Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu 236 giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 34 - 68)

Do đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ kém, thiếu kinh nghiệm nhận thức không đầy đủ về qui trình nghiệp vụ thanh toán TDCT và các nguồn luật điều chỉnh như UCP 600. Quy trình nghiệp vụ L/C tại doanh nghiệp tùy tiện, dẫn đến đọc và giải thích L/C không thận trọng, bộ phận nghiệp vụ thiếu trách nhiệm, dẫn đến lỗi chính tả, lỗi đánh máy, in ấn, do quá tin tưởng vào người nhập khẩu là họ sẽ tập trung vào lô hàng nhập khẩu mà có thể bỏ qua những sai sót nhỏ của chứng từ, từ đó dẫn đến lỗi sai sót chứng từ khiến cho bộ chứng từ không hợp lệ và NXK bị từ chối thanh toán từ ngân hàng.

b. Do thiếu đạo đức kinh doanh của các bên tham gia

Trong thương mại quốc tế, NXK và NNK có khoảng cách xa về địa lí nên hầu như các bên đều không biết rõ về đối tác, chính vì vậy xuất hiện rất nhiều những đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo trong quá trình thực hiện giao dịch thương mại. Có thể bên NXK làm bộ chứng từ giả mạo xuất trình lên ngân hàng để nhận thanh toán hay bên NNK lập một L/C giả mạo hoặc mở L/C với những điều khoản lắt léo khó thực hiện. Những hành vi lừa đảo gây ra những rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp.

c. Do hạn chế trong quá trình đàm phán hợp đồng

Trong quá trình đàm phán với bạn hàng, do trở ngại về ngôn ngữ dẫn đến hiểu sai, hiểu nhầm ý đối tác cho nên sau khi kí xong hợp đồng mới thấy quyền lợi của mình không được bảo đảm hoặc có những điều khoản không thể thực hiện được. Điều này dẫn đến việc gây ảnh hưởng trực tiếp đối với các bên tham gia. NXK có thể không nhận được thanh toán vì không thực hiện được các điều khoản trong hợp đồng hoặc nhà nhập khẩu không nhận được hàng từ NXK.

Thực hiện năm 2020

Số tuyệt đối Tăng trưởng 2019

Xuất khẩu 281,5 tỷ USD Tăng 6,5 %

Nhập khẩu 262,4 tỷ USD Tăng 3,6 %

Cán cân thương mại Xuất siêu 19,1 tỷ USD

KẾ T LUẬN C HƯƠNG 1

Ở chương 1 tác giả đã nêu những nét khái quát chung về phương thức thanh toán L/C, làm rõ những vấn đề xung quanh liên quan đến phương thức này các bên tham giá, đặc điểm, qui trình thanh toán trong thanh toán L/C.

Phương thức thanh toán TDCT có nhiểu ưu điểm nổi trội, việc vận dụng phương thức này trong thương mại quốc tế không chỉ đem lại lợi ích cho các bên tham gia mà còn đem lại lợi ích cho toàn bộ nền kình tế. Bản chất mọi ván đề luôn có tính hai mặt, vì thế bên cạnh nhưng ưu việt vượt trội thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể xảy ra đối với các chủ thể tham gia. Vì vậy ở cuối chương tác giả đã nêu ra những rủi ro thường gặp đối với doanh nghiệp XNK và nêu ra một vài nguyên nhân dẫn đến các rủi ro đó. Những hậu quả và tổn thất của những rủi ro đem lại không hề nhỏ không chỉ là về mặt tài chính của doanh nghiệp mà quan trọng hơn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của chính doanh nghiệp đó.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHÉ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG C HỨNG TỪ C ỦA CÁ C D OANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.1.1. Tình hình x U ất nhập khẩu của các doanh nghiệp x U ất nhập khẩu Việt NamNăm 2020 được coi là một năm đầy thách thức và khó khăn đối với nền kinh Năm 2020 được coi là một năm đầy thách thức và khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đại dịch Covid 19 bùng phát khiến cho nền kinh tế thế giới khủng hoảng nghiêm trọng, mức tăng trưởng kinh tế giảm sâu. Do tính chất lây lan của dịch bệnh, một số quốc gia đều thực hiện đóng cửa nền kinh tế, phong tỏa để chống dịch dẫn đến mọi hoạt động giao thương bị trì trệ, chuỗi cung ứng toàn cầu bị tác động, tất cả các hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều bị ngưng lại, các doanh nghiệp bị phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao ảnh hưởng đến đời sống người dân và gây thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế. Một số ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất như vận tải, du lịch, hoạt động xuất nhập khẩu bởi giảm đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, ở Việt Nam với những biện pháp phòng dịch quyết liệt và hướng tới mục tiêu “ Vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế- xã hội” chính vì vậy nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng cao và là một trong ba quốc gia ở Châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong giai đoạn này.

