8. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt vùng Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng là khu vực phát triển trọng điểm của các tỉnh phía Bắc, là vùng có sự tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất cả nước, có nhiều làng nghề nhất nước ta với gần 900 làng nghề, là vựa lúa lớn thứ hai cả nước, là vùng có mức độ tập trung đông dân cư nhất cả nước với mật độ trung bình là 1225 người/km2 (2006).
Các khu đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp tập trung được hình thành và phát triển mạnh dọc theo các lưu vực sông. Trong số các nguồn thải phát sinh thì nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, với tổng lượng các chất ô nhiễm rất cao.
Hiện nay, không chỉ ở thành thị, mà ngay cả ở khu vực nông thôn Đồng bằng sông Hồng, lượng nước thải cũng chiếm tỷ lệ rất lớn và tăng nhanh qua các năm. Hầu hết nước thải sinh hoạt của các thành phố đều chưa qua xử lý, trực tiếp đổ vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông, gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Phần lớn các đô thị đều chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung, hoặc đã xây dựng nhưng chưa đi vào hoạt động hay hoạt động không hiệu quả.
Bên cạnh đó, phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng đã có quá trình lịch sử lâu dài, hình thành nên các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương…Tuy vậy, đến nay vẫn còn tình trạng nhiều khu công nghiệp, nhiều nhà máy lớn xả thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông hồ xung quanh, gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều đoạn sông trên lưu vực.
Đồng bằng sông Hồng là khu vực phát triển trọng điểm của các tỉnh phía Bắc, do vậy cũng là nơi tập trung nhiều bệnh viện tuyến Trung ương, nhiều trung tâm y tế lớn. Đặc biệt, hầu hết các cơ sở y tế với quy mô nhỏ thuộc tuyến địa phương ở đây chưa đầu tư xây dựng hệ thống nước thải. Với lượng nước thải lớn, tổng lượng chất ô nhiễm trong nước thải y tế cao chưa được xử lý, hoặc xử lý không triệt để là một
Đồng bằng sông Hồng cũng là khu vực tập trung nhiều làng nghề nhất trong cả nước, với gần 900 làng nghề, chiếm xấp xỉ 60% tổng số làng nghề cả nước [Error! Reference source not found.]. Các làng nghề với quy trình sản xuất thủ công, lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, phần lớn không có các công trình xử lý nước thải…đã và đang làm cho chất lượng môi trường nước tại nhiều làng nghề suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Tiểu kết chương 1
Trước hiện trạng môi trường nước nói chung, môi trường nước mặt nói riêng trên cả nước cũng như ở Đồng bằng sông Hồng ngày càng ô nhiễm, do vậy việc nghiên cứu, phân tích nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phòng và chống ô nhiễm nguồn nước để đảm bảo sự phát triển bền vững là hết sức cần thiết. Là một tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, lại là một tỉnh đồng bằng nằm ở hạ lưu trong khu vực, vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại Bắc Ninh chịu tác động đồng thời của cả các nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân phát sinh trên lãnh thổ của tỉnh, có ảnh hưởng ngày càng lớn đến đời sống và các hoạt động sản xuất tại địa phương.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TỈNH BẮC NINH