Phương pháp định giá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 097 công tác định giá doanh nghiệp tại công ty cổ phần thẩm định giá và tư vấn việt nam (VNVC),Khoá luận tốt nghiệp (Trang 26)

a, Phương pháp giá trị tài sản

Phương pháp giá trị tài sản thuần

Cơ sở lý luân:

Phương pháp giá trị tài sản thuần còn gọi là phương pháp giá trị nội tại hay mô hình định giá tài sản, được xây dược dựa trên quan điểm:

- Việc mua bán doanh nghiệp về cơ bản giống như mua bán hàng hóa thông thường.

- Sự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành trên cơ sở một lượng tài sản có thực. Những tài sản đó là sự hiện diện rõ ràng và cụ thể về sự tồn tại của doanh nghiệp, chúng cấu thành thực thể của doanh nghiệp.

- Tài sản của doanh nghiệp được hình thành bởi sự tài trợ vốn của các nhà đầu tư ngay khi thành lập doanh nghiệp và còn có thể được bổ sung trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh. Cơ cấu nguồn tài trợ để hình thành tài sản là sự khẳng định và thừa nhận về mặt pháp lý các quyền sở hữu và lợi ích của các nhà đầu từ đối với số tài sản đó.

Chính vì vậy, giá trị của doanh nghiệp được xác định dựa trên giá trị thị trường của tổng tài sản của doanh nghiệp.

Nôi dung phương pháp: Phương pháp giá trị tài sản thuần là phương pháp ước tính giá trị doanh nghiệp dựa trên tổng giá trị tài sản thực tế mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi khoản nợ phải trả.

Phương pháp xác định:

Bước 1: Tiến hành đánh giá số tài sản còn lại trên nguyên tắc sử dụng giá thị trường để tính cho từng tài sản hoặc từng loại tài sản cụ thể.

Bước 2: Tiến hành đánh giá các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Bước 3: Dùng công thức tổng quát xác định giá trị tài sản thuần

vo = vτ- VN Trong đó:

V0: Giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp.

VT : Tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh.

VN : Giá trị các khoản nợ.

Có 2 cách để xác định vờ, cụ thể như sau:

Cách 1: Căn cứ vào giá trị sổ sách:

Giá trị tài sản ròng = Tổng giá trị tài sản - Các khoản nợ

Tổng giá trị tài sản được xác định dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, loại trừ các khoản không còn giá trị như nợ khó đòi.

Các khoản nợ của doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, các khoản phải trả khách hàng, trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước, chi phí phải trả, phải trả nội bộ và các khoản nợ khác. Các khoản nợ này được phản ánh ở phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Cách 2: Xác định giá trị tài sản thuần theo giá trị thị trường.

Khi đó, giá trị tài sản ròng chính là giá bán tất cả các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp trên thị trường (nhà cửa, đất đai, máy móc, thiết bị, hàng hoa...) vào thời điểm định giá doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp. Giá thị trường được xác định cho từng tài sản riêng biệt.

Ưu, nhươc điểm của phương pháp:

- Ưu điểm:

Phương pháp giá trị tài sản đã chỉ ra giá trị của những tài sản cụ thể cấu thành giá trị doanh nghiệp. Có thể nói, giá trị của các tài sản đó là một căn cứ cụ thể, có tính pháp lý rõ ràng nhất về khoản thu nhập mà người mua chắc chắn sẽ nhận được khi sở hữu doanh nghiệp.

Phương pháp này xác định giá trị thị trường của số tài sản có thể bán rời tại thời điểm đánh giá. Như vậy, nó đã chỉ ra những khoản thu nhập tối thiểu mà người sở hữu sẽ nhận được. Đó cũng là một mức giá thấp nhất, là cơ sở đầu tiên để các bên liên quan đưa trong quá trình giao dịch, đàm phán về giá bán của doanh nghiệp.

Đây là phương pháp phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, giá trị các yếu tố vô hình là không đáng kể, thiếu căn cứ xác định các khoản thu nhập trong tương lai.

