- Phương pháp định tính: Nhằm phân tích và đánh giá các yếu tố tác động tới hành vi NĐT cá nhân trên TTCK VN giai đoạn 2018-2020 từ đó đưa ra hệ thống câu
hỏi phù hợp cho phiếu khảo sát để hoàn thành nghiên cứu. - Phương pháp định lượng:
Mau được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Theo Tabachnick& Fidell (2007), khi dùng MLR (Hồi quy bội), kích thước mẫu n nên được tính bằng công thức sau: n ≥ 50 +8p (p: số lượng biến độc lập). Số mẫu được chọn trong bài nghiên cứu 168 mẫu là phù hợp.
Dựa trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, bài nghiên cứu này ứng dụng mô hình hồi quy bội để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định đầu tư của NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2018-2020 bao gồm:
Y = β + β1X1+ β2X2+ β3X3+ β4X4 + μ Trong đó:
- β là Hằng số
- X1 là Yếu tố thị trường - X2 là yếu tố tâm lý - X3 là yếu tố thông tin - X4 là yếu tố chính sách
- Y là quyết định đầu tư của NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2018- 2020.
- μ là sai số các yếu tố khác không quan sát được.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 1. Tổng quan TTCK VN giai đoạn 2018-2020:
Theo phân tích được công bố trong báo cáo “Kinh tế việt Nam 2019 trước khúc quanh quyết định” của Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, có thể nhận định rằng năm 2018 đã kết thúc một năm chìm trong sắc đỏ của TTCK VN và được xem là năm mà thị trường tiềm năng này biến động nhiều nhất trong 10 năm gần đây. Trước thời điểm sụt giảm mạnh trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7/2018, chỉ số VN-Index đã có giai đoạn khởi đầu đầy thăng hoa và liên tục trong 4 tháng đầu năm bằng việc tăng
điểm gần 22% rồi chạm đỉnh 1.200 điểm vào ngày 9/4/2018. Mặc dù giai đoạn tháng 7 đến tháng 10/2018 có dấu hiệu phục hồi nhưng lại quay đầu giảm lại sau khi không thể vượt qua mốc 1.000 điểm.
Sự kiện “cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung” đang bước vào giai đoạn căng than hay như những xu hướng tăng tốc về việc bình thường hoá lãi suất tại các ngân hàng trung ương cung góp một phần tạo nên sự “lạc nhịp” hay một số bất lợi đến TTCK Việt Nam trong hoàn cảnh nên kinh tế đang đạt được những thành tự đáng kể với tốc độ tăng trưởng đạt mức kỷ lục so với 10 năm trở lại đây.Thêm nữa, những tác động từ việc chỉ số S&P sụt giảm và giá dầu lạo dốc đang có nguy cơ đưa thị trường bước vào giai đoạn thị trường “con gấu”.
Vào thời điểm cuối năm 2018, chỉ số VN-Index chỉ đạt mức 892.54 điểm, con số này đã giảm 9% so với cùng thời điểm vào năm 2017. Tuy nhiên, trong khi chỉ tiêu được đề ra tại “Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” là 70% GPD về quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu, thì trong năm 2018, con số này đã đạt gần 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2017, tương đương với 70,2% GDP. Bình quân giá trị giao dịch cổ phiếu là 6.500 tỷ đồng/phiên, con số này đã tăng 29% so với năm 2017. Thêm vào đó, nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vẫn đạt mức 2,8 tỷ USD, về cơ bản đã đạt gần bằng mức kỷ lục 2,9 tỷ USD (2017). Ước tính giá trị danh mục của NĐTNN đã đạt trên 32,8 tỷ USD.
Có thể nhận định rằng năm vừa qua là 1 năm đầy biến động với diễn biến phức tạp của TTCK, hầu hết các nghiên cứu đánh giá về TTCK năm 2019 đều nghiêng về những kịch bản thận trọng thay vì kỳ vọng vào những mốc số kỷ lục mới của VN- Index.
Hầu hết các tổ chức phân tích đều đồng tình với nhận định rằng nên kinh tế thị trường trên toàn cầu đang bước vào thời kỳ cuối trong chu kỳ tăng trưởng và năm 2019 sẽ là một năm tương đối khó khăn cho TTCK bởi những tác động mang tính bất lợi của bối cảnh căng thang chính trị, thương mại trên thế giới còn nhiều bất cập.