Từ bảng trên ta có thể thấy xét tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kì năm 2019, điều này cho thấy mức tăng trưởng sản xuất trong nước, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi.Với kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019. Một dấu mốc ấn tượng trong nền kinh tế đó là trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp nhưng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng dương, xuất siêu hàng hóa đạt con số kỉ lục 19.1 tỷ USD, cán cân thương mại vẫn duy trì xuất siêu trong suốt 5 năm liên tục. Từ 2016 đến nay, cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa liên tục thặng dư với mức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước. Có thể thấy rằng năm 2020 là một năm đầy khó khăn và biến động, các quốc gia đều phải chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid 19 kinh tế bị sụt giảm nghiêm trọng, Việt Nam không chỉ giữ vững được chỉ tiêu mà còn có những đột phá mới trong sự phát triển kinh tế.

Nhìn biểu đồ, ta có thể thấy trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu trong cả nước đạt 154, 01 tỷ USD, tăng lên 25,2 % so với cùng thời điểm này năm ngoái. Trị giá hàng hóa nhập khẩu đạt 75,62 tỷ USD, tăng lên 15,98 tỷ, tăng 26,8% so với cùng kì năm trước. Trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt mức 78,40 tỷ USD, tăng lên 15,01 tỷ USD, tương ứng tăng 23,7%.

Biểu đ ồ 2.1: Trị giá x U ất nhập khẩ U của một số mặt hàng năm 2020 và qu í I năm 2021

(Nguồn: Tổng cục Hải quan, năm 2021)

Hiện nay các doanh nghiệp gia tăng các mặt hàng chế biến, thành phẩm công nghiệp và giảm xuất khẩu các mặt hàng thô. Biểu đồ 2 chỉ ra các trị giá xuất khẩu của các mặt hàng lớn quí I 2021 so với cùng kì quí I năm 2020 ta có thể thấy các mặt hàng tăng lên mạnh chủ yếu là điện thoại và linh kiện điện thoại tăng 1,49 tỷ USD, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 2,84 tỷ USD, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng tăng 3,96 tỷ USD.

Biểu đ ồ 2.2: Trị giá x U ất nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn trong quý I/2021 so với qu ý I/2020

2.1.2. Khái qu át về các hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của các doanh nghiệp XNK Việt Nam

Trong tình hình thương mại quốc tế giữa các quốc gia được đẩy mạnh như hiện nay thì dịch vụ thanh toán quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng. Có rất nhiều phương thức TTQT như chuyển tiền, nhờ thu, thanh toán L/C và các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu lựa chọn thanh toán bằng L/C để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phương thức thanh toán tại ngân hàng Techcombank:

Biểu đ ồ 2.3 Tỷ trọng một sô phương thức TTQT tại ngân hàng Techcombank năm 2009 và 2010

■Nhờ thu "Chuyển tiền "LC ■

■ Nhờ thu

■ Chuyển tiền

■ LC

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phòng thanh toán quốc tế Techcombank)

Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy thời điểm cách đây 10 năm 2009 và 2010 tại ngân hàng Techcombank phương thức thanh toán bằng L/C chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các phương thức còn lại khoảng 48% năm 2009 và chiếm 50% vào năm 2010. Trong khi phương thức nhờ thu chỉ chiếm 21% trong năm 2009 và 2010 và phương thức chuyển tiền tỷ trọng tăng hơn một chút từ 29% năm 2009 đến 31% năm 2010. Tại thời điểm này các phần lớn các doanh nghiệp chọn L/C làm phương thức thanh toán vì đây là phương thức an toàn và đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia. Trong giai đoạn này, kinh tế Việt Nam cũng chưa phát triển mạnh, các doanh nghiệp khá nhỏ, chưa xây dựng được uy tín và vị thế trên thị trường để khiến đối tác đủ tin tưởng để sử dụng phương thức nhờ thu hay chuyển tiền trong TTQT, các phương thức này đều tiềm ẩn rủi ro cao đòi hỏi sự tin tưởng giữa các bên.

Xét về cơ cấu sử dụng phương thức TTQT tại Việt Nam trong những năm gần đây đang có chiều hướng thay đổi. Biếu đồ dưới đây thể hiện tỷ trọng các phương thức TTQT đang được sử dụng tại một số NHTM qua 4 năm:

Biểu đ ồ 2.4: Tỷ trọng của một số phương thức TTQ T đối với hàng xuất tại một số NHTM VN 70 60 50 ⅛ξ 40 ỗ 30 20 10 65 63 27 22 20 20 6 0 2014 2015 2016 2017

• Nhờ thu • Chuyển tiền • L/C

(Nguồn: Bài viết Lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp - TS. Trần Nguyễn Hợp Châu)

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng của một số phương thức TTQT đối với hàng nhập tại một số NHTMVN 60 b 50 40 30 20 10 0 2014 2015 2016 2017

Nguồn: Bài viết Lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp - TS. Trần Nguyễn Hợp Châu)

Nhìn vào biểu đồ, chúng ta thấy rõ chiều hướng thay đổi của các phương thức thanh toán quốc tế. Cụ thể phương thức chuyển tiền đang có xu hướng tăng mạnh chiếm tỷ trọng 48% vào năm 2014 tăng lên 65% vào năm 2017 đối với mặt hàng xuất khẩu, tăng từ 38% vào năm 2014 lên tới 50% vào năm 2017 đối với mặt hàng nhập khẩu. Ngược lại phương thức thanh toán TDCT không có sự tăng lên về tỷ trọng mà còn đang giảm xuống từ 25% vào năm 2014 xuống 19% vào năm 2017 đối với mặt hàng xuất , từ 41% vào năm 2014 giảm xuống 24% vào năm 2017 đối với mặt hàng nhập.

Có thể thấy trong những năm gần đây việc các doanh nghiệp lựa chọn thanh toán bằng L/C đang có xu hướng giảm đi, tuy nhiên đây vẫn được coi là phương thức ưu việt nhất so với các phương thức khác nên vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trên thế giới..

Hiện nay với sự xuất hiện thêm những nhu cầu đa dạng của khách hàng, một số ngân hàng thương mại như TP bank, Techcombank, BIDV, Vietinbank đã đưa ra sản phẩm tài trợ thương mại nổi trội là UPAS L/C và được các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều bởi lợi ích ưu việt. Thư tín dụng trả chậm UPAS L/C là thư tín dụng được phát hành dưới dạng L/C trả chậm đối với nhà nhập khẩu, có điều khoản thanh toán trả ngay đối với nhà xuất khẩu khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Ngân hàng Vietin bank là một trong những ngân hàng đầu tiên đưa sản phẩm UPAS L/C vào trong dịch vụ TTQT và đạt được những thành công nhất định cụ thể là chỉ trong 9 tháng đầu năm 2020 số lượng giao dịch và doanh thu từ việc mở L/C tăng lên gấp đôi so với cùng kì năm trước (2018). Doanh thu thu được từ phí dịch vụ UPAS LC trong 9 tháng đầu năm 2019 tăng lên gấp 4 lần so với năm 2018. Do đó tổng doanh thu phí dịch vụ TTQT ở Vietin bank tăng lên đáng kể so với các năm trước.

