Các yếu tố tác động tới hành vi NĐT cá nhân trên TTCK VN giai đoạn

Một phần của tài liệu 112 đánh giá các yếu tố tác động tới hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2018 2020,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 42)

2018-2020:

- Yếu tố thị trường:

Bất kể NĐT nào khi tham gia vào thị trường, cụ thể là TTCK đều phải sẵn sàng chịu rủi ro cũng như tác động của những diễn biến đang xảy ra trên thị trường đáng kể đến như rủi ro biến động lãi suất, giá hàng hoá; rủi ro tiền tệ, tín dụng, tính thanh khoản..v..v.. Trong đầu tư chứng khoán, các NĐT thường lựa chọn cho mình một mô hình đầu tư mà họ đánh giá rằng nó phù hợp vs khả năng của mình nhưng TTCK là một thị trường luôn biến động và không theo quy tắt nhất định. Vì vâỵ việc lựa chọn và xây dựng mô hình đối với NĐT, đặc biệt là NĐT cá nhân là một vấn đề không hề dễ dàng. Thêm vào đó, giá cả của hàng hoá là một yếu tố quan trọng, nó gần như là yếu tố tác động trực tiếp đến thị trường và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định NĐT. Có thể nói rằng, giá hàng hoá trên TTCK biến động là dấu hiệu rõ rệt và dễ dàng nhận biết nhất khi thị trường biến động, dựa vào đó NĐT sẽ đưa ra các quyết định mua vào, bán ra mà họ thấy là phù hợp với từng thời điểm.

TTCK Việt Nam hiện vẫn đang là một thị trường cận biên, chưa phải thì trường mới nổi, tính ổn định và cạnh tranh trên thị trường chưa được đánh giá cao nên các chỉ số giá chứng khoán trên thị trường chưa phản ánh được kết quả của quá trình cạnh

tranh. Vì vậy, NĐT không thể đánh giá chính xác hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp và của cá nhân nền kinh tế là cao hay thấp, đây là nguyên nhân khiến nhiều NĐT cá nhân ở Việt Nam giai đoạn này vẫn mắc nhiều sai lầm trong việc định giá sai, tính toán sai thời điểm, xây dựng danh mục đầu tư chưa hợp lý... là điểu không thể tránh khỏi. Bởi vậy, khi thị trường tăng tính ổn định, chất lượng môi trường cạnh tranh được nâng cao, nghĩa là NĐT sẽ có những cập nhật, đánh giá chính xác tình hình trên thị trường ngay khi giá cổ phiếu bắt đầu biến động, từ đó sẽ đưa ra những quyết định có lợi cho NĐT nhưng vẫn đảm bảo được tính công bằng và chính xác trên thị trường.

Giả thuyết H1 được đưa ra là: Yếu tố thị trường ảnh hưởng tích cực đến hành vi ra quyết định đầu tư một cách hợp lý của NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2018-2020.

- Yếu tố tâm lý:

Nhiều đánh giá cho rằng, nhiều NĐT Việt Nam có xu hướng phản ứng thái quá đối với những thông tin về: Tình hình kinh tế, thương mại quốc tế; tình trạng rút vốn (thoái vốn) khỏi TTCK Việt Nam của NĐT nước ngoài; biến động tỷ giá của các đồng tiền; và những thông tin xử phạt liên quan tới các tổ chức, cá nhân được công bố trong thời gian qua;... nên đã cố tìm cách thoát khỏi thị trường một cách nhanh nhất bằng hành động “bán tháo” cổ phiếu với bất kỳ mức giá nào có thể khớp lệnh với suy nghĩ rằng như vậy sẽ giúp họ giảm thiểu nguy cơ thua lỗ trong thời gian tới. Trong khi khối ngoại bán khá nhiều và giảm giải ngân mới, thì những phản ứng thái quá của NĐT trong nước cũng gây thêm bất cân đối cung - cầu, làm TTCK giảm mạnh.

