Thực trạng tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu 285 hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 35)

Năm 2019, đánh dấu hơn 19 năm thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức giao dịch, TTCK đã phát triển nhanh về quy mô số lượng mã chứng khoán niêm yết, sản phẩm, vốn hóa, giá trị giao dịch ... Trong đó tổng vốn hóa của 3 sàn giao dịch tại thời điểm kết thúc tháng 3 năm 2019 là 5,512,766 tỷ VND và số công ty niêm yết và đăng kí giao dịch là 1571 mã. So với năm 2009, hiện tại vốn hóa TTCK Việt Nam đã tăng lên gấp 11 lần.

Biểu đồ 1: Vốn hóa thị trường chứng khoán từ năm 2000 đến nay (Nguồn Ủy ban chứng khoán Nhà nước —SSC)

Hiện tại, ở Việt Nam các chủ thể có các hoạt động liên quan đến đầu tư và kinh doanh chứng khoán bao gồm: các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư cá nhân và các công ty quản lý quỹ.Tính đến hết tháng 2/2019 theo thống kê từ UBCKNN số lượng quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam là 41 quỹ bao gồm 26 quỹ mở, 2 quỹ đóng, 10 quỹ ETF và 1 quỹ bất động sản. Ngoài 14 công ty đã và đang bị thu hồi giấy phép hoạt động thì hiện tại trên TTCK Việt Nam hiện có 101 công ty chứng khoán đang hoạt động. Ngoài ra, còn có 47 công ty quản lý quỹ đang hoạt động tham gia vào TTCK.

TTCK đang có các bước phát triển mạnh mẽ trong các năm qua khi ra mắt sản phẩm phái sinh đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số VN30 vào năm 2017. Vào ngày 7/1/2019 Thủ tướng Chính phủ kí công văn phê duyệt đề án thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo hình thức công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước với vốn điều lệ 3000 tỷ đồng.

Bảng 1:Số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam tính đến tháng 2/2019 (Nguồn: UBCKNN)

Biểu đồ 2; Tổng giá trị giao dịch chứng khoán trên sàn HOSE (Nguôn: Sở giao dịch chứn khoán Hồ Chí Minh)

Các nhà đầu tư cá nhân vẫn là đối tượng chính trên thị trường chứng khoán cơ

sở trong khi đó các nhà đầu tư tổ chức chỉ chiếm phần trăm nhỏ. Theo thống kê của UBCKNN 75% giá trị giao dịch trên sàn HOSE là từ các nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước, phần còn lại thuộc về các tổ chức trong và ngoài nước trong đó tổ chức nước ngoài chiếm 17.4%.

TTCK phái sinh tăng trưởng đều đặn trong năm 2018, khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên tăng từ 10,954 hợp đồng đến 78,791 hợp đồng. Tuy là một sản phẩm mới được mở từ cuối tháng 7 năm 2017 nhưng TTCK phái sinh vẫn đem đến

sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư khi mà số lượng các tài khoản phái sinh tăng liên tục trong suốt năm 2018 đến hiện tại. Số lượng tài khoản phái sinh tính đến 31/12/2018 là 57,677 tài khoản tăng 3, 4 lần so với cuối năm 2017. Các hoạt động giao dịch ở thị trường phái sinh chủ yếu từ các nhà đầu tư cá nhân trong nước, chỉ 0.18% giá trị giao dịch trên thị trường đến từ nhà đầu tư nước ngoài. Trong năm 2018 ngoài tháng 8 và tháng 9 số lượng hợp đồng giao dịch giảm, còn lại đều tăng mạnh, tháng có giao dịch lớn nhất là tháng 7 với 2,843,872 hợp đồng.

Số lượng tài khoản chứng khoán tính đến hết tháng 2/2019 đã tăng lên 2,212,317 tài khoản tăng 1.37% so với cuối năm 2018 và 15.13% so với cuối năm 2017. Số lượng tài khoản giao dịch trong nước là 2,183,601 chiếm 98.7% tổng số tài khoản trên toàn thị trường. Bên cạnh đó, số lượng tài khoản nước ngoài là 28,716 chỉ chiếm 1.3% nhưng lại tăng 25% so với cuối năm 2017. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán chỉ chiếm 2.2% toàn dân số Việt Nam thấp hơn nhiều so vói các quốc gia trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

■ cá nhân trong nước

■ cá nhân nước ngòi

■ tổ chức trong nước

Một phần của tài liệu 285 hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w