Trong hoạt động thanh toán quốc tế, không có một phương thức thanh toàn nào là đảm bảo an toàn tuyệt đối, chúng đều có những rủi ro nhất định. Đó là một vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành các giao dịch thương mại, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên tham gia. Rủi ro là một khái niệm phong phú vì có rất nhiều cách khác nhau để định nghĩa cho khái niệm này.
Theo nghĩa chung, rủi ro là khả năng một sự kiện không mong muốn, không thuận lợi có thể xảy ra dẫn đến sự mất mát hoặc hư hỏng. Trong thanh toán L/C, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi phạm, rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn phải được
hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán. Rủi ro trong thanh toán bằng L/C có thể xảy ra đối với các bên: đối với người bán, đối với người mua và đối với các ngân hàng.
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org)
Nhìn chung các quan điểm này được chia theo hai trường phái là theo quan điểm truyền thống và theo quan điểm hiện đại.
Theo trường phái truyền thống, người ta coi rủi ro là sự không may mắn, là những tổn thất, mất mát. Có rất nhiều học giải đưa ra các định nghĩa khác nhau.
Allan H. Willett cho rằng “rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất” trong khi đó
Irving Pfeffer đã viết trong sách của mình “rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất”. Các định nghĩa này đều khá giống nhau đều xem rủi ro là những điều không tốt xảy đến một cách bất ngờ. Dưới điểm nhìn của doanh nghiệp thì rủi ro là sự mất mát về tài sản, sự giảm lợi nhuận kì vọng. Cụ thể hơn, họ nhìn nhận rủi ro là những bất trắc xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình kinh doanh, sản xuất, gây tác dộng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.
Vậy trong lĩnh vực TTQT bằng L/C thì rủi ro được định nghĩa như thế nào? Theo quan điểm của tác giả, rủi ro trong thanh toán bằng L/C là rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động thanh toán L/C, nó có thể do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia ( nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng,...) hay các nhân tố khách quan khác từ môi trường/ chủ thể bên ngoài tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi các bên tham gia hoạt động thanh toán đó.