CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu 272 hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương CPTTP cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu ngành dệt may việt nam (Trang 37)

DỆT

MAY GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG HIỆP ĐỊNH CPTPP 1.3.1. Cơ hội đối với ngành dệt may

Từ nội dung liên quan đến dệt may của Hiệp định CPTPP cùng với những nhận xét cá nhân về lợi ích mà các quốc gia thành viên có thể tận dụng, khoá luận rút ra được một số cơ hội tiềm năng mà hầu hết các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu dệt may có thể dựa vào để nghiên cứu và phát triển chiến lược cho chính công ty của họ.

Thứ nhất, lợi ích mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhất đó chính là cắt

giảm thuế quan rất sâu và ngay lập tức cho nhiều sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may. Bằng việc đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ, chứng minh hàng hoá có xuất xứ trong khu vực CPTPP và đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật chung, các doanh nghiệp đã được hưởng mức thuế suất siêu ưu đãi giảm từ 17% - 20% xuống còn 0% cho gần như toàn bộ nguyên liệu và thành phẩm may mặc. Lấy ví dụ như mặt hàng mã HS 6204 mức độ tiêu thụ lớn xấp xỉ 7,3 tỷ USD trong khối CPTPP năm 2019, nếu không có chứng nhận xuất xứ, mức thuế mà các doanh nghiệp phải chịu là 20% trên tổng khối lượng hàng hoá và khi đủ điều kiện áp dụng thì mức thuế chỉ còn 0%, tương đương tiết kiệm giảm 1,47 tỷ USD thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp, đây thật sự là một con số đáng suy nghĩ.

Lượng thuế nhập khẩu được giảm ấy đem lại rất nhiều lợi ích và cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Giảm thuế nhập khẩu thì giá thành nhập khẩu nguyên liệu hay sản phẩm tiêu thụ đó cũng giảm, một phần giúp giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho công ty đó từ đó mang đến cơ hội đầu tư thêm vào nhà máy, nhân lực hay danh tiếng của họ, mặt khác tăng khả năng cạnh tranh về giá thành so với đối thủ trong nước và ngoài nước. Trong các quốc gia thành viên CPTPP có thế mạnh về ngành dệt may, Việt Nam, Mexico và Nhật Bản có lẽ là những quốc gia có thể tận dụng cơ hội này.

Thứ hai, thực hiện theo quy tắc trong CPTPP đem đến động lực thúc đẩy cho

sự đổi mới, ở đây là cơ hội để tái cơ cấu quy trình sản xuất cho doanh nghiệp, xây dựng chuỗi cung ứng cho toàn ngành. Theo quy tắc trong CPTPP, hàng dệt may chỉ được hưởng lợi khi toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiện trong nội khối CPTPP, được gọi quy tắc “3 công đoạn”. Điều này thúc ép doanh nghiệp hoàn thiện quy trình sản xuất của họ để tất cả nguyên liệu làm ra thành phẩm ấy đều từ nội khối, họ cần phải tập trung thêm vào công đoạn sớm nhất, quá trình kéo sợi. Quy tắc này khuyến khích phát triển chuỗi cung ứng ngành công nghiệp dệt may theo ngành dọc, khuyến khích đầu tư phát triển ngành sợi, vải. Từ đó, tạo ra công ăn việc làm cho nhân công tại khu vực, quốc gia đó, hơn nữa có thể kiểm soát chặt chẽ chất lượng cho sản phẩm đầu ra, nâng cao giá trị và lợi ích cận biên.

Thứ ba, tính trên thời gian dài hạn, dệt may sẽ được tiêu chuẩn hoá và trở thành miếng bánh béo bở cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chú ý. Nếu giảm được số thuế nguyên phụ liệu đầu vào cho sản phẩm dệt may, CPTPP sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư vào các khâu thường không được quan tâm nhiều như dệt, nhuộm trong thời gian tới bởi tại khâu nguyên liệu doanh nghiệp vừa tránh thuế cao, vừa đáp ứng yêu cầu xuất xứ để hưởng thuế suất thấp của CPTPP.