2.2. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN C HÉ RỦI RO THANH TOÁNTÍN DỤNG C HỨNG TỪ C ỦA CÁC D OANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TÍN DỤNG C HỨNG TỪ C ỦA CÁC D OANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆ T NAM

2.2.1. Thực trạng rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệpxuất nhập khẩu Việt Nam xuất nhập khẩu Việt Nam

Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều chú trọng đến phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại, các giao dịch thương mại quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ thì càng khẳng định tầm quan trọng trong hoạt động TTQT bởi đây là cầu nối giữa việc trao đổi hàng hóa và tiền tệ giữa các quốc gia. Hiện nay, có một số phương thức sử dụng trong TTQT như chuyển tiền, nhờ thu nhưng chủ yếu có đến 70% hợp đồng ngoại thương thỏa thuận theo phương thức L/C vì những ưu việt vượt trội có lợi cho các bên tham gia, song cũng không thể tránh được rủi ro được một cách tuyệt đối cho các bên. Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nhóm hàng công nghiệp chế biến - chế tạo, nhóm nông lâm thủy sản, nhiên liệu khoáng sản, các mặt hàng này đều gặp khó khăn khi xuất khẩu khi các nước nhập khẩu đồng loạt gia tăng những hàng rào kiểm soát chất lượng hàng hóa, cần nhiều giấy tờ phức tạp và thời gian kiểm tra hàng hóa tương đối lâu mới được thông quan. Đối với những mặt hàng nhập khẩu ở Việt Nam chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc phục vụ sản xuất trong nước, các mặt hàng này nhập khẩu chủ yếu qua các bên môi giới do sự am hiểu hàng hóa chưa được chuyên sâu, dẫn đến một số rủi ro liên quan đến hàng hóa nhận không đạt chất lượng, mất tiền hàng. Như đã đề cập ở Chương I đến những rủi ro thường gặp đối với các doanh ngiệp XNK, đó đều là những rủi ro cơ bản, thường gặp và nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Trên thực tế các rủi ro sẽ phức tạp, khó lường trước, bất thường mà các doanh nghiệp sẽ gặp phải.

Dưới đây tác giả sẽ phân tích thực trạng rủi ro mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Viêt Nam gặp phải khi sử dụng thanh toán L/C để có thể thấy được cái nhìn tổng quát điểm yếu trong giao dịch, xu hướng xảy ra rủi ro.

a. Rủi ro thanh khoản

Đây là những rủi ro liên quan đến vấn đề thanh toán. Trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam là NNK, rủi ro xảy ra khi doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam thanh toán tiền hàng chậm hoặc không có khả năng thanh toán khiến mất uy tín của doanh nghiệp. Còn đối với trường hợp doanh nghiệp Việt Nam là NXK rủi ro có thể xảy ra khi doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bị từ chối thanh toán tiền hàng do lỗi

bộ chứng từ, hoặc NNK thanh toán chậm hoặc từ chối nhận hàng và thanh toán.

Ví dụ 1: Công ty cố phần Vinacolic, Việt Nam kí hợp đồng bán gừng tươi cho công ty thực phẩm Marutsu của Nhật Bản. Hai bên lựa chọn phương thức thanh toán thanh toán theo L/C không hủy ngang, có áp dụng theo UCP 600. Hàng hóa được vận chuyển từ cảng Hải Phòng tới cảng Tokyo. Sau khi NXK giao hàng, NNK đã mở L/C tại ngân hàng Mizuko. Ngày 10/2/2018. Ngân hàng Agribank là ngân hàng thông báo (NHTB) đã gửi bộ chứng từ đi đòi tiền ngân hàng Mizuko. Ngày 13/2/2018 thì ngân hàng phát hành (NHPH) nhận được bộ chứng từ. Theo UCP 600 qui định thời hạn thanh toán cho bộ chứng từ là 5 ngày làm việc tuy nhiên quá thời hạn này vẫn NXK vẫn chưa nhận được tiền cho lô hàng. Ngày 29/2/2018 NHPH thông báo rằng bộ chứng từ có không hợp lệ và yêu cầu từ chối việc thanh toán vì lí do NXK vì phạm điều khoản trong hợp đồng về đóng gói hàng hóa.

Một phần của tài liệu 236 giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 34 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w