8. Cấu trúc của luận văn
3.3.7. Chất thải bệnh viện
Rác thải y tế: Lượng rác thải y tế phát sinh bình quân/giường bệnh/24 giờ khoảng 0,8 kg thì lượng rác thải y tế hàng ngày khoảng 4 tấn, trong đó khoảng 20% số này là rác thải y tế nguy hại.
Nước thải y tế: Trung bình lượng nước thải y tế thải ra khoảng 0,8 m3/giường bệnh/24 giờ thì nước thải y tế trong ngày thải ra khoảng 4.000 m3.
Việc xử lý rác thải y tế: Chất thải rắn y tế được phân loại, thu gom và xử lý bằng lò đốt chuyên dùng do ngành y tế trang bị, lắp đặt trong khuôn viên của mỗi Bệnh viện (đã có 19/22 bệnh viện được trang bị lò đốt chất thải rắn y tế đồng bộ - lò Chuwastar của Nhật Bản). Giai đoạn đầu đã phát huy được hiệu quả trong công tác xử lý chất thải y tế. Tuy nhiên, đến nay một số lò đốt đã xuống cấp, hiệu quả xử lý không cao, xử lý không triệt để, việc trang bị đồng loạt lò đốt rác Chuwastar cho các bệnh viện có thể chưa phù hợp, đặc biệt với những bệnh viện lượng phát sinh chất thải ít lại nằm gần dân cư, một số bệnh viện đã thuê đơn vị có chức năng xử lý,…
Việc xử lý nước thải y tế: Lượng nước thải phát sinh tại các Bệnh viện ngày càng tăng, công tác thu gom, xử lý nước thải tại các bệnh viện được ngành y tế quan tâm, đã đầu tư hệ thống thu gom, xử lý theo công nghệ JOHKASO của Nhật nhìn chung đã phát huy được hiệu quả của hệ thống xử lý. Đến nay phần lớn các bệnh viện được kiểm tra đã trang bị đồng bộ hệ thống thu gom xử lý nước thải, cụ thể trong tổng số 22 Bệnh viện được kiểm tra có 19/22 Bệnh viện đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện nhìn chung đã phát huy được hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả xử lý.
Tuy nhiên, một số hệ thống xử lý nước thải được đầu tư tại các Bệnh viện chưa được bàn giao, nghiệm thu, vận hành hệ thống chưa đảm bảo quy trình hướng dẫn, thiếu kinh phí, vận hành không liên tục, nước thải tại một số trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã chỉ được khử trùng sơ bộ trước khi thải ra môi trường.