Thứ tư, CPTPP tạo ra cơ hội để ngành công nghiệp dệt may của các nước từ đó

tiêu chuẩn hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng nhân công, nhà máy và chuỗi cung ứng trong sản xuất hàng dệt may xuất khẩu ra nước ngoài. Tham gia vào càng nhiều hiệp định thương mại, khả năng đáp ứng được những tiêu chuẩn, quy tắc khắt khe của từng quốc gia và hiệp định của các doanh nghiệp trong nước sẽ phần nào được cải thiện và đôi khi có thể đem lại kết quả đáng kể. Việc này không chỉ đem lại tác dụng sử dụng cho hoạt động xuất khẩu sang các nước CPTPP và một số những quốc gia khó tính khác như Mỹ, hoặc các quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu mà nó còn đem lại danh tiếng cho chính doanh nghiệp đó, chính ngành dệt may của chính quốc gia đó nữa.

1.3.2. Thách thức đối với ngành dệt may

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019 hứa hẹn mở ra cơ hội đẩy mạnh

xuất khẩu cho nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cụ thể là ngành dệt may, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, CPTPP cũng đặt ra không ít thách thức, đòi hỏi các quốc gia phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như chiến lược dài hạn nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Trước hết, thách thức lớn nhất mà hầu hết các doanh nghiệp dệt may gặp phải

đó chính là vấn đề về đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn xuất xứ để được hưởng lợi từ cắt giảm thuế quan nhờ Hiệp định. Quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” được áp dụng trong hiệp định tưởng chừng là một cơ hội lớn, nhưng thật sự nó đem lại rào cản rất lớn để các doanh nghiệp có thể đáp ứng được. Để có thể đạt được yêu cầu này, các doanh nghiệp sẽ có hai phương án: một là tìm nguồn cung nguyên vật liệu từ các nước trong CPTPP, hai là tự sản xuất ra các loại nguyên vật liệu đó.

Vậy thì vấn đề đặt ra ở đây là nếu đi theo phương án đầu tiên, với nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may từ Chương 50 đến Chương 59 của toàn khối CPTPP đạt 47 tỷ USD, tuy nhiên các nước trong khối chỉ có thể cung cấp tổng cộng là 28,5 tỷ USD (Trademap, 2019). Như vậy, nguồn nguyên vật liệu mà chỉ lấy từ các nước trong khối sẽ không đủ để cung cấp cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp bởi sự chênh lệch lượng cầu gần gấp 2 lần lượng cung. Còn nếu đi theo phương án thứ hai, để có thể tự sản xuất ra các nguyên vật liệu may mặc, mối quan tâm trước hết cho các doanh nghiệp đó chính là chi phí và thời gian đầu tư cho hoạt động này, hơn nữa không phải khu vực nào cũng có môi trường phù hợp để sản xuất ra nguyên vật liệu đó. Đây thật sự là một vấn đề mà các doanh nghiệp cũng như Chính phủ cần suy nghĩ phương pháp và chiến lược để giải quyết.

Tiếp theo, mở cửa thị trường đồng nghĩa là có thêm đối thủ cạnh tranh. Các

doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Cung tăng thì cầu giảm, khi nguồn cung quá dồi dào sẽ một phần nào đó ảnh hưởng đến nhu cầu, mong muốn tiêu thụ của khách hàng, gây ra sự thờ ơ của khách đối với một số các sản phẩm trong nước vì sự mới mẻ bao giờ cũng hấp dẫn hơn những thứ dường như đã thân thuộc. Điều này sẽ gây nên không ít áp lực, khó khăn nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa trong nước và nguy cơ thất bại của các doanh nghiệp trên chính thị trường nội địa cũng vì thế sẽ gia tăng.