Những NĐT nhỏ, lẻ, mới bắt đầu tham gia thị trường hầu như không có kinh nghiệm hay khái niệm về thị trường, về cổ phiếu của công ty mà họ nhắm vào. Khi tham gia vào thị trường, điều mà họ hầu như được thị trường đảm bảo là nếu nắm trong tay một vài cổ phiếu “thời thượng” trên thị trường thì nghiễm nhiên phần tài sản của họ sẽ ngày lớn lên một cách nhanh chóng bởi vậy những NĐT này ồ ạt mua cổ phiếu vào ngày hôm nay, với bất kỳ mức giá nào mà họ có đủ khả năng chi trả với tâm lý tự tin rằng ngày mai, ngày kia giá của cổ phiếu này sẽ tiếp tục tăng và “tâm lý hối tiếc” rằng nếu không mua nhanh sẽ bỏ lỡ mất cơ hội.Từ đó, sinh ra “tâm lý bầy đàn”, một lượng lớn các NĐT đổ xô đi huy động vốn để đổ vào chứng khoán, từ đó làm giá chứng khoán trên TTCK Việt Nam tăng lên một cách nhanh chóng với tốc độ “phi mã”. Thực chất, các NĐT không phải không ý thức được rằng giá cả hàng hoá khi tăng lên quá nhanh là một hiện tượng bất bình thường trên thị trường và khi thị trường ổn định, mức giá này sẽ được điều chỉnh theo đúng quy luật cung - cầu của thị trường. Những lòng tham cố hữu của con người và cơn đầu cơ thiêu thân “liều mình như chẳng có”, bắt nguồn từ sự phi thống nhất giữa nhận thức và hành động, làm cho NĐT tin và luôn tìm cách để chứng minh rằng nhận định của họ là đúng, rằng giá của cổ phiếu mà họ đầu tư sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tương lai và sẽ duy trì trạng thái này trong một khoảng thời

gian đủ dài để họ yên tâm tiếp tục nắm giữ, đầu cơ hàng hóa (là cổ phiếu trên TTCK), và khi thị trường hay giá cổ phiếu đạt đến đỉnh cao nhất đúng như kỳ vọng của NĐT thì họ bán ra một cách ồ ạt và thoát ngay khỏi thị trường để thu về lợi nhuận cá nhân. Kinh nghiệm ít và tính chuyên nghiệp chưa cao nên những NĐT này khi tham gia trên thị trường tài chính thường hành xử theo đám đông do thông tin trên thị trường tài chính thiếu minh bạch, giao dịch nội gián chưa được kiểm soát tốt... Tâm lý này đã và đang tiếp tục gây ra các vụ hoảng loạn trên thị trường tài chính.

Đối với những NĐT có tâm lý quá lạc quan sẽ rất dễ bị đi đến sai lầm là dù đang bị thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục kinh doanh và không biết điểm dừng vì họ tin vào khả năng, kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của họ trên thị trường. Bởi vậy một khi thua lỗ quá lớn, những NĐT này sẽ có xu hướng chuyển sang trạng thái đối nghịch hoàn toàn đó là bi quan thái quá. Khi ở trạng thái quá bi quan, các NĐT sẽ làm giảm tính hiệu quả của các chính sách tài chính, tiện tệ vì thị trường tài chính bị đóng băng kéo dài. Đặc điểm tâm lý người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng có xu hướng “duy tình hơn duy lý”. Bởi vậy, trên thị trường tài chính, đặc điểm tâm lý này chi phối rất mạnh tới các quyết định của NĐT. NĐT thường thiên về yếu tố tình cảm và suy nghĩ cá nhân để đưa ra quyết định đầu tư, thay vì ra quyết định đầu tư theo lý trí. Thêm nữa, nếu NĐT thiên về triết lý “duy tình hơn duy lý” sẽ khiến cho NĐT có tâm lý “cả tin”, “nể nang” trong các quan hệ tài chính, từ đó dẫn đến những rủi ro đổ vỡ tài chính và dễ bị dụ dỗ vào các cạm bẫy tài chính. Bởi vậy, những NĐT có tâm lý ổn định, nhanh nhạy, tiếp nhận biến động một cách chủ động và thông minh sẽ có lợi thế và ảnh hưởng tích cực hơn đến TTCK.

