấm bìa lên bảng -> Hỏi: 9

chấm tròn được lấy mấy lần?

-> viết bảng: 9 được lấy 2 lần, ta có:

- HSTL: 9 chấm tròn được lấy 2 lần

- YC HS nêu phép tính nhân tương ứng - HS nêu : 9 x 2 = - GV hỏi 9 x 2 = ? - HSTL: 6 x 2 = 12 - Nêu cách làm để có kết quả là 9 x 2 = 18 - 3,4 HS TL: + Đếm số chấm tròn + 9 x 2 = 9 + 9 = 18 - YC HS khác NX - HS NX - GV ghi 9 x 2 = 9 + 9 = 18

Vậy 9 x 2 = 18 - GV khẳng định: Đây là phép tính thứ 2 trong bảng nhân 9 - YC HS đọc - HS đọc 9 x 2 = 18 * Thao tác 3 - GV hướng dẫn HS lập phép nhân 9 x 3 = 27 tương tự như phép nhân 9 x 2 = 18 - HS lập phép nhân 9 x 3 = 27 * Thao tác 4: - GV YC HS lập các phép tính còn lại trong bảng nhân 9 ra nháp bằng đồ dùng hay bằng cách dựa vào quy luật

- HS lập: 9 x 4 = 36 … 9 x 10 = 90 - YC HS đọc từng phép tính - HS đọc nối tiếp, mỗi em

1 phép tính - GV khẳng định đúng sai

-> GV ghi bảng, hoàn chỉnh bảng nhân 9

- YC HS nêu cách lập bảng nhân 9 - HSTL: + Dựa vào đồ dùng

+ Dựa vào quy luật: thừa số thứ 2 tăng thêm 1 thì kết quả sau bằng kết quả trước cộng thêm 9

- GV NX và chốt: 2 cách lập đều đúng nhưng cách 2 nhanh hơn

- GV khẳng định: đây là bảng nhân 9 vừa lập xong

thanh - YC HS NX thừa số thứ nhất và thừa số thứ 2 trong bảng nhân 9 - Thừa số thứ 1 trong bảng nhân 9 đều là 9, thừa số thứ 2 lần lượt từ 1,2…,10 - YC HS NX -> GV NX 2,3 HS NX

- YC HS NX kết quả của bảng nhân 9 HSTL: kết quả liền trước kém kết quả liền sau 9 đơn vị.

Kết quả liền sau hơn kết quả liền trước 9 đơn vị

- YC HS NX -> GV NX - 2,3 HS NX

- Kết quả của phép nhân gọi là gì? - HSTL: tích. HS khác NX

- GV kết luận: Hai tích liền nhau trong bảng nhân 9 hơn, kém nhau 9 đơn vị

- HS nghe 5’ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS học

thuộc bảng nhân 9

- YC HS đọc - Cả lớp đọc đồng thanh

- GV dùng tấm bìa che 1 số thừa số, tích, sau đó YC HS đọc - HS đọc đồng thanh, cá nhân, đọc nhẩm - YC HS khá giỏi(KG) đọc thuộc cả bảng - 1,2 HS đọc - YC HS khác NX -> GV NX KĐ, cho điểm - HS NX - GV chuyển ý sang phần luyện tập

16’ c. Luyện tập

* Trong khi HS làm bài, GV đi bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu kém. HS

làm xong bài 1, cho HS làm các bài tiếp theo

- Khi chữa bài, nếu HS làm bài sai, GV chữa theo tình huống cụ thể

4’ Bài 1: Chiếu nội dung bài 1 - HS QS

- YC HS đọc đề bài - 1 HS đọc

- YC HS nhẩm, ghi kết quả vào SGK - HS làm vào SGK - Chữa bài: Chiếu bài 1 HS - YC HS QS

- YC HS đọc bài làm của mình - HS đọc

- Gọi HS khác NX - 2,3 HS NX

- GV NX, khẳng định, cho điểm

- YC HS đối chiếu bài - HS đối chiếu bài - YC HS Tìm các phép nhân không

có trong bảng nhân 9?

Câu hỏi dành cho HS khá giỏi: ? Vì sao 9 x 0 = 0

0 x 9 = 0

- HSTL: 9 x 0 = 0 0 x 9 = 0

- HSTL: Vì 9 không lấy lần nào nên kết quả = 0; 0 được lấy 9 lần nên kết quả cũng bằng 0

- YC HS khác NX - HS NX

- GV NX KĐ

- GV chốt BT1 chuyển ý sang BT2 - HS nghe 4’ Bài 2: Chiếu nội dung bài 2 - HS QS

- YC HS đọc đề bài - 1 HS đọc : Tính - YC HS tính vào vở ô li - HS làm - Chiếu bài 1 HS - HS QS - YC HS đọc bài làm của mình - HS đọc - YC HS khác NX -> GV NX KĐ cho điểm - HS NX

- YC HS đổi chéo vở đối chiếu bài - HS đổi vở đối chiếu - GV chốt kiến thức, chuyển ý sang

BT3

4’ Bài 3: Chiếu nội dung bài 3 - HS QS

- YC HS đọc đề bài - 1 HS đọc

- Bài toán cho biết điểu gì? - Bài toán hỏi gì?

- Lớp 3b có 3 tổ, mỗi tổ có 9 bạn - Lớp 3b co bao nhiêu bạn - GV tóm tắt: 1 tổ : 9 bạn 3 tổ : … bạn?

- YC HS làm bài vào vở - HS làm bài

- Chiếu bài 1 HS - YC HS QS

- YC HS đọc bài làm - HS đọc

-YC HS khác NX - HS NX

- Để làm bài này con đã làm phép tính gì?

- Tại sao con lấy 9 x 3 = 27 (bạn)

- Phép nhân

- Vì muốn tìm lớp 3b có bao nhiêu bạn, ta lấy số bạn trong 1 tổ nhân với

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN DẠY TOÁN LỚP 3 (117 TRANG) (Trang 53 -79 )

×