8. Cấu trúc của luận văn
3.4.1. Sự cần thiết phải bảo vệ và kiểm soát nguồn nước mặt
Tổ chức Y tế thế giới (WTO) đã tiến hành nghiên cứu cơ cấu bệnh tật ở khu vực châu Á và đi đến nhận xét: Tại một số quốc gia đang phát triển trong khu vực chấu Á có tới 60% bệnh nhiễm trùng và 40% dẫn tới tử vong là do dùng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh. Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) lại cảnh báo rằng: hằng năm tại các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết và 5 triệu trẻ em bị tàn tật do dùng nước bị ô nhiễm [3].
Việc sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn có thể liên quan đến những nhóm bệnh cơ bản sau: Hỏng men răng và chảy máu men răng do hàm lượng flo quá cao: Các bệnh đường tiêu hóa: thương hàn, kiết lỵ…; Các bệnh siêu vi trùng như bại liệt và viêm gan B; Các bệnh ký sinh trùng, giun sán; Các bệnh lây truyền do các côn trùng có liên quan tới nước như: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não; Các bệnh ngoài da như
Trong thực tế, các nguồn nước tự nhiên luôn chứa một lượng chất hòa tan và có mức độ ô nhiễm nhất định, nên các nguồn nước được xem là sạch khi các chất có trong nước và số lượng vi khuẩn thấp hơn giới hạn cho phép thì mới đáp ứng được các tiêu chuẩn nước sạch. Hiện nay, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các nguồn nước mặt, nước ngầm trở nên khan hiếm, cạn kiệt. Hơn nữa nước dùng cho sinh hoạt còn bị ô nhiễm nặng nề do rất nhiều do các nguyên nhân kinh tế, xã hội.
Ước tính mức dùng nước trung bình vào khoảng 45 - 50l/ngày/người, tất cả các nguồn nước mặt đều đã được khai thác và sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Theo kết quả điều tra, chất lượng nước sử dụng đạt giá trị trung bình chiếm đa số, các mẫu nước đạt chất lượng tốt còn rất ít và còn nhiều mẫu điều tra đánh giá chất lượng nước thuộc loại kém có màu, mùi, vị không đạt tiêu chuẩn. Là một tỉnh đồng bằng, do địa hình thấp, bằng phẳng, vẫn có một số địa phương trên địa bàn nông thôn lại thuộc vùng xa, nơi trình độ dân trí còn thấp, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ còn hạn chế thì thói quen sử dụng nước sông, ao hồ không qua xử lý, khai thác nước giếng khoan lọc đơn giản … vẫn chưa thể xóa bỏ được trong sinh hoạt của người dân nơi đây.
Với những vấn đề cấp bách nêu trên, nếu không kịp thời đưa ra những biện pháp bảo vệ và định hướng phát triển thì theo dự báo của các chuyên gia Cục quản lý tài nguyên nước, trong những năm tới thì nguy cơ ô nhiễm và khan hiếm nước sạch ở tỉnh Bắc Ninh sẽ trầm trọng hơn bao giờ hết.