Giả thuyết H2 được đưa ra là: Yếu tố tâm lý ảnh hưởng tích cực đến hành vi ra quyết định đầu tư một cách hợp lý của NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam giai đoạn 20^18-202(λ

- Yếu tố thông tin:

Thông tin là một trong những yếu tố quan trọng giúp NĐT nắm được những diễn biến trên thị trường, tình hình kinh doanh của công ty... bởi vậy tính chính xác, xác thực về thông tin của cả công ty được niêm yết trên TTCK Việt Nam là vô cùng quan trọng, là mối quan tâm lớn của nhiều chủ thể trên thị trường, đặc biệt là các NĐT. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, việc liên tục phát giác những bê bối liên quan đến thông tin doanh nghiệp và công bố thông tin của các công ty niêm yết đã tác động không hệ nhỏ đến niềm tin của các NĐT cũng như tính ổn định của thị trường. Thực tế rằng các quy trình, cách thức và nội dung công bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay bộc lộ còn nhiều điều bất cập, như: số lượt và loại hình vi phạm về công bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK vẫn còn nhiều, tình trạng nộp báo cáo tài chính trễ hạn, chất lượng thông tin trên các báo cáo tài chính không đáng tin cậy.

Theo quy định của pháp luật, “các công ty niêm yết trên TTCK phải có trách nhiệm công bố các thông tin liên quan đến công ty một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời”. Các đối tượng có liên quan và NĐT phải được tiếp cận với các thông tin này để đưa ra các quyết định hợp lý. “Việc công bố thông tin đầy đủ và kịp thời sẽ làm tăng tính minh bạch và ảnh hưởng lớn đến hành vi của các NĐT” (Albitar, 2015). Karim (1996) cho rằng, “mức độ công bố thông tin càng cao càng hạn chế tình trạng thông tin bất đối xứng giữa các NĐT và công ty, đồng thời làm tăng giá trị và thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường. Ngược lại, việc công bố thông tin không tốt có thể làm gia tăng chi phí vốn, dẫn đến việc phân bổ các nguồn lực không hiệu quả.”

Ve công bố thông tin tài chính, hiện nay trên thị trường có khá nhiều bất cập, từ việc công bố, chất lượng thông tin đến chính bản thân hệ thống về chuẩn mực kế toán. Xét về chuẩn mực kế toán, Việt Nam là 1 trong 12 quốc gia đang đi đường riêng, ko theo chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, Doanh nghiệp niêm yết gặp hạn chế trong việc công bố thông tin tài chính. Chất lượng báo tài chính theo đó có thể bị ảnh hưởng.

Vì vậy, minh bạch và công bố thông tin không còn chỉ là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà còn là trách nhiệm và quyền lợi của các công ty niêm yết trong việc nâng cao uy tín và hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường. Đây là cách thuyết phục hiệu quả nhất đối với NĐT, thể hiện tính chuyên nghiệp và tôn trọng cổ đông. Hơn hết, nó còn tạo lập sự tin tưởng và tính cập nhật cho NĐT với những thay đổi trên thị trường, giúp họ an tâm và đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Ở một thị trường mà mọi thông tin đều được phản ảnh trên giá cổ phiếu sẽ khiến NĐT đưa ra được các quyết định đúng đắn hơn và giúp thị trường phát triển tốt hơn.

Giả thuyết H3 được đưa ra là: Yếu tố thông tin ảnh hưởng tích cực đến hành vi ra quyết định đầu tư một cách hợp lý của NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2018-2020.

- Yếu tố Chính sách:

Trên các thị trường tài chính thiếu mình bạch, các NĐT thường ít tin vào các chính sách tài chính và hình thành nên hành vi “tự bảo vệ bản thân” để phản ứng lại với thị trường và chính sách tài chính hiện hành. Khi hành vi này diễn biến phức tạp có thể hình thành loại hành vi khác - “hành vi đối chọi với chính sách”. Các NĐT cho rằng việc chính phủ ban hành các chính sách tài chính là để cấm đoán, o ép, bắt các NĐT vào khuôn khổ không có lợi với họ nhằm mang lại lợi ích cho chính quyền. Bởi vậy, NĐT sẽ luôn tìm các để “lách luật”, miễn sao họ được hưởng lợi từ hoạt động đầu tư. Đối với những NĐT này đòi hỏi những nhà làm chính sách trên thị trường tài chính phải chú trọng vào việc ban hành các chính sách “đẹp” và kín kẽ về nội dung đưa ra trong các văn bản pháp lý nhằm giảm thiểu việc NĐT lợi dung kẽ hở nhằm trục lợi cá nhân, làm giảm tính hiệu quả của chính sách tài chính.

