Mục tiêu của hiệp định CPTPP

Một phần của tài liệu 272 hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương CPTTP cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu ngành dệt may việt nam (Trang 27 - 28)

Theo nội dung phần Lời mở đầu trong Hiệp định, các quốc gia đã đặt ra các

cam kết và thực thi để đạt được những mục tiêu được nêu như sau:

“Các Bên tham gia Hiệp định này, quyết tâm:

KHẲNG ĐỊNH LẠI các vấn đề đã được thể hiện trong lời mở đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, được ký tại Auckland ngày 4 tháng 02 năm 2016 (sau đây gọi là “Hiệp định TPP”);

HIỆN THỰC HÓA nhanh chóng các lợi ích của Hiệp định TPP thông qua Hiệp định này và tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược của các lợi ích đó;

ĐÓNG GÓP nhằm duy trì mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại thế giới và tạo ra những cơ hội kinh tế mới cho người dân thuộc mọi mức thu nhập và hoàn cảnh kinh tế;

THÚC ĐÂY hơn nữa hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực giữa các Bên; TĂNG CƯỜNG cơ hội thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực;

KHÃNG ĐỊNH LẠI tầm quan trọng của việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bản sắc và sự đa dạng văn hóa, bảo vệ và bảo tồn môi trường, bình đẳng giới, quyền lợi của người bản địa, quyền lao động, thương mại, phát triển bền vững, tri thức truyền thống, cũng như tầm quan trọng của việc bảo lưu quyền quản lý của mình vì các lợi ích công cộng;

HOAN NGHÊNH các quốc gia hoặc các lãnh thổ hải quan riêng biệt tham gia Hiệp định này;”

Không giống như các Hiệp định thương mại tự do khác, CPTPP không chỉ nhắm tới những mục tiêu như tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, sở hữu trí tuệ hay mối quan hệ ngoại giao giữa các nước, Hiệp định còn hướng đến những khái niệm rộng hơn và giá trị to lớn hơn. Nói một cách cụ thể, mục tiêu chính của CPTPP là tăng cường hợp tác kinh tế cũng như các chính sách, quy định thương mại giữa các quốc gia, thông qua đó tiến tới xóa bỏ các loại thuế quan và rào cản thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ xuất, nhập khẩu giữa các nước thành viên, nhằm tăng cường thương mại và đầu tư, thúc đẩy sáng kiến, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội. Và tất nhiên, bên cạnh đó, mỗi thành viên đều có lợi ích khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau với những mục đích và tính toán riêng khi tham gia đàm phán CPTPP.

Hiệp định CPTPP là một hiệp định được ký kết bởi nhiều lãnh thổ thuộc những châu lục khác nhau trên thế giới, nó mang đến sự mong chờ trở thành một tổ chức thương mại lớn trên thế giới giống như Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thiết lập hiệp định, các Bộ trưởng của các nước một mặt mong muốn phát triển nền kinh tế, một mặt mong muốn thúc đẩy mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, xoá nhoà tanh giới để có thể hợp tác vì mục đích chung, bởi vậy, ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới ngỏ ý muốn tham gia vào hiệp định.

Một phần của tài liệu 272 hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương CPTTP cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu ngành dệt may việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w