Cuối cùng, như đã phân tích ở trên, CPTPP đem đến cơ hội thu hút đầu tư nước

Năm KNXK dệt may (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng XK dệt may (%) 2010 11,21 19,18 2011 14,04 20,16 2012 15,09 6,96 2013 1795 15,93

xuất tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (phát triển công nghiệp nhuộm vải) nếu sử dụng công nghệ lạc hậu, khó khăn ở đây là các doanh nghiệp muốn phát triển thì cần có giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề môi trường này trước để tránh gây hậu quả và vi phạm cam kết trong Hiệp định về Môi trường. Do đó, các cơ quan quản lý sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích về nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và tác động tới môi trường trước khi cấp phép đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, khoá luận tập trung nghiên cứu về những vấn đề tổng quan liên quan đến định nghĩa, sự hình thành, mục tiêu của Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phân biệt CPTPP so với Hiệp định trước đó (TPP), sau đó đi sâu nghiên cứu nội dung của hiệp định có liên quan đến ngành dệt may rồi từ đó rút ra được những cơ hội và thách thức đối với ngành trong bối cảnh các quốc gia thành viên cùng nhau thực hiện theo cam kết của hiệp định.

Từ những nội dung được phân tích, ta có thể đánh giá rằng Hiệp định CPTPP là một hiệp định sâu rộng nhất mà Việt Nam từng ký kết. Thông qua mục đích của Hiệp định, ta thấy được những khía cạnh được chạm tới trong đây không chỉ đi đến những vấn đề liên quan đến thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư hay mối quan hệ ngoại giao giữa các nước như cắt giảm thuế quan, loại bỏ hàng rào thương mại giữa các nước hay sở hữu trí tuệ, nội dung của Hiệp định còn bao trùm lên những vấn đề sâu sắc hơn liên quan đến thương mại và đầu tư, thúc đẩy sáng kiến, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội.

Ngành dệt may có thể nói là được hưởng được nhiều ưu đãi từ hiệp định bởi ngành được quan tâm từ các quốc gia thành viên, dành riêng 1 chương và có phụ lục riêng, có phương pháp xử lý cho những nguyên liệu thiếu hụt, ưu đãi thuế quan rất sâu và nhanh chóng. Do đó đem lại nhiều tiềm năng phát triển nhưng không dễ dàng bởi CPTPP đặt ra không ít thách thức, đòi hỏi các quốc gia phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như chiến lược dài hạn nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

2.1. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Khoá luận được thực hiện với mục tiêu chính là phân tích cơ hội và thách thức của Hiệp định CPTPP đối với hoạt động xuất khẩu của Ngành Dệt may nước ta. Để thực hiện được điều này thì trước hết cần phải nghiên cứu những yếu tố bên trong của ngành bao gồm tình hình phát triển hiện tại cũng như những đặc điểm, đặc thù vốn có. Từ đó, ta có thể xem xét được rằng hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của ngành hiện nay đang có sự tiến bộ hay yếu kém nào, những điểm nào còn đang thiếu sót, cần phải thay đổi để có thể nắm bắt cơ hội và nhận định thách thức mà ngành đang phải đối mặt từ những đặc điểm đó. Do đó, trong phần này khoá luận sẽ đi sâu vào nghiên cứu tổng quan tình hình phát triển và những nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển đó cũng như đánh giá xem Việt Nam có tiếp cận được lợi ích mang lại từ hiệp định hay không thông qua 2 nhân tố là tình hình tăng trưởng xuất khẩu và đặc điểm Ngành Dệt may Việt Nam trong những năm gần đây bên cạnh sự tác động của đại dịch Covid-19 trong năm 2020.

2.1.1. Tình hình tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam

Bảng 2.1: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2010-2020

2015 22,81 8,15 2016 23,84 4,32 2017 26,04 845 2018 30,49 14,59 2019 32,85 7,18 2020 29,81 -10,2

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may giai đoạn 2010-2020

Kim ngạch xuất khẩu dệt may • Tốc độ tăng trưởng XK dệt may

(Nguồn: Tổng cục Hải quan 2010 - 2020)

Ngành Dệt may Việt Nam tính từ năm 1998 được đánh giá là có sự khởi sắc và phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều so với thời kỳ trước. Từ dữ liệu thống kê Biểu đồ 2.1 ta thấy được, trong giai đoạn 2010 - 2019, hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam khá ổn định, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng khá tốt trong khoảng thời gian này. Kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng dệt may Việt Nam đạt trên 22 tỷ USD/năm trở lên. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10.83%/năm, kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10%-15% GDP hàng năm. Vào thời điểm hiệp định CPTPP được ký kết năm 2018, Ngành Dệt may của nước ta đã có một kết quả đáng kinh ngạc, doanh số xuất khẩu đạt 30,49 tỷ USD, tăng 14,59% so với năm trước. Nguyên nhân là, nền kinh tế nước ta năm 2018 được đánh giá là có sự “bứt tốc thần kỳ”, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước đạt tới 7,08% nằm ngoài sự kỳ vọng của Bộ Công Thương tới hơn 0,38%. Trong đó, mức tăng trưởng của Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; và dịch vụ của Việt Nam đều có sự phát triển so với tình hình kinh tế năm 2017, đặc biệt ngành công nghiệp, xây dựng có một bước tiến rất xa với mức tăng trưởng đạt 8,95%, đóng góp xấp xỉ 50% GDP cho nền kinh tế Việt Nam. Cùng với đó, năng suất lao động của công nhân cũng có sự tiến bộ rõ rệt, tính trên cả năm 2018 mỗi lao động tạo ra ước tính 101 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 5,93% so với thời điểm năm 2017. Và tính đến năm 2019, nhờ bước đệm từ năm 2018, ngành xuất khẩu này

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

GTXK bông (tỷ

USD) 2,10 2,64 2,84 3,06 2,91

của Việt Nam đã đánh dấu mốc quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu đạt gần 33 tỷ USD, tương đương tăng hơn 7,8% so với năm 2018, gấp 3 lần so với dữ liệu năm 2010.

Tuy nhiên đáng buồn là năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng nổ và lây lan nhanh chóng kéo theo sự tụt giảm về nền kinh tế của nhiều nước, trong đó những thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất của nước ta bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên Minh Châu Âu, những quốc gia này đã phải gánh chịu sự thiệt hại nặng nề từ đại dịch này do các chính phủ đã có sự sai lầm trong xử lý dịch Covid, dẫn đến lượng người tử vong tại các nước này tăng cao và nhiều nhà máy, cửa hiệu phải đóng cửa hoặc trên bờ vực phá sản, ảnh hưởng lớn tới tâm lý tiêu dùng chung và việc chi trả cho các khoản chi tiêu cũng hạn chế. Do đó, mặc dù Việt Nam không chịu ảnh hưởng quá lớn từ dịch bệnh, nguồn tiêu thụ hàng may mặc vẫn bị giảm sút và xuất khẩu dệt may trở nên khó khăn hơn trong việc duy trì mức tăng trưởng, đạt mức tăng trưởng âm trong năm 2020 này giảm 10,2% so với năm 2019. Đây thật sự là một cú sốc lớn với nền kinh tế các nước thị trường tiềm năng và cả các ngành nghề có hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy nhưng ta vẫn có thể đánh giá rằng dù có sự ảnh hưởng biến động mạnh mẽ từ dịch, Ngành Dệt may nước ta vẫn có cơ hội tăng trưởng trong những năm tới nếu như các quốc gia có thể đối phó và vượt qua được đại dịch này, điều này cũng có nghĩa là xuất khẩu của ngành Việt Nam không phải đang suy thoái mà chỉ đang chậm lại.

Bên cạnh đó, lĩnh vực dệt may trong những năm gần đây được đánh giá mà ngành mũi nhọn cho nền kinh tế nước ta. Nhiều nhà đầu tư đã nhắm đến tiềm năng phát triển của ngành và các chủ doanh nghiệp có xu hướng mở rộng hơn về quy mô. Theo báo cáo của PwC, đã có khoảng 1.000 doanh nghiệp đăng ký thêm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 272 hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương CPTTP cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu ngành dệt may việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w