Hiện nay, chính phủ và các nhà làm chính sách ở Việt Nam đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật can thiệp vào TTCK nhằm hỗ trợ cho NĐT và các bên liên quan dựa trên cơ sở đảm bảo tính khách quan của thị trường như các chính sách về công bố thông tin (nghị định 48), hạn chế các hành vi làm tổn thương thị trường (Nghị định số 22/2000/NĐ-CP ngày 10-7-2000) như “thao túng thị trường”, “mua bán nội gián”, “thâu tóm thị trường”... tuy nhiên, mức độ ứng dụng cũng như sự can thiệp từ các chính sách của Chính phủ vào TTCK Việt Nam hiện nay chưa thực sự đúng mức độ cần thiết, NĐT cũng chưa có ý thức tiếp nhận chính sách một cách tích cực. Một số chính sách được đưa ra chưa thực sự hợp lý khi thể hiện sự can thiệp quá sâu, mang tính hành chính kinh tế vào hoạt động thị trường, vì vậy khả năng những phản ứng tiêu cực, trái chiều là hoàn toàn có thể xảy ra từ những NĐT trên thị trường. Bởi vậy, khi thị trường đáp ứng được nhu cầu về tính minh bạch, nội dung phù hợp và kín kẽ; NĐT sẽ đáp lại thị trường bằng những quyết định và hành vi đầu tư hợp lý.

Giả thuyết H4 được đưa ra là: Yếu tố chính sách ảnh hưởng tích cực đến hành vi ra quyết định đầu tư một cách hợp lý của NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2018-2020.

- Khác:

Các yếu tố khác được kể đến trong kết quả thu về từ mẫu khảo sát “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi đầu tư của NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 ” như là: năng lực của NĐT, độ tuổi, giới tính, ...

* Trung học phổ thông (cap 3)

* Đại học

* Thạc sĩ

* Tiến sĩ

* Giáo sư (Phó Giáo sư)

H1: Trình độ học vấn

Về năng lực của của NĐT có thể được đánh giá dựa trên các góc độ về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đầu tư. Kết quả thu về từ mẫu khảo sát cho thấy rằng: Xét về trình độ học vấn: Có trên 90% NĐT chứng khoán tham gia khảo sát có trình độ cao đẳng, đại học, thêm vào đó “các NĐT trên TTCK Việt Nam chủ yếu làm trong ngành tài chính - ngân hàng (NH)” (Nguyễn Đức Hiển - 2012).

* Không hề b ết

* Biết các khái niệm cơ bản (không qua đáo tạo)

Có nèn tâng cơ bàn qua các lóp đào tạo

* Hieu rõ thông qua trài nghiệm thực tế hoặc các lớp đảo tạo chuyên sâu

H2: Hiểu biết về TTCK Việt Nam

Xét về kinh nghiệm đầu tư: các nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, có tới gần 70% NĐT trên TTCK Việt Nam có rất ít kinh nghiệm cũng như hiểu biết về TTCK, còn các NĐT có nhiều kinh nghiệm chỉ khoảng 23%.

H3: Kinh nghiệm đầu tư trên TTCK Việt Nam

Có thể thấy rằng, kinh nghiệm đầu tư trên thị trường tài chính là một rào cản lớn đối với các NĐT khi muốn tham gia vào thị trường này mặc dù nhưng NĐT này có trình độ học vấn cao, cũng có nghĩa là một khi các NĐT mặc dù có trình độ cao nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư vào thị trường tài chính thì diễn biến các hoạt động đầu tư sẽ rất khó lường, đe dọa sự ổn định bền vững của thị trường tài chính, đặc biệt là với TTCK.

Về độ tuổi, kết quả khảo sát thu về thấy rằng đa số các NĐT tham gia trên TTCK Việt Nam đều có độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi (44.1%). Nghĩa là đa phần NĐT trên thị trường tài chính của Việt Nam là những NĐT còn khá trẻ, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề phân bổ tài khoản đầu tư

N % Cases Valid 16 8 100.0 Excluded* 0 .0 Total 16 8 100.0 Cronbach1S Alpha N Ofltems __________.79 7 _________4 Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach1S Alpha Ifltem Deleted Yeu to thị truong 2 12.5 4 5.90 636 . .733 Yeu to tâm lý 3 12.4 7 5.57 654 . .723 Thong tin 5 12.6 2 6.01 616 . .743 Chính sách _________ 13.19 _________ 5.760 __________. 538 __________.7 85 15-19 • 1

Một phần của tài liệu 112 đánh giá các yếu tố tác động tới hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2018 2020,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w