4.3.2.1. Một số hạn chế
Vòng quay KPT giảm và kỳ thu tiền trung bình tăng
Năm 2018, vòng quay các KPT là 4,395 vòng tương đương mức giảm 12,87% so với trước đó, kéo theo kỳ thu tiền bình quân tăng thêm 10,536 ngày (tăng 14,76%). Năm 2019, vòng quay các KPT là 3,170 vòng tương đương mức giảm 27,88% so với năm 2018 kéo theo kỳ thu tiền bình quân tăng thêm 113,576 ngày (tăng 38,66%). Vòng quay KPT giảm làm tăng rủi ro cho DN, tăng chi phí quản lý nợ, vốn xoay vòng bị ứ đọng, sự sát sao trong việc giám sát nợ còn hạn chế.
Vòng quay HTK giảm và số ngày của một vòng quay HTK tăng
Năm 2018 vòng quay HTK giảm so với năm 2017 là 0,225 vòng hay số ngày HTK ứ đọng trong kho tăng 4,571 ngày. Năm 2019 vòng quay HTK giảm 0,606 vòng, kéo theo số ngày một vòng quay HTK tăng 15,221 ngày. Việc giảm vòng quay HTK chủ yếu do HTK bình quân tăng. Điều này chủ yếu là do công ty nhập thêm số lượng lớn hàng hóa thành phẩm để dự trữ cho kì sau, việc dự trữ một lượng lớn HTK làm cho vốn bị ứ đọng. Dự trữ quá nhiều HTK sẽ làm tăng chi phí lưu kho. Khi chi phí tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của DN, vì vậy công ty cần phải xem xét lại chính sách đối với HTK hiện tại của mình. Giải thích lý do công ty dự trữ HTK nhiều, xuất phát từ thị trường năm 2019, giá cả mặt hàng thép trong nước đang giảm, công ty dự đoán giá sẽ tăng vào năm tới nên muốn nhập một lượng lớn HTK vừa để sử dụng vừa để tích trữ cho năm sau. Điều này sẽ đem đến rủi ro cho DN nếu sự dự đoán của DN là không chính xác, khi đó, công ty sẽ phải chịu nhiều chi phí như chi phí lưu kho, chi phí sử dụng vốn vay. Lãnh đạo công ty cần phải xem xét kĩ càng quyết định này để giảm thiểu tối đa thiệt hại.
TSCĐ giảm
TSCĐ qua các năm có xu hướng giảm, năm 2018 giảm 255,74 triệu tương ứng với 15,2% so với năm 2017. Năm 2019 giảm 255,74 triệu, tương đương với 17,9%. Công ty không đầu tư thêm TSCĐ nào trong ba năm, mà giá trị TSCĐ giảm do hao mòn lũy kế tăng lên qua các năm. Công ty chưa chú trọng vào việc đầu tư
TSDH, đầu tư vào các trang thiết bị và máy móc hiện đại, các phương tiện vận tải để nâng cao năng lực kinh doanh.
Tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn cao
Năm 2017 tỷ lệ nợ phải trả là 7939 triệu (chiếm 67,8% nguồn vốn). Năm 2018 là 7541 triệu ( chiếm 66,5%). Đến năm 2019 là 9247 triệu đồng (chiếm 69,8%). Trong khi tỷ số nợ của ngành thép đang là 46,28% (theo Investing.com, số liệu năm 2019), như vây, tỷ số nợ công ty cao hơn mức trung bình ngành. Điều này cho thấy rằng khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty chưa cao, còn phụ thuộc vào lượng vốn vay bên ngoài, đem lại rủi ro lớn.
Chi phí quản lý kinh doanh tăng
Năm 2018 tăng 4% tương ứng 176,7 triệu đồng so với năm 2017, sang đến năm 2019 chỉ tiêu này tăng khoảng 6% tương đương với 65,208 triệu đồng. Chi phí quản lý kinh doanh của công ty vẫn còn cao dù công ty vẫn chưa trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc để chi phí quản lý kinh doanh ở cao sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của công ty.
Chi phí tài chính tăng
Chi phí tài chính năm 2018 tăng đột biến ở mức 465% tương đương 176,7 triệu đồng, năm 2019 tăng 8% so với năm trước đó. Chi phí tài chính của công ty tăng bằng mức tăng của chi phí lãi vay, gây áp lực cho việc trả lãi vay, làm giảm lợi nhuận của công ty.
