Phân loại rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu 236 giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 30)

Bên cạnh tính ưu việt nối trổi của phương thức thanh toán L/C thì đây cũng được coi là một phương thức thanh toán khá phức tạp, cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro xảy ra gây thiệt hại cho doanh nghiệp trong khâu thanh toán, những rủi ro này phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đa dạng.

Là những rủi ro hình thành do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán L/C như: các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán hay có sự khác biệt giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung L/C hoặc trái với điều khoản của UCP 600.

a. Rủi ro đối với người nhập khẩu

Rủi ro khi nhà nhập khẩu không nhận được hàng hóa đúng như đơn đặt hàng.

Tình trạng này xảy ra do người xuất khẩu lợi dụng tính độc lập giữa L/C và hợp đồng thương mại. Việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình, mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hóa. Ngân hàng chỉ kiểm tra sự trùng khớp bề ngoài của bộ chứng từ với L/C, chứ không chịu trách nhiệm về tính chất bên trong của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hóa. Trường hợp này, nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng phát hành.

Rủi ro khi ngân hàng thanh toán cho bộ chứng từ có sai sót

Rủi ro có thể xảy ra với người nhập khẩu, nếu ngân hàng xác nhận hay một ngân hàng được chỉ định khác mắc sai lầm khi thanh toán cho một bộ chứng từ có sai sót, sau đó ghi nợ ngân hàng phát hành L/C. Nếu ngân hàng mắc sai lầm lại do người nhập khẩu chỉ định thì ngân hàng mở có quyền truy hoàn số tiền đã bị ghi nợ.

b. Rủi ro đối với người xuất khẩu

Rủi ro do nhà xuất khẩu không xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo

Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành đứng ra cam kết thanh toán cho người bán khi họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C. Trong khi đó để bảo đảm việc giao hàng theo đúng quy định của hợp đồng thương mại, L/C thường phải bao gồm nhiều điều khoản rất chi tiết và khắt khe. Do vậy, rủi ro sẽ xảy ra với nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán hoặc chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải xử lý hàng hóa như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng

quay về nước. Nhà xuất khẩu phải chịu các chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng hóa trong khi đó không biết rõ lập trường của nhà nhập khẩu là sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ sai sót.

Rủi ro do ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán

Trong trường hợp nếu ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng xác nhận) mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán , trừ khi L/C được xác nhận bởi một ngân hàng hạng nhất trong nước còn lại nhà xuất khẩu luôn chịu rủi ro.

1.2.2.2. Rủi ro hối đoái

Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất phát từ sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ.

a. Đối với nhà nhập khẩu

Khi hàng hóa về, cho dù những mặt hàng có giá bán cạnh tranh hay không thì việc tỷ giá trượt mạnh sẽ khiến nhà nhập khẩu có thể từ chối nhận hàng vì lợi nhuận giảm hoặc bị lỗ.

b. Đối với nhà xuất khẩu

Rủi ro tỷ giá xảy ra ngược lại với hai trường hợp trên. Giả sử đơn vị tiền tệ của nước nhà XK là một ngoại tệ khác (bản tệ) và phải thông qua một đơn vị tiền tệ mạnh khác được kí kết trong hợp đồng thương mại. Trong tương lai, vì một yếu tố nhạy cảm nào đó khiến đồng bản tệ bị trượt giá, ảnh hưởng tới doanh thu dự kiến của nhà XK

1.2.2.3. Rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức là rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên còn lại.

a. Về phía nhà XK: Họ có thể lợi dụng vào tính độc lập giữa bộ chứng từ thanh toán và tình hình giao hàng thực tế để lập ra bộ chứng từ giả mạo phù hợp với L/C nhằm đòi tiền hàng.

hoặc do tình hình trên thị trường hàng hóa có những biến động bất lợi thì họ có thể dựa vào những sai sót dù rất nhỏ của bộ chứng từ để không hoặc kéo dài thời gian trả tiền khi không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thậm chí nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng.

1.2.2.4. Rủi ro thanh khoản a. Đối với nhà xuất khẩu

Rủi ro thanh khoản là những thiệt hại mà nhà xuât khẩu phải gánh chịu khi ngân hàng phát hành không có đủ tiền để thực hiện việc thanh toán.Tuy nhiên rủi ro này rất ít khi xảy ra, đối với những quốc gia mà đồng tiền của họ không có thể mạnh trong thanh toán quốc tế thì họ phải dự trữ một lượng lớn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhà nhập khẩu trong thanh toán

b.Đối với nhà nhập khẩu

Không có khả năng chi trả, dẫn đến giảm uy tín trong mắt các bên tham gia. Ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn trong tương lai.

