Giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nước mặt tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (2008 2016) (Trang 71 - 90)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nước mặt tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh có nguồn cung cấp nước khá phong phú, dồi dào nhưng không phải vô tận. Cùng với sự phát triển sâu rộng của nền kinh tế trên khắp địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu vực đô thị thì vấn đề ô nhiễm nước mặt ngày càng nghiêm trọng. Và hậu quả tất yếu là nguồn nước sạch sử dụng được ngày càng giảm sút, thậm chí khan hiếm. Hơn nữa, do lượng nước mưa phân bố không đều trong năm, gây lũ lụt về mùa mưa, hạn hán về mùa khô nên có ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt người dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy khai thác và sử dụng nước mặt cần phải hợp lý.

Bảo vệ nguồn nước mặt khỏi ô nhiễm được hiểu là các biện pháp đảm bảo trạng thái bình thường của đối tượng nước (tương ứng với pháp chế nước đang tồn

tại) trong điều kiện chất chỉ thị sử dụng nước. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững nguồn nước mặt Bắc Ninh cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:

3.4.2.1. Các giải pháp lâu dài

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và các cấp chính quyền cũng như hoạch định chính sách pháp luật

Địa phương nào có Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức quần chúng hoạt động tốt, nơi nào được các cấp uỷ và chính quyền địa phương quan tâm, hậu thuẫn, nơi đó sẽ đạt được nhiều kết quả trong cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

Đồng thời cần bổ sung nhiệm vụ cho Trung tâm nước nhằm xây dựng hoàn thiện và đồng bộ hệ thống mạng lưới Theo dõi – Giám sát chất lượng nước sinh hoạt nông thôn, nêu rõ nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành trong hệ thống đó, tránh chồng chéo, trùng lặp chức năng cũng như nhiệm vụ từng cấp. Trung tâm nước cần nghiên cứu hình thành bộ máy tổ chức quản lý tài nguyên nước, nước sinh hoạt nông thôn mang tính thống nhất và liên ngành.

Cần tiếp tục xây dựng chính sách pháp luật, văn bản pháp luật, các quy trình kỹ thuật về sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn nước. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho quản lý và bảo vệ nguồn nước nói chung, nước sinh hoạt nói riêng.

- Tăng cường công tác thông tin, giáo dục - truyền thông

Phối hợp các cấp, các ngành đẩy mạnh thông tin, giáo dục truyền thông về mục đích, ý nghĩa của nguồn nước với sức khoẻ cộng đồng, vận động mọi tầng lớp cùng tham gia hành động. Sử dụng các phương tiện thông tin hiện có, chú trọng tới việc xây dựng các hình thức truyền thông và tài liệu truyền thông có hiệu quả trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí Trung ương và địa phương. Đặc biệt cần có những biện pháp xây dựng các chương trình truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm các mục đích:

+ Làm tăng nhận thức của người dân về tầm quan trọng của nước sạch và bảo vệ môi trường nước đối với sức khỏe.

+ Thúc đẩy và trợ giúp người dân quản lý và huy động đóng góp của cộng đồng (các nguồn lực) trong việc thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường nước.

+ Phát huy nội lực, tinh thần tự nguyện đóng góp tài chính để xây dựng, quản lý vệ sinh môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường nước.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Nhìn chung, các cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường nói chung, môi trường nước nói riêng ở Bắc Ninh phần lớn là những cán bộ kiêm nhiệm, kỹ năng chuyên môn và quản lý của nhiều cán bộ còn hạn chế do chưa được đào tạo, chế độ đãi ngộ không tương xứng với công việc được giao. Vì vậy nên không tận tâm với nhiệm vụ về bảo vệ môi trường và không thu hút được cán bộ có năng lực. Do đó, cần thiết phải có cán bộ chuyên trách và được đào tạo nâng cao năng lực tại tất cả các cấp, ưu tiên đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở các cấp huyện, xã trong việc quản lý và thực hiện bảo vệ nguồn nước, khuyến khích các tổ chức quốc tế, tư nhân đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong bảo vệ môi trường

Công nghệ xử lí chất thải có ý nghĩa quyết định đến chất lượng môi trường nước, do vậy để đảm bảo chất lượng nguồn nước cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để có được công nghệ xử lí chất thải phù hợp.

Hằng năm UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc quan trắc môi trường trong tỉnh và báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh. UBND tỉnh đã có quyết định thành lập Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và cung cấp trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác chuyên môn của Trung tâm. Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư thay thế và cải tiến các thiết bị sản xuất thân thiện với môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định.

- Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nước mặt

Trên địa bàn tỉnh, việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường đã được thực hiện từ rất sớm và đã huy động được các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường nước nói riêng. Tiêu biểu là sự tham gia của Đoàn thanh niên tại các thôn, xóm, Hội phụ nữ với các câu lạc bộ nhóm nhỏ, hoạt động của thanh niên tình nguyện…

Cần phải phối hợp và đồng bộ những giải pháp nhằm tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề cải thiện và nâng cao chất lượng nước mặt ở tỉnh Bắc Ninh.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí sai phạm việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường

Công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường có tầm quan trọng đặc biệt nhằm đôn đốc việc thực hiện tốt các chính sách pháp luật về môi trường, phát hiện, ngăn chặn và xử lí các sai phạm để công tác bảo vệ môi trường được tốt hơn.

Những năm qua UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh có các nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và trốn tránh trách nhiệm, kết quả cụ thể từ năm 2016 - 7/2017 như sau:

+ Số lượng cơ sở đã được thanh tra, kiểm tra: khoảng 200 lượt cơ sở.

+ Số lượng cơ sở vi phạm: Hầu hết các cơ sở đều có tồn tại, vi phạm. Các tồn tại, vi phạm tập trung chủ yếu vào các hành vi: xả nước thải, khí thải vào môi trường vượt quy chuẩn cho phép; không đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, quản lý, xử lý chất thải nguy hại không đúng quy định; không lập Báo cáo ĐTM, Bản cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường theo quy định hoặc có lập nhưng không thực hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu; không thực hiện giám sát môi trường hoặc giám sát không đầy đủ; không nộp phí nước thải công nghiệp; chôn lấp, đốt chất thải không đúng quy định về bảo vệ môi trường,…

Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính và tạm dừng hoạt động đối với một số cơ sở có hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường.

3.4.2.2. Một số biện pháp cấp bách

- Quy hoạch các làng nghề

Các làng nghề thải ra nhiều chất độc hại, nước thải không được xử lí mà được đổ thẳng vào môi trường nước xung quanh. Lượng nước thải ra tăng nhanh trong khi hệ thống cấp thoát nước trong làng, xã chưa được xây dựng đồng bộ, dẫn đến tình trạng quá tải và ứ đọng nước thải tại khu dân cư trong làng nghề gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

Từ những thực trạng đó, cần thiết phải có phương án quy hoạch khu sản xuất của các làng nghề cách xa khu dân cư sinh sống. Cần có hệ thống cấp thoát nước cho các khu vực sản xuất. Khu sản xuất phải có hệ thống xử lý chất thải thích hợp cho từng loại ngành nghề; phải có giải pháp bố trí sản xuất hợp lý tạo môi trường làm việc trong lành.

- Quy hoạch và xử lí các bãi rác

Qua những năm tiến hành đổi mới, kinh tế có nhiều thay đổi, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nên lượng chất thải sinh hoạt hàng ngày rất lớn, đặc biệt là tại các khu dân cư đô thị. Nhiều nơi do chưa có khu vực chứa rác thải nên người dân vứt bừa bãi ra ao hồ, cống thoát nước làm ô nhiễm môi trường nước mặt. Cho nên, việc quy hoạch xây dựng các khu vực chứa chất thải, phân loại rác thải và xử lí cho phù hợp, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những biện pháp hết sức cần thiết và cấp bách.

Thực tế Bắc Ninh xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau: Đối với thành phố Bắc Ninh: Rác sinh hoạt của thành phố được công ty TNHH Môi trường đô thị Hùng Phát thu gom và đưa về Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Phù Lãng - Quế Võ để phân loại và một phần xử lý làm phân vi sinh, phần còn lại được xử lý theo quy định. Đối với các thị trấn của 7 huyện, thị xã, thành phố: Tất cả các bãi rác của các thị trấn, thị xã đều được quy hoạch ô chôn lấp rác hợp vệ sinh: Ô chôn lấp rác được đào đắp đất đê bao, có vải địa chống thấm, ống thoát khí, ống thu nước rỉ rác. Tuy nhiên, nhiều địa phương thực hiện chưa thật tốt các quy trình xử lí như trên gây ô nhiễm môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng.

- Quản lý và sử dụng hóa chất trong nông nghiệp

Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa, cùng với xu hướng đố thì việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, diệt trừ sâu bệnh… ngày càng nhiều. Để hạn chế gây nguy hại đến môi trường công tác quản lý, sử dụng phải được theo dõi sát sao, thường xuyên, có biện pháp xử lí vỏ bao bì phù hợp. Cần thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng cho các cửa hàng kinh doanh về việc quản lý và cung cấp thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn công nghiệp, phân bón hóa học… để họ có kiến thức và kĩ năng hướng dẫn tiêu dùng, xử lí rác thải bao bì cho phù hợp

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách bảo quản hóa chất bảo vệ thực vật đúng quy trình, quy phạm (bảo quản nơi khô ráo, cách xa tầm tay trẻ em, cách xa thực phẩm và nguồn nước ăn uống, sinh hoạt, sử dụng đúng liều lượng, đúng thời hạn, thời gian quy định…) nhằm giảm lượng tồn dư trong môi trường.

Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: Đạt năng suất cao kỷ lục và hiệu quả kinh tế rất cao.

- Xử lý nước thải sinh hoạt

Là một tỉnh đông dân, mật độ dân số cao nên lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày được rất lớn, đặc biệt là ở các khu đô thị và ven đô thị cho nên việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cần thiết phải được quan tâm. Cần xây dựng và cải tạo lại các hệ thống cống rãnh thoát nước mưa, nước thải. Cống thoát nước phải đủ lớn, dễ thoát nước và không làm mất vệ sinh.

Nước thải nên được xử lý bằng các công trình sinh học trong điều kiện tự nhiên như hồ sinh vật, bãi đất ngập nước….Các công trình này kết hợp với nuôi cá, nuôi bèo để có thể đạt được kết quả cao nhất.

- Xử lý nước thải bệnh viện

Nước thải từ các bệnh viện thường mang theo nhiều vi khuẩn gây bệnh, nếu không được xử lí trước khi hòa vào nguồn nước tự nhiên thì khă năng lây lan rất lớn.Là một tỉnh đông dân nên Bắc Ninh có nhiều bệnh viện từ cấp tỉnh đến cấp huyện, do vậy việc xử lí nước thải bệnh viện cần phải được quan tâm đúng mức. Nên phát huy trí tuệ của chính các y bác sĩ như phát động hội thi “sáng tạo kĩ nghệ xử lí nước thải bệnh viện” để tiếp thu sáng tạo của họ trong xử lí nước thải bệnh viện, bởi chính họ là người có chuyên môn trong việc bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.

- Xử lý nước thải của các cụm công nghiệp

Cùng là hoạt động công nghiệp trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhưng thực tế đã cho thấy nước thải của các khu công nghiệp do được xử lí tốt hơn nên ít gây nguy hại hơn nước thải của các cụm công nghiệp.

Với 30 cụm công nghiệp phân bố rộng khắp toàn tỉnh, nhiều cụm công nghiệp mới được xây dựng và phát triển ở vùng nông thôn, cảm nhận của người dân xung quanh các cụm công nghiệp về sự thay đổi của nguồn nước rất rõ. Ví dụ cụm công nghiệp Đa

hôi của cá chết hòa lẫn với mùi hóa chất trên diện rộng…, trước sự phản ứng của người dân, cụm công nghiệp đã khắc phục và xử lí nước thải, song chưa triệt để.

Thực trạng các kênh, sông tiếp nhận nước thải của các cụm công nghiệp hiện nay nguồn nước mặt không thể sử dụng cho sinh hoạt, do vậy cần thiết phải xử lí nước thải của các cụm công nghiệp.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Bắc Ninh, nội dung của chương 3 đã thành lập được bản đồ đánh giá chất lượng nước mặt cho mực đích cấp nước sinh hoạt, phân tích được các nguyên chủ yếu gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đề ra một số giải pháp và biện pháp cấp bách để bảo vệ môi trường nước mặt của tỉnh.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã và đang bị ô nhiễm, các hoạt động kinh tế xã hội là nguyên nhân chủ yếu làm nguồn nước bị ô nhiễm, nhiều nơi và vào nhiều thời điểm mức độ ô nhiễm lên đến mức báo động, không còn thuận lợi cho việc cung cấp nước sinh hoạt. Trong khi đó, công nghệ xử lý nước thải lại tỏ ra kém hiệu quả, thậm chí nhiều cơ sở sản xuất, khu dân cư còn chưa có hệ thống xử lý chất thải. Hiện trạng này đang đòi hỏi tỉnh Bắc Ninh phải có những biện pháp thiết thực giải quyết vấn đề trên.

Đề tài đã bước đầu nghiên cứu hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh, xây dựng được bản đồ đánh giá chất lượng nước mặt cho mục đích cấp nước sinh hoạt, nhận thấy những điều còn bất cập trong vấn đề sử dụng và bảo vệ môi trường nước mặt tỉnh Bắc Ninh. Từ đó đưa ra một số ý kiến chủ quan về các giải pháp lâu dài và các biện pháp cấp bách góp phần vào việc bảo vệ môi trường nước mặt tại Bắc Ninh. Hy vọng đề tài sẽ là tư liệu tham khảo nhằm bổ sung những kiến thức về hiện trạng chất lượng nước mặt tỉnh Bắc Ninh, góp phần bảo vệ môi trường nước nói chung của tỉnh Bắc Ninh.

Quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không tránh được sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài tăng thêm tính khả thi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên môi trường, Bảng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (2008 2016) (Trang 71 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)