Trước sự biến động của thị trường, các công ty chứng khoán đã đưa ra dự báo về các chỉ số chính của TTCK VN trong thời điểm này. Công ty chứng khoán
Vietcombank (VCBS) đưa ra dự báo “các chỉ số chính sẽ dao động với biên độ cao; trong đó VN-Index sẽ dao động với biên độ lớn từ 300 - 350 điểm.Những ẩn số dẫn đến sự biến động mạnh của TTCK trong năm 2019 là do xuất phát từ lo lắng của NĐT về vấn đề chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể leo thang bất kỳ lúc nào. Đồng thời, sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc cùng dấu hiệu suy thoái của kinh tế Mỹ và toàn cầu; nguy cơ tăng lãi suất tại các quốc gia.”
Tuy nhiên bên cạnh những bất ổn là khó lường từ các vấn đề trên, ở một khía cạnh khác vẫn có những thông tin hỗ trợ tích cực cho NĐT cũng như sự tăng điểm của
thị trường, tiêu biểu là khả năng nâng hạng TTCK VN từ vị trí thị trường cận biên trở thành “thị trường mới nổi” trong đợt “Review năm 2019” có thể sẽ là thông tin mang lại niềm hi vọng cho thị trường này, nó không chỉ giúp NĐT được củng cố thêm niềm tin mà còn tạo sự hấp dẫn cho các NĐT khác tham gia vào thị trường giai đoạn này. Những chuyên gia phân tích đánh giá rằng khả năng nâng hạng thị trường sẽ là tín hiệu vô cùng hữu ích cho cả thị trường lẫn NĐT.Thông tin được đưa ra sẽ hỗ trợ thị trường tăng tính hấp dẫn đối với NĐT trong và ngoài nước, từ đó thu hút thêm dòng tiền đổ vào thị trường nhiều hơn, yếu tố giá và thanh khoản của thị trường trong giai đoạn này sẽ biến động nhiều hơn. Song song đó, kinh tế vĩ mô Việt Nam dự kiến tiếp tục là điểm hỗ trợ lớn cho TTCK trong năm 2019. Quá trình mở cửa TTCK của Việt Nam thực hiện theo từng bước, từ mức khởi điểm là mở cửa 20%, sau đó nâng con số này lên 30% và rồi tiếp tục nâng lên đến 49%. Đến khi có Nghị định 60/2015/NĐ-CP, TTCK Việt Nam tiếp tục nâng lên và cho phép NĐT nước ngoài sở hữu tới 100% cổ phiếu của những doanh nghiệp không nằm trong diện bị hạn chế NĐT nước ngoài tham gia theo quy định pháp luật hiện hành hoặc các điều ước quốc tế khác. Con số thống kê cho thấy, trong khoảng hơn 40.000 tài khoản đã được mở thì 99% là tài khoản của NĐT cá nhân. Tuyệt đại đa số NĐT cá nhân khi tham gia thị trường chỉ với mục tiêu đầu cơ và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Dưới góc nhìn dài hạn, VN đang là một quốc gia đang phát triển, việc ban hành các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của các thành phần kinh tế tư nhân thời gian gần đây của Chính phủ sẽ được xem là bước tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn ở nhiều nhóm ngành, đặc biệt là các nhóm ngành liên quan đến tiêu dùng. Trong điều kiện về nhu cầu tiêu dùng có sự chậm lại sau nhiều năng tăng trưởng mạnh mẽ thì việc gia tăng cạnh tranh trên thị trường sẽ tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phải cải thiện chất lượng, năng suất...trở nên năng động hơn để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt đề án “Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” (phê duyệt vào ngày 28/02/2019) trong đó, nêu rõ mục tiêu, nguyên tắc và giải pháp cơ cấu lại TTCK đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.Mục tiêu hàng đầu của Đề án là “tập trung cơ cấu lại toàn diện TTCK, nhằm đưa TTCK phát triển theo hướng cân đối, bền vững hỗ trợ thiết thực cho quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân và tăng cường mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới.Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đã đưa ra 8 nhóm giải pháp khá toàn diện trong đó, tăng tính thanh khoản của thị trường được coi là một trong những giải pháp quan trọng nằm trong nhóm giải pháp cơ cấu lại tổ chức thị trường.”