- Nhược điểm:

Phương pháp giá trị tài sản thuần đã đánh giá doanh nghiệp trong một trạng thái tĩnh. Điều đó có nghĩa, doanh nghiệp không được coi như là một thực thể, một tổ chức đang tồn tại và còn có thể hoàn chỉnh và phát triển trong tương lai.

Phương pháp giá trị tài sản thuần không cung cấp và xây dựng được những cơ sở thông tin cần thiết để các bên liên quan đánh giá về triển vọng sinh lời của doanh nghiệp.

Phương pháp này đã bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất nhưng lại có giá trị thực sự và nhiều khi còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá trị doanh nghiệp như: trình độ quản lý, trình độ công nhân, uy tín, thị phần,... của doanh nghiệp.

Đối tượng áp dung

Một là, thường áp dụng trong trường hợp thị trường chứng khoán chưa phát triển hoặc đang trong giai đoạn đầu phát triển, hoặc thiếu thông tin lịch sử về tính hình hoạt động của doanh nghiệp, hoặc việc thu thập thông tin để sử dụng các phương pháp khác gặp khó khăn và không đủ tin cậy.

Hai là, những doanh nghiệp độc lập hoặc có thu nhập và dòng tiền dự đoán là âm trong tương lai. Khi đó, giá trị doanh nghiệp được tính chỉ đơn thuần là giá trị thanh lý của tài sản.

Phương pháp định lượng Goodwill (lợi thế kinh doanh)

❖Cơ sở lý luân

Theo IVSC, Goodwill được hiểu là tài sản vô hình phát sinh do danh tiếng, uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng, địa điểm, sản phẩm và các nhân tố tương tự mang lại các lợi ích kinh tế.

Goodwill biểu hiện khả năng của doanh nghiệp tạo ra một mức sinh lời lớn hơn việc sử dụng các tài sản của doanh nghiệp một cách thông thường.

Goodwill có 3 đặc tính cơ bản là:

- Goodwill là tài sản vô hình và khó xác định.

- Goodwill chỉ có giá trị thị trường khi nó có thể chuyển giao được. - Goodwill có tính chất độc lập với các loại tài sản khác.

Phương pháp định lượng Goodwill là phương pháp ước tính giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị tài sản thuần.của doanh nghiệp và một phần giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Nôi dung phương pháp

Phương pháp này dựa trên cơ sở giá trị doanh nghiệp không chỉ bao gồm giá trị tài sản hữu hình (TSHH) mà bao gồm cả tài sản vô hình (TSVH).

Giá trị của TSVH trong doanh nghiệp được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thu nhập do TSVH tạo ra. Tức là bằng giá trị hiện tại của các khoản siêu lợi nhuận. Các tài sản này có thể được định giá dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường (như các giao dịch có thể so sánh), tiếp cận theo góc độ chi phí (chi phí thay thế hiện tại) hoặc đánh giá lợi nhuận kinh tế tương lai.

Tên phương pháp

Tỷ suất sinh lợi bình thường của tài sản

(r)

Lợi nhuận (Bt) Tài sản đầu tư vào kinh doanh (At)

UEC (Hiệp hội chuyên gia kế toán Châu Âu)

Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay

Tổng giá trị tài sản (không phân biệt tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn nào)

Anglo - Saxons Chi phí sử dụng vốn

chủ sở hữu

Lợi nhuận thuần Giá trị tài sản thuần

được đánh giá lại

sở để định giá TSVH: giá trị của TSVH trong doanh nghiệp được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thu nhập do tài sản vô hình tạo ra. Tức là bằng giá trị hiện tại của các khoản siêu lợi nhuận.

Trên cơ sở lý luận đó, giá trị doanh nghiệp được xác định dựa trên công thức: V0 = ANC + GW

Trong đó:

V0: Giá trị doanh nghiệp.

ANC: Giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp

GW: Giá trị tài sản vô hình hay gọi là lợi thế thương mại.