Tốc độ tăng DTT sát với tốc độ tăng chi phí
Tốc độ tăng của các khoản chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của các loại doanh thu nhưng tốc độ tăng DTT vô cùng sát với tốc độ tăng chi phí, dễ thấy công tác quản lý và sử dụng các chi phí của DN chưa thật sự hiệu quả.
Hiệu suất sử dụng TSNH của công ty giảm qua các năm
Năm 2018 hiệu suất sử dụng TSNH giảm 0,068, nghĩa là năm này bỏ ra 1 đồng TSNH tạo ra ít hơn 0,068 đồng DTT so với năm 2017. Tương tự, năm 2019
hiệu suất sử dụng TSNH giảm 0,414. TSNH tăng chủ yếu do các KPT KH, HTK tăng, dẫn đến vốn của DN bị ứ đọng.
Tốc độ tăng của DTT nhỏ hơn so với tốc độ tăng các KPT
Năm 2018, tốc độ tăng của DTT nhỏ hơn tốc độ tăng của các KPT, DTT tăng 2% vào năm 2018, giảm 11% vào năm 2019. Trong khi đó, KPT tăng 20% (năm 2018), tăng 26% (năm 2019), chứng tỏ chính sách nới lỏng tín dụng chưa thật sự hiệu quả. Mặc dù, chính sách tín dụng của công ty giúp đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ nhưng lại gây ra tình trạng ứ đọng vốn, điều này làm công ty khó có thể chủ động khi cần vốn kinh doanh, phát sinh chi phí và tạo nguy cơ rủi ro cho công ty.
4.3.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế a) Nguyên nhân khách quan
Môi trường quốc tế và khu vực:
Xu hướng phòng vệ thương mại tiếp tục được các nước sử dụng và sẽ gây áp lực cạnh tranh lên ngành thép trong thời gian tới, gây thách thức lớn cho ngành thép quốc tế cũng như ngành thép trong nước.
Môi trường ngành kinh doanh:
+ Nhà cung cấp:
Trong bối cảnh giá thép biến động bất thường bởi các căng thẳng kinh tế và thương mại trên toàn cầu, việc dự đoán xu hướng tăng hay giảm của giá thép thế giới và trong nước là một thách thức lớn. Khi mà sản xuất thép trong nước phụ thuộc phần lớn vào nguồn thép nhập khẩu thì hầu hết các DN thép trong nước đều đang gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định về chính sách nhập khẩu, chính sách xuất khẩu, lượng thép tồn kho và dự báo lượng thép có thể tiêu thụ trong kì kế hoạch để lên kế hoạch. Ngoài nguyên liệu chính, một loạt các chi phí sản xuất khác quan trọng cũng đồng loạt tăng mạnh như xăng dầu, giá điện,... khiến DN đang đứng trước nhiều khó khăn.
+ Đối thủ cạnh tranh: thị trường càng ngày càng xuất hiện nhiều DN thép, các DN kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng cũng như cung cấp riêng về sắt, thép,
tôn,.. ngày càng tăng. Mặc dù Công ty TNHH Anh Đức đã thành lập được 15 năm, nhưng cũng không thể chủ quan trong cạnh tranh, bởi vì hiện tại, các DN đều chú trọng đầu tư vào công nghệ kĩ thuật và máy móc hiện đại, điều đó làm năng suất cũng như chất lượng sản phẩm vượt trội hơn rất nhiều so với công nghệ kĩ thuật cũ.
+ Khách hàng: về lý thuyết, khi chi phí đầu vào tăng, DN có thể tăng giá thành sản phẩm. Nguyên nhân do ở thời điểm hiện tại, sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ, với cùng dòng sản phẩm nhiều khách hàng sẽ chọn nơi có giá bán thấp nhất. Để thu hút khách hàng thì giá bán là yếu tố vô cùng quan trọng, khi nâng giá bán đồng nghĩa với việc chất lượng và dịch vụ cũng phải nâng cao, công ty cần phải tính toán và đưa ra quyết định hợp lý về việc điều chỉnh giá bán hàng hóa của mình để ít gây ra ảnh hưởng đến thị phần công ty trên thị trường.
b) Nguyên nhân chủ quan
Công tác xây dựng kế hoạch tổ chức, huy động và sử dụng vốn kinh doanh còn hạn chế
Nguồn VCSH của DN còn hạn chế, DN chưa có những chính sách để huy động vốn từ bên trong và bên ngoài do đó gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng HĐKD. Các nguồn vốn DN huy động tại thời điểm hiện tại có chi phí sử dụng vốn lớn làm HQKD giảm.