Việc Đề án tái cơ cấu được phê duyệt đã tạo ra khung khổ pháp lý cho TTCK phát triển trở thành kênh dẫn vốn trung, dài hạn; huy động tối đa các nguồn lực trong,
ngoài nước cho phát triển; tạo sự phát triển minh bạch, lành mạnh, an toàn bền vững, chuyên nghiệp, tiếp cận thông lệ quốc tế, góp phần nâng hạng thị trường; khắc phục bất cập trong hệ thống... Phấn đấu quy mô vốn hóa trên thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP vào năm 2020; đạt 120% GDP vào năm 2025; số lượng công ty niêm yết năm 2020 tăng ít nhất 12% so với 2017.
2. Đặc điểm hành vi NĐT cá nhân trên TTCK VN:
Hầu hết người VN đều có một đặc điểm tâm lý chúng là năng động và linh hoạt. Ưu điểm này đã góp phần không nhỏ vào khả năng thích ứng trước mọi điều kiện, hoàn cảnh riêng biệt. Trên TTTC, tính năng động và linh hoạt trước những diễn biến, biến động thị trường sẽ giúp các NĐT luôn tự tin và ứng phó rất nhanh nhạy. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam vẫn đang là thị trường cận biên, chưa phải thị trường mới nổi nên không thể tránh khỏi những mặt còn hạn chế đang tồn tại trong khả năng nhận thức về thị trường của các NĐT, đặc biệt là các NĐT cá nhân trên thị trường này (cả về các giao dịch trên thị trường lẫn thông tin thị trường), bởi vậy đặc điểm nhanh nhạy và linh động chưa hẳn đã tạo được nhiều lợi thế cho NĐT trên TTCK Việt Nam hiện nay bởi nó rất dễ bị nghiêng sang trạng thái dễ bị tác động và “lung lay” trên thị trường. Và điều hiển nhiên có thể nhận định rằng những NĐT không quyết đoán và có thiên hướng dễ bị dao động trước các diễn biến bất thường của thị trường khi quyết định tại thời điểm này rất dễ khiến cho thị trường tài chính càng bị rung lắc mạnh hơn, khi đó các chính sách tài chính tiền tệ sẽ bị suy giảm hiệu lực.
3. Các yếu tố tác động tới hành vi NĐT cá nhân trên TTCK VN giai đoạn2018-2020: 2018-2020:
- Yếu tố thị trường:
Bất kể NĐT nào khi tham gia vào thị trường, cụ thể là TTCK đều phải sẵn sàng chịu rủi ro cũng như tác động của những diễn biến đang xảy ra trên thị trường đáng kể đến như rủi ro biến động lãi suất, giá hàng hoá; rủi ro tiền tệ, tín dụng, tính thanh khoản..v..v.. Trong đầu tư chứng khoán, các NĐT thường lựa chọn cho mình một mô hình đầu tư mà họ đánh giá rằng nó phù hợp vs khả năng của mình nhưng TTCK là một thị trường luôn biến động và không theo quy tắt nhất định. Vì vâỵ việc lựa chọn và xây dựng mô hình đối với NĐT, đặc biệt là NĐT cá nhân là một vấn đề không hề dễ dàng. Thêm vào đó, giá cả của hàng hoá là một yếu tố quan trọng, nó gần như là yếu tố tác động trực tiếp đến thị trường và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định NĐT. Có thể nói rằng, giá hàng hoá trên TTCK biến động là dấu hiệu rõ rệt và dễ dàng nhận biết nhất khi thị trường biến động, dựa vào đó NĐT sẽ đưa ra các quyết định mua vào, bán ra mà họ thấy là phù hợp với từng thời điểm.