Công thức xác định GW: V- -ʌ GW = > ; / , (.1 + i")t t=i Trong đó:

Bt: Lợi nhuận năm t

At: Giá trị tài sản thuần tham gia vào quá trình kinh doanh. r: Tỷ suất lợi nhuận bình thường của các tài sản.

Bt — r. At: siêu lợi nhuận năm t i: Lãi suất chiết khấu

n: Số năm thu được siêu lợi nhuận (thường từ 3-5 năm)

Trong công thức xác định GW đã nêu trên, các nhà kinh tế có những quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn các chỉ số Bt, At, r.

CPNE (Vốn thường

xuyên cần thiết cho kinh doanh)

Chi phí sử dụng vốn bình quân tính riêng cho các nguồn tài trợ dài và trung hạn

Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay trung và dài hạn

Vốn thường xuyên được tài trợ bằng các nguồn ổn định (dài hạn và trung hạn)

(Nguồn: Đánh giá doanh nghiệp, 1992, tr.126)

Ưu, nhược điểm của phương pháp:

- Ưu điểm: Goodwill đã tạo nên lợi thế khá lớn cho các chuyên gia định giá thông qua việc bù trừ các sai sót có thể xảy ra khi đánh giá lại giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp.

- Nhược điểm:

Phương pháp này phản ánh sự kết hợp giữa phương pháp Tài sản và phương pháp Chiết khấu dòng tiền nên nó vừa mang nhược điểm của phương pháp giá trị tài sản vừa có hạn chế của phương pháp chiết khấu dòng thu nhập trong tương lai.

Goodwill có biên độ dao động rất lớn trước những thay đổi nhỏ của r.

Đối tượng áp dung

Phương pháp này thường được áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp có lịch sử lâu đời hoặc doanh nghiệp có sản phẩm gắn liền với thương hiệu nổi tiếng, chiếm thị phần cao và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

D

r- g

b, Phương pháp chiết khấu

Cơ sở lý luân

Giá trị của một doanh nghiệp được đo trực tiếp bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai.

Trong định giá doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng tiền được chia thành hai phương pháp cơ bản: phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (DDM) và phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần (FCF).

> Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (Dividend Discount Model - DDM)

Nội dung phương pháp: Giá trị doanh nghiệp được xác định trên cơ sở chiết khấu dòng cổ tức thu được trong tương lai về hiện tại với một tỷ lệ thích hợp tương ứng với mức rủi ro của chứng khoán.

Phương pháp này được xây dựng trên cơ sở nhà đầu tư bỏ tiền ra mua chứng khoán (mua doanh nghiệp) không phải để lấy những tài sản hiện có trong doanh nghiệp, mà là để đổi lấy các khoản thu nhập trong tương lai. Giá trị thực của một chứng khoán phải được đánh giá bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà nhà đầu tư chắc chắn nhận được từ chính doanh nghiệp đó, chứ không phải thu nhập có được do yếu tố đầu cơ chứng khoán.

Mô hình định giá doanh nghiệp theo phương pháp DDM được xây dựng như sau:

Giả đinh 1: Doanh nghiệp có thể chi trả lợi tức cổ phần một cách ổn định hằng năm. Tức là mức lợi tức trong tương lai luôn là một hằng số D và t => ∞

KlIi đó Γ v?.y. .■

Trong đó:

Dt: Cổ tức năm t

D: Cổ tức trung bình một năm

Giả đinh 2: Lợi tức cổ phiếu chi trả tăng đều hàng năm với tốc độ là g% (với g<r) và t => ∞.

Khi đó: Dt+1 = DtX (1 + g)

Trong đó: Dt: Cổ tức dự kiến năm thứ t g: Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức (g < r)

24

Tỷ lệ tăng trưởng ổn định được xác định bằng công thức:

g = b X ROE

Trong đó:

b: Tỷ lệ lợi nhuận để lại

ROE: Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu

Giá trị doanh nghiệp được xác định: V0

Giả định 3: Lợi tức cổ phiếu chi trả hàng năm không ổn định.

Giai đoạn 1: m năm đầu tăng trưởng không ổn định.

