1.1.6.1. UCP 600 - Các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ a. Khái quát về UCP 600
UCP là bộ qui tắc về phát hành và sử dụng phương phức tín dụng chứng từ do Phòng Thương mại quốc tế ban hành nhằm thống nhất các qui định trong hoạt động thanh toán quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu (DN XNK). Bộ qui tắc này đã giải quyết được một trong những vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống thanh toán quốc tế đó là sự xung đột trong những nguồn luật điều
chỉnh công cụ này, giúp cho giới thương nhân và ngân hàng không phải đối phó với sự xung đột pháp luật không đáng có giữa các quốc gia.
Để đáp ứng tình hình kinh tế luôn biến động, kể từ khi công bố UCP đầu tiên năm 1933, Phòng thương mại quốc tế (ICC) đã tiến hành sửa đổi UCP 6 lần. Nhìn chung, cứ 10 năm, UCP sẽ được sửa đổi một lần cho phù hợp với những thay đổi trong các lĩnh vực: ngân hàng, vận tải và bảo hiểm. Cụ thể là:
UCP 151 là văn bản sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1951 UCP 222 là văn bản sửa đổi lần thứ hai vào năm 1962 UCP 290 là văn bản sửa đổi lần thứ ba vào năm 1974 UCP 400 là văn bản sửa đổi lần thứ tư vào năm 1983 UCP 500 là văn bản sửa đổi lần thứ năm vào năm 1993
Phiên bản UCP được ban hành ngày 25/10/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 là phiên bản mới nhất của ICC có tên gọi là UCP 600. Đây là bản sửa đổi lần thứ 6 của UCP.
b. Nội dung cơ bản của UCP
Cũng như các phiên bản UCP trước đó, UCP 600 cũng là văn bản pháp lí điều chỉnh các quan hệ trong phương thức TDCT, là cơ sở ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia.
UCP có 39 điều khoản, điều chỉnh tất cả các mối quan hệ của các bên tham gia nghiệp vụ thanh toán TDCT, qui định cụ thể cách thức lập và kiểm tra chứng từ xuất trình, điều này đã giúp giảm thiểu một phần nào đó rủi ro cho các bên khi tham gia thanh toán quốc tế bằng phương thức TDCT.
c. Phạm vi áp dụng và giá trị pháp lí của UCP 600
Hiện nay, UCP 600 được sử dụng ở hơn 180 quốc gia trên thế giới, năm 1962 lần đầu tiên được dịch ra bằng tiếng việt. UCP được coi là một bản qui tắc hướng dẫn, các bên được quyền lựa chọn một trong bảy bản UCP. Tuy nhiên chỉ có bản UCP bằng tiếng anh mới có giá trị pháp lý.
UCP là văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh các quan hệ trong phương thức TDCT, là cơ sở để ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia.
Phạm vi áp dụng của UCP 600 được chỉ rõ ngay tại Điều 1 “Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi 2007, ICC số xuất bản 600 (UCP 600) là các quy tắc được áp dụng cho bất kỳ tín dụng chứng từ nào (bao gồm cả tín dụng dự phòng trong chừng mực mà các quy tắc này có thể áp dụng) nếu nội dung của tín dụng chỉ ra rõ ràng là tham chiếu đến các quy tắc này. Các qui tắc này ràng buộc tất cả các bên, trừ khi tín dụng loại trừ hoặc sửa đổi một cách rõ ràng”.
Như vậy, khác với luật quốc gia và quốc tế, UCP không tự động được áp dụng để điều chỉnh hoạt động TTQT mà mang tính chất pháp lý tùy ý. Các bên tham gia có quyền lựa chọn hay không dung UCP 600 để điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT. Nhưng một khi các bên đã đồng ý áp dụng UCP 600 thì các điều khoản của UCP 600 sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các bên tham gia.
Một điểm đáng chú ý là UCP ra đời không tuyên bố bỏ hết hiệu lực của các bản UCP trước đó. Các bên tham gia trong L/C vẫn có quyền tự do lựa chọn áp dụng một trong những phiên bản UCP trước đó. Vì vậy khi dẫn chiếu chi tiết năm sửa đổi và số ấn phẩm của văn bản này, bằng cách ghi vào cuối L/C: “Thư tín dụng này chịu sự điều chỉnh của các Quy tắc và Thực hành về thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi năm 2007, ấn phẩm số 600 của Phòng thương mại Quốc tế”.
1.1.6.2. ISBP - Quy tắc Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ
a. Khái quát chung ISBP
Đầu tiên ra đời năm 2002 mang số hiệu 645 áp dụng cho việc kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ đã tạo ra một hành lang pháp lý cho các ngân hàng kiểm tra chứng từ theo L/C, nhờ đó đã giảm thiểu rất nhiều các tranh chấp.
Sau khi ban hành bản sửa đổi UCP600,ICC đã xuất bản ấn phẩm ISBP681 2007 thay cho ấn phẩm cũ ISBP 645 2002. ISBP 681 đưa ra các quy tắc kiểm tra chứng từ nhằm giúp đỡ các ngân hàng trong việc quyết định bộ chứng từ có phù
hợp hay không. Từ đó ISBP 681 được áp dụng đương nhiên cùng với phiên bản UCP 600.
Tuy nhiên, sau gần 7 năm áp dụng, trong chừng mực nào đó ISBP 681 đã bộc lộ nhiều thiếu sót và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về kiểm tra chứng từ theo L/C, do vậy, mới đây vào tháng 4 năm 2013 Ủy ban Ngân hàng của ICC đã thông qua bản ISBP sửa đổi với tên gọi mới là ISBP 745 (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under UCP600 - ISBP 2013 ICC Publication No. 745).
b. Mối quan hệ pháp lý giữa UCP600 và ISBP 745
- ISBP 745 được hiểu là gắn liền và không tách rời UCP 600: “This publication is to be read in conjunction with UCP 600 and not inisolation”. Nội dung nàykhẳng định rằng ISBP 745 2013 đã tạo ra một “hành lang pháp lý” để các ngân hàng kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C tuân thủ UCP 600 2007.
- Mục đích của ISBP 745 là nhằm diễn giải và hướng dẫn áp dụng các điều khoản của UCP 600, trong phạm vi của các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng hoặc bất cứ các sửa đổi thư tín dụng kèm theo. “The practices described in this publication highlight how the articles of UCP 600 are to be interpreted and applied, to the extent that the terms and conditions of the credit, or any amendment thereto”. Ngoài UCP 600, ngân hàng căn cứ vào ISBP 745 để kiểm tra chứng từ và có thể trích dẫn các điều khoản thích hợp của ISBP 745 để làm cơ sở quyết định thanh toán hay từ chối nếu các chứng từ xuất trình phù hợp hay không phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C và các sửa đổi L/C kèm theo có dẫn chiếu đến UCP600.
- ISBP 745 không sửa đổi hay hủy bỏ các điều khoản của UCP600: “The practices do not expressly modify or exclude an applicable article in UCP 600”. Điều này hàm ý mục đích ban hành ISBP của ICC chỉ nhằm diễn giải và hướng dẫn áp dụng các điều khoản của UCP600 mà không sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ các điều khoản của UCP600.
- ISBP 745 được hiểu là gắn liền và không tách rời UCP 600: “This publication is to be read in conjunction with UCP 600 and not inisolation”.Nội dung
nàykhẳng định rằng ISBP 745 2013 đã tạo ra một “hành lang pháp lý” để các ngân hàng kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C tuân thủ UCP 600 2007.
-Mục đích của ISBP 745 là nhằm diễn giải và hướng dẫn áp dụng các điều khoản của UCP600, trong phạm vi của các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng hoặc bất cứ các sửa đổi thư tín dụng kèm theo. “The practices described in this publication highlight how the articles of UCP 600 are to be interpreted and applied, to the extent that the terms and conditions of the credit, or any amendment thereto”. Ngoài UCP 600, ngân hàng căn cứ vào ISBP 745 để kiểm tra chứng từ và có thể trích dẫn các điều khoản thích hợp của ISBP 745 để làm cơ sở quyết định thanh toán hay từ chối nếu các chứng từ xuất trình phù hợp hay không phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C và các sửa đổi L/C kèm theo có dẫn chiếu đến UCP600.
- ISBP745 không sửa đổi hay hủy bỏ các điều khoản của UCP600: “The practices do not expressly modify or exclude an applicable article in UCP 600”. Điều này hàm ý mục đích ban hành ISBP của ICC chỉ nhằm diễn giải và hướng dẫn áp dụng các điều khoản của UCP600 mà không sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ các điều khoản của UCP600.
1. 2. RỦI RO TR O NG THANH T OÁN Q U Ô C TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TIN DỤNG C HỨNG TỪ Đ ÔI VỚI CÁC D OANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
1.2.1. Khái niệm rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ
Trong hoạt động thanh toán quốc tế, không có một phương thức thanh toàn nào là đảm bảo an toàn tuyệt đối, chúng đều có những rủi ro nhất định. Đó là một vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành các giao dịch thương mại, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên tham gia. Rủi ro là một khái niệm phong phú vì có rất nhiều cách khác nhau để định nghĩa cho khái niệm này.
Theo nghĩa chung, rủi ro là khả năng một sự kiện không mong muốn, không thuận lợi có thể xảy ra dẫn đến sự mất mát hoặc hư hỏng. Trong thanh toán L/C, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi phạm, rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn phải được
hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán. Rủi ro trong thanh toán bằng L/C có thể xảy ra đối với các bên: đối với người bán, đối với người mua và đối với các ngân hàng.
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org)
Nhìn chung các quan điểm này được chia theo hai trường phái là theo quan điểm truyền thống và theo quan điểm hiện đại.
Theo trường phái truyền thống, người ta coi rủi ro là sự không may mắn, là những tổn thất, mất mát. Có rất nhiều học giải đưa ra các định nghĩa khác nhau.
Allan H. Willett cho rằng “rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất” trong khi đó
Irving Pfeffer đã viết trong sách của mình “rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất”. Các định nghĩa này đều khá giống nhau đều xem rủi ro là những điều không tốt xảy đến một cách bất ngờ. Dưới điểm nhìn của doanh nghiệp thì rủi ro là sự mất mát về tài sản, sự giảm lợi nhuận kì vọng. Cụ thể hơn, họ nhìn nhận rủi ro là những bất trắc xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình kinh doanh, sản xuất, gây tác dộng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.
Vậy trong lĩnh vực TTQT bằng L/C thì rủi ro được định nghĩa như thế nào? Theo quan điểm của tác giả, rủi ro trong thanh toán bằng L/C là rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động thanh toán L/C, nó có thể do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia ( nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng,...) hay các nhân tố khách quan khác từ môi trường/ chủ thể bên ngoài tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi các bên tham gia hoạt động thanh toán đó.
1.2.2. Phân loại rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ
Bên cạnh tính ưu việt nối trổi của phương thức thanh toán L/C thì đây cũng được coi là một phương thức thanh toán khá phức tạp, cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro xảy ra gây thiệt hại cho doanh nghiệp trong khâu thanh toán, những rủi ro này phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đa dạng.
Là những rủi ro hình thành do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán L/C như: các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán hay có sự khác biệt giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung L/C hoặc trái với điều khoản của UCP 600.
a. Rủi ro đối với người nhập khẩu
Rủi ro khi nhà nhập khẩu không nhận được hàng hóa đúng như đơn đặt hàng.
Tình trạng này xảy ra do người xuất khẩu lợi dụng tính độc lập giữa L/C và hợp đồng thương mại. Việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình, mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hóa. Ngân hàng chỉ kiểm tra sự trùng khớp bề ngoài của bộ chứng từ với L/C, chứ không chịu trách nhiệm về tính chất bên trong của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hóa. Trường hợp này, nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng phát hành.
Rủi ro khi ngân hàng thanh toán cho bộ chứng từ có sai sót
Rủi ro có thể xảy ra với người nhập khẩu, nếu ngân hàng xác nhận hay một ngân hàng được chỉ định khác mắc sai lầm khi thanh toán cho một bộ chứng từ có sai sót, sau đó ghi nợ ngân hàng phát hành L/C. Nếu ngân hàng mắc sai lầm lại do người nhập khẩu chỉ định thì ngân hàng mở có quyền truy hoàn số tiền đã bị ghi nợ.
b. Rủi ro đối với người xuất khẩu
Rủi ro do nhà xuất khẩu không xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo
Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành đứng ra cam kết thanh toán cho người bán khi họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C. Trong khi đó để bảo đảm việc giao hàng theo đúng quy định của hợp đồng thương mại, L/C thường phải bao gồm nhiều điều khoản rất chi tiết và khắt khe. Do vậy, rủi ro sẽ xảy ra với nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán hoặc chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải xử lý hàng hóa như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng
quay về nước. Nhà xuất khẩu phải chịu các chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng hóa trong khi đó không biết rõ lập trường của nhà nhập khẩu là sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ sai sót.
Rủi ro do ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán
Trong trường hợp nếu ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng xác nhận) mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán , trừ khi L/C được xác nhận bởi một ngân hàng hạng nhất trong nước còn lại nhà xuất khẩu luôn chịu rủi ro.
1.2.2.2. Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất phát từ sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ.
a. Đối với nhà nhập khẩu
Khi hàng hóa về, cho dù những mặt hàng có giá bán cạnh tranh hay không thì việc tỷ giá trượt mạnh sẽ khiến nhà nhập khẩu có thể từ chối nhận hàng vì lợi nhuận giảm hoặc bị lỗ.
b. Đối với nhà xuất khẩu
Rủi ro tỷ giá xảy ra ngược lại với hai trường hợp trên. Giả sử đơn vị tiền tệ của nước nhà XK là một ngoại tệ khác (bản tệ) và phải thông qua một đơn vị tiền tệ mạnh khác được kí kết trong hợp đồng thương mại. Trong tương lai, vì một yếu tố nhạy cảm nào đó khiến đồng bản tệ bị trượt giá, ảnh hưởng tới doanh thu dự kiến của nhà XK
1.2.2.3. Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên còn lại.