Ngoài ra, DN chưa thật sự chú trọng đến việc xây dựng các kế hoạch sử dụng nguồn vốn kinh doanh một cách hiệu quả. Việc phân bổ nguồn vốn vào HTK quá nhiều chỉ vì dự đoán giá thép năm tới tăng mà chưa xem xét đến tình hình tài chính thực tế cũng như cơ cấu vốn hiện tại của DN mình đem lại nhiều rủi ro lớn cho DN.
Kế hoạch Marketing chưa được hoạch định và triển khai kĩ càng
Kế hoạch Marketing mà công ty lập ra và sử dụng trong các năm qua mặc dù đã đem lại tín hiệu tốt tới kết quả kinh doanh, nhưng DN nên giải quyết các hạn chế sau để có thể đem lại hiệu quả hơn nữa: các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, chiết khấu còn được ít KH biết đến và chưa tạo ra sự hấp dẫn đối với KH; thông tin trên website, facebook còn sơ sài, thiếu hấp dẫn; đội ngũ nhân sự thực hiện marketing
còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng; chính sách bảo hành của công ty vẫn chưa thu hút KH.
Chưa quan tâm đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị theo công nghệ mới
Mặc dù năm 2015, công ty có một đợt cải thiện mua sắm lớn TSCĐ nhưng cả 3 năm từ 2017 đến 2019, công ty không có bất kì hoạt động mua sắm máy móc và thiết bị nào, trong khi công nghệ máy móc thiết bị trên thị trường qua các năm đều có sự cải tiến.
Quản lý công nợ KPT chưa tốt
Với việc KPT chiếm tỷ trọng lớn trong công ty cho thấy chính sách quản lý KPT của công ty đang gặp nhiều hạn chế. Công ty chưa thực hiện chặt chẽ việc phân loại các KH có KNTT khác nhau thành các nhóm khác nhau để tiện chú ý và theo dõi. Ngoài ra, còn lỏng lẻo trong các quy định, văn bản hợp đồng đối với các khoản nợ của KH như thời hạn, thanh toán như thế nào và mức phạt là bao nhiêu khi vi phạm hợp đồng. Quản lý công nợ chưa sát sao, đôi khi vẫn còn để thất thoát các khoản nợ vì không thực hiện theo dõi thường xuyên, liên tục.
Chịu ảnh hưởng kết quả HĐKD của các kỳ trước
Khi mà cả hai kỳ kinh doanh có lãi nhưng công ty vẫn chưa thể kết chuyển được hết số lỗ của các năm trước, chính vì lý do này làm công ty bị động trong việc tái đầu tư vào HĐKD của kỳ tiếp theo, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật chưa có điều kiện để nâng cấp, bổ sung và thay mới.
Hệ thống BCTC của công ty chưa đầy đủ
Thực tế trong hệ thống BCTC của công ty chỉ bao gồm: báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh BCTC mà thiếu báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho thấy dòng lưu chuyển lượng tiền của DN thông qua các nghiệp vụ thu-chi thanh toán về hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong một thời kì nhất định của DN. Vì thế không thực hiện báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lãnh đạo công ty sẽ không nắm bắt được dòng tiền ra vào của công ty mình.
Uy tín, thị trường chưa đủ lớn
Qua hơn 15 năm hoạt động, công ty đã tiếp cận đươc một số lượng lớn khách hàng, mang đến niềm tin và nâng cao giá trị thương hiệu của. Mặc dù đã hoạt động lâu năm trên địa bàn nhưng vẫn chưa thực sự có ảnh hưởng lớn trong ngành nên cần liên tục xây dựng giá trị thương hiệu của mình ngày càng lớn mạnh hơn nữa trên thị trường.