1.2.2.5. Rủi ro bất khả kháng

Nguyên nhân là các sự kiện về thiên tai, nổi loạn, bạo động, chiến tranh trong những nguyên nhân trên chúng đều gây ra hậu quả là các điều kiện về địa điểm, thời gian giao hàng hoặc hàng đến nơi nhưng giảm chất lượng và nghiêm trọng hơn nó có thể làm cho nhà nhập khẩu bị phá sản. Điều này dẫn tới nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán cho nhà xuất khẩu. Đây là một rủi ro mà nhà xuất khẩu khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, các cuộc khủng khoảng kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới rủi ro bất khả kháng đối nhà xuất khẩu, nó làm giảm cán cân thanh toán của quốc gia dẫn đến đồng nội tệ bị mất giá so với đồng ngoại tệ. Dẫn đến việc nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng và thanh toán.

1.2.2.6. Rủi ro chính trị, pháp lý

Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là những rủi ro bắt buồn từ sự không ổn định về chính trị của các nước có liên quan trong quá trình thanh toán. Thông thường đó là rủi ro do thay đổi môi trường pháp lý như thay đổi đột ngột về thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch, cơ chế ngoại hối (hạn

chế ngoại hối), luật xuất nhập khẩu.. Những thay đổi này làm cho các điều kiện trên thị trường tài chính thay đổi đột biến không dự tính trước làm cho các bên tham gia xuất nhập khẩu không thực hiện được nghĩa vụ của mình, làm cho L/C có thể bị hủy bỏ, gây thiệt hại cho các bên tham gia. Bên cạnh đó, các cuộc nổi loạn, biểu tinh, bạo động hay chiến tranh, đảo chính, đình công hoặc những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn ở các nước tham gia chứng từ bị mất thất lạc cũng có thể gây rủi ro trong quá trình thanh toán.

1.3. NGUYEN NHÂN GÂY RỦI R O THANH T OÁN TIN D ỤNG C HỨNG TỪ Đ Ô I VỚI D OANH NGHIỆP XUẤ T NHẬP KHẨU

1.3.1. Nguyên nhân khách quan

a. Do các nhân tố vĩ mô và nhân tố bất khả kháng

Những nguyên nhân này xuất phát từ những sự kiện bất khả kháng như những thay đổi về chính trị như cấm vận, trừng phạt thương mại, khủng bố hoặc thay đổi trong chính sách chính quyền với hoạt động quản lý ngoại thương và ngoại hối, nhà cung cấp bị phá sản dẫn đến xuất khẩu không thể giao hàng hoặc hàng hóa có thể bị bắt giữ trong quá trình vận chuyển. Hoặc nhà NK phải đối mặt với những biến động về tỷ giá, tiền tệ dẫn đến không có khả năng thanh toán cho NXK đúng hạn.

b. Do sự biến động của nền kinh tế thị trường

Khi trên thị trường xảy ra những biến động về nền kinh tế như khủng hoảng kinh tế, biến động tỷ giá thì đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận được thanh toán của NXK. Cụ thể xét trong trường hợp trên thị trường có sự biến động làm tăng tỷ giá dẫn tới lượng nội tệ mà doanh nghiệp NK phải bỏ ra để thanh toán cho NXK nhiều hơn hoặc có thể là số tiền lãi mà doanh nghiệp phải chịu cho khoản nhận nợ thanh toán cho nước ngoài nhiều hơn dự tính dẫn đến việc NNK tìm mọi lí do để không nhận hàng từ chối thanh toán hoặc có thể do nhưng biến động của thị trường ngoại hối dẫn đến việc thanh toán cho DNXK bị chậm hơn so với thỏa thuận.

1.3.2. Nguyên nhân chủ qu an

Do đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ kém, thiếu kinh nghiệm nhận thức không đầy đủ về qui trình nghiệp vụ thanh toán TDCT và các nguồn luật điều chỉnh như UCP 600. Quy trình nghiệp vụ L/C tại doanh nghiệp tùy tiện, dẫn đến đọc và giải thích L/C không thận trọng, bộ phận nghiệp vụ thiếu trách nhiệm, dẫn đến lỗi chính tả, lỗi đánh máy, in ấn, do quá tin tưởng vào người nhập khẩu là họ sẽ tập trung vào lô hàng nhập khẩu mà có thể bỏ qua những sai sót nhỏ của chứng từ, từ đó dẫn đến lỗi sai sót chứng từ khiến cho bộ chứng từ không hợp lệ và NXK bị từ chối thanh toán từ ngân hàng.

b. Do thiếu đạo đức kinh doanh của các bên tham gia

Trong thương mại quốc tế, NXK và NNK có khoảng cách xa về địa lí nên hầu như các bên đều không biết rõ về đối tác, chính vì vậy xuất hiện rất nhiều những đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo trong quá trình thực hiện giao dịch thương mại. Có thể bên NXK làm bộ chứng từ giả mạo xuất trình lên ngân hàng để nhận thanh toán hay bên NNK lập một L/C giả mạo hoặc mở L/C với những điều khoản lắt léo khó thực hiện. Những hành vi lừa đảo gây ra những rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp.

c. Do hạn chế trong quá trình đàm phán hợp đồng

Trong quá trình đàm phán với bạn hàng, do trở ngại về ngôn ngữ dẫn đến hiểu sai, hiểu nhầm ý đối tác cho nên sau khi kí xong hợp đồng mới thấy quyền lợi của mình không được bảo đảm hoặc có những điều khoản không thể thực hiện được. Điều này dẫn đến việc gây ảnh hưởng trực tiếp đối với các bên tham gia. NXK có thể không nhận được thanh toán vì không thực hiện được các điều khoản trong hợp đồng hoặc nhà nhập khẩu không nhận được hàng từ NXK.

Thực hiện năm 2020

Số tuyệt đối Tăng trưởng 2019

Xuất khẩu 281,5 tỷ USD Tăng 6,5 %

Nhập khẩu 262,4 tỷ USD Tăng 3,6 %

Cán cân thương mại Xuất siêu 19,1 tỷ USD

KẾ T LUẬN C HƯƠNG 1

Ở chương 1 tác giả đã nêu những nét khái quát chung về phương thức thanh toán L/C, làm rõ những vấn đề xung quanh liên quan đến phương thức này các bên tham giá, đặc điểm, qui trình thanh toán trong thanh toán L/C.

Phương thức thanh toán TDCT có nhiểu ưu điểm nổi trội, việc vận dụng phương thức này trong thương mại quốc tế không chỉ đem lại lợi ích cho các bên tham gia mà còn đem lại lợi ích cho toàn bộ nền kình tế. Bản chất mọi ván đề luôn có tính hai mặt, vì thế bên cạnh nhưng ưu việt vượt trội thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể xảy ra đối với các chủ thể tham gia. Vì vậy ở cuối chương tác giả đã nêu ra những rủi ro thường gặp đối với doanh nghiệp XNK và nêu ra một vài nguyên nhân dẫn đến các rủi ro đó. Những hậu quả và tổn thất của những rủi ro đem lại không hề nhỏ không chỉ là về mặt tài chính của doanh nghiệp mà quan trọng hơn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của chính doanh nghiệp đó.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHÉ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG C HỨNG TỪ C ỦA CÁ C D OANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.1.1. Tình hình x U ất nhập khẩu của các doanh nghiệp x U ất nhập khẩu Việt NamNăm 2020 được coi là một năm đầy thách thức và khó khăn đối với nền kinh Năm 2020 được coi là một năm đầy thách thức và khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đại dịch Covid 19 bùng phát khiến cho nền kinh tế thế giới khủng hoảng nghiêm trọng, mức tăng trưởng kinh tế giảm sâu. Do tính chất lây lan của dịch bệnh, một số quốc gia đều thực hiện đóng cửa nền kinh tế, phong tỏa để chống dịch dẫn đến mọi hoạt động giao thương bị trì trệ, chuỗi cung ứng toàn cầu bị tác động, tất cả các hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều bị ngưng lại, các doanh nghiệp bị phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao ảnh hưởng đến đời sống người dân và gây thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế. Một số ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất như vận tải, du lịch, hoạt động xuất nhập khẩu bởi giảm đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, ở Việt Nam với những biện pháp phòng dịch quyết liệt và hướng tới mục tiêu “ Vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế- xã hội” chính vì vậy nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng cao và là một trong ba quốc gia ở Châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong giai đoạn này.

Từ bảng trên ta có thể thấy xét tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kì năm 2019, điều này cho thấy mức tăng trưởng sản xuất trong nước, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi.Với kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019. Một dấu mốc ấn tượng trong nền kinh tế đó là trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp nhưng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng dương, xuất siêu hàng hóa đạt con số kỉ lục 19.1 tỷ USD, cán cân thương mại vẫn duy trì xuất siêu trong suốt 5 năm liên tục. Từ 2016 đến nay, cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa liên tục thặng dư với mức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước. Có thể thấy rằng năm 2020 là một năm đầy khó khăn và biến động, các quốc gia đều phải chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid 19 kinh tế bị sụt giảm nghiêm trọng, Việt Nam không chỉ giữ vững được chỉ tiêu mà còn có những đột phá mới trong sự phát triển kinh tế.

Nhìn biểu đồ, ta có thể thấy trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu trong cả nước đạt 154, 01 tỷ USD, tăng lên 25,2 % so với cùng thời điểm này năm ngoái. Trị giá hàng hóa nhập khẩu đạt 75,62 tỷ USD, tăng lên 15,98 tỷ, tăng 26,8% so với cùng kì năm trước. Trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt mức 78,40 tỷ USD, tăng lên 15,01 tỷ USD, tương ứng tăng 23,7%.

Biểu đ ồ 2.1: Trị giá x U ất nhập khẩ U của một số mặt hàng năm 2020 và qu í I năm 2021

(Nguồn: Tổng cục Hải quan, năm 2021)

Hiện nay các doanh nghiệp gia tăng các mặt hàng chế biến, thành phẩm công nghiệp và giảm xuất khẩu các mặt hàng thô. Biểu đồ 2 chỉ ra các trị giá xuất khẩu

Một phần của tài liệu 236 giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w