Giai đoạn 2: Từ năm m+1 trở đi tăng trưởng ổn định với tỷ lệ g% cố định với g<r. Khi đó: m v° = ∑ (1 + r)t + (1 +”r)™ (Mô hình Gordon) Trong đó:

Vn: Giá bán cổ phiếu (năm thứ n), Vm = r-g

V0: Giá trị cổ phiếu (Giá trị doanh nghiệp) D0: Cổ tức năm vừa qua

r: Lãi suất chiết khấu

g: Tốc độ tăng trưởng của cổ tức

Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư (r) (Lãi suất chiết khấu) đối với từng loại doanh nghiệp khác nhau là khác nhau và phụ thuộc vào mức độ rủi ro của doanh nghiệp đó. Tỷ suất lợi nhuận mong đợi được ước tính bằng mô hình CAPM:

Ri = Rf + βi(Rm - Rf)

Trong đó:

Ri: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của NĐT đối với chứng khoán i. Rf'. Tỷ suất sinh lời phi rủi ro

Rm: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng thị trường. βi Hệ số rủi ro của chứng khoán i. Rm - Rf Mức bù rủi ro thị trường.

βi(Rm - Rf): Mức bù rủi ro đối với chứng khoán i.

Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp

- Ưu điểm:

Là mô hình đầu tiên tiếp cận trực tiếp các khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức cổ phần.

Không cần quá nhiều giả thiết, dễ sử dụng, phù hợp với quan điểm nhìn nhận và đánh giá giá trị doanh nghiệp của các nhà đầu tư thiểu số.

Dễ dàng trong việc xác định Dt và tốc độ tăng trưởng của Dt.

Với một số doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng không ổn định thông qua việc sử dụng mô hình Gordon nhiều giai đoạn thông qua việc xác định từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: giai đoạn tăng trưởng cao, giai đoạn tăng trưởng ổn định áp dụng cho từng giai đoạn tăng trưởng.

- Nhược điểm;

Mô hình rất nhạy cảm với hệ số đầu vào: tốc độ tăng trưởng của Dt. Mô hình sẽ không sử dụng được nếu g > r.

Mô hình sẽ khó áp dụng hoặc có thể không áp dụng được với các doanh nghiệp chưa thực hiện chi trả cổ tức trong quá khứ và sẽ đánh giá thấp giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp có xu hướng chi trả cổ tức thấp, sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư.

Giả định mà mô hình đưa ra không phải lúc nào cũng đúng vì trong thực tế ít có doanh nghiệp nào cổ tức tăng trưởng với một tỷ lệ nhất định và tồn tại mãi mãi.

Đối tượng áp dung:

Phương pháp này thường được sử dụng để định giá các doanh nghiệp dựa trên dòng lợi tức cổ phần, khá thích hợp với các doanh nghiệp có chứng khoán được giao dịch trên thị trường, xác định giá trị tài sản thuần gặp nhiều khó khăn và những doanh nghiệp có tài sản hữu hình không đáng kể nhưng được đánh giá cao ở những giá trị vô hình như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, tư vấn, tài chính,

ngân hàng, bảo hiểm. Đó cũng là những doanh nghiệp thường đa dạng hóa các hình thức đầu tư chứng khoán nhằm phân tán rủi ro và doanh nghiệp không yêu cầu có sự thay đổi quan trọng nào về vốn hoá trong tương lai.

> Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần (FCF)

Nội dung phương pháp: Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần là phương pháp ước tính giá trị doanh nghiệp dựa trên độ lớn của các dòng tiền thuần mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai được hiện tại hóa về một thời điểm định giá.

Dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCF) được chia thành hai loại. Đó là dòng tiền vốn chủ sở hữu (Free crash flow to equity (FCFE)) và dòng tiền vốn đầu tư (Free crash flow to firm (FCFF). Như vậy khi chiết khấu dòng tiền này, ta thu được tương ứng với nó là giá trị vốn chủ sở hữu và giá trị toàn bộ doanh nghiệp.

Chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu (FCFