NGÀNH DỆT MAY
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có nội dung gồm 30 chương và 9 phụ lục. Các nội dung bao gồm các cam kết, biểu thuế quan, lộ trình thực thi theo cam kết trong hiệp định của lần lượt từng nước thành viên và các phụ lục đính kèm. Các chương trong hiệp định được phân ra thành từng lĩnh vực cụ thể rõ ràng mà tất cả 11 nước đã thống nhất. Dệt may là lĩnh vực được phân
tách thành một chương riêng biệt trong Hiệp định và được quy định chi tiết với phụ lục liên quan.
Theo Cam kết chính của hiệp định từ trang thông tin về CPTPP thuộc Bộ Công Thương, khác với các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, Hiệp định CPTPP có chương riêng về dệt may. Ngoài việc áp dụng quy định chung như các hàng hóa khác, hàng dệt may có những quy định riêng mang tính đặc thù. Nội dung cam kết về dệt may bao gồm:
- Các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu việc sử dụng sợi và vải từ khu vực CPTPP nhằm mục đích thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư trong khu vực để tăng giá trị của hàng dệt may được sản xuất trong khối.
- Quy định linh hoạt về cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực.
- Các cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận thương mại.
- Cơ chế tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may để đối phó với thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu (khác với cơ chế tự vệ chung của Hiệp định).