TTCK Việt Nam hiện vẫn đang là một thị trường cận biên, chưa phải thì trường mới nổi, tính ổn định và cạnh tranh trên thị trường chưa được đánh giá cao nên các chỉ số giá chứng khoán trên thị trường chưa phản ánh được kết quả của quá trình cạnh
tranh. Vì vậy, NĐT không thể đánh giá chính xác hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp và của cá nhân nền kinh tế là cao hay thấp, đây là nguyên nhân khiến nhiều NĐT cá nhân ở Việt Nam giai đoạn này vẫn mắc nhiều sai lầm trong việc định giá sai, tính toán sai thời điểm, xây dựng danh mục đầu tư chưa hợp lý... là điểu không thể tránh khỏi. Bởi vậy, khi thị trường tăng tính ổn định, chất lượng môi trường cạnh tranh được nâng cao, nghĩa là NĐT sẽ có những cập nhật, đánh giá chính xác tình hình trên thị trường ngay khi giá cổ phiếu bắt đầu biến động, từ đó sẽ đưa ra những quyết định có lợi cho NĐT nhưng vẫn đảm bảo được tính công bằng và chính xác trên thị trường.
Giả thuyết H1 được đưa ra là: Yếu tố thị trường ảnh hưởng tích cực đến hành vi ra quyết định đầu tư một cách hợp lý của NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2018-2020.
- Yếu tố tâm lý:
Nhiều đánh giá cho rằng, nhiều NĐT Việt Nam có xu hướng phản ứng thái quá đối với những thông tin về: Tình hình kinh tế, thương mại quốc tế; tình trạng rút vốn (thoái vốn) khỏi TTCK Việt Nam của NĐT nước ngoài; biến động tỷ giá của các đồng tiền; và những thông tin xử phạt liên quan tới các tổ chức, cá nhân được công bố trong thời gian qua;... nên đã cố tìm cách thoát khỏi thị trường một cách nhanh nhất bằng hành động “bán tháo” cổ phiếu với bất kỳ mức giá nào có thể khớp lệnh với suy nghĩ rằng như vậy sẽ giúp họ giảm thiểu nguy cơ thua lỗ trong thời gian tới. Trong khi khối ngoại bán khá nhiều và giảm giải ngân mới, thì những phản ứng thái quá của NĐT trong nước cũng gây thêm bất cân đối cung - cầu, làm TTCK giảm mạnh.
Những NĐT nhỏ, lẻ, mới bắt đầu tham gia thị trường hầu như không có kinh nghiệm hay khái niệm về thị trường, về cổ phiếu của công ty mà họ nhắm vào. Khi tham gia vào thị trường, điều mà họ hầu như được thị trường đảm bảo là nếu nắm trong tay một vài cổ phiếu “thời thượng” trên thị trường thì nghiễm nhiên phần tài sản của họ sẽ ngày lớn lên một cách nhanh chóng bởi vậy những NĐT này ồ ạt mua cổ phiếu vào ngày hôm nay, với bất kỳ mức giá nào mà họ có đủ khả năng chi trả với tâm lý tự tin rằng ngày mai, ngày kia giá của cổ phiếu này sẽ tiếp tục tăng và “tâm lý hối tiếc” rằng nếu không mua nhanh sẽ bỏ lỡ mất cơ hội.Từ đó, sinh ra “tâm lý bầy đàn”, một lượng lớn các NĐT đổ xô đi huy động vốn để đổ vào chứng khoán, từ đó làm giá chứng khoán trên TTCK Việt Nam tăng lên một cách nhanh chóng với tốc độ “phi mã”. Thực chất, các NĐT không phải không ý thức được rằng giá cả hàng hoá khi tăng lên quá nhanh là một hiện tượng bất bình thường trên thị trường và khi thị trường ổn định, mức giá này sẽ được điều chỉnh theo đúng quy luật cung - cầu của thị trường. Những lòng tham cố hữu của con người và cơn đầu cơ thiêu thân “liều mình như chẳng có”, bắt nguồn từ sự phi thống nhất giữa nhận thức và hành động, làm cho NĐT tin và luôn tìm cách để chứng minh rằng nhận định của họ là đúng, rằng giá của cổ phiếu mà họ đầu tư sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tương lai và sẽ duy trì trạng thái này trong một khoảng thời
gian đủ dài để họ yên tâm tiếp tục nắm giữ, đầu cơ hàng hóa (là cổ phiếu trên TTCK), và khi thị trường hay giá cổ phiếu đạt đến đỉnh cao nhất đúng như kỳ vọng của NĐT thì họ bán ra một cách ồ ạt và thoát ngay khỏi thị trường để thu về lợi nhuận cá nhân. Kinh nghiệm ít và tính chuyên nghiệp chưa cao nên những NĐT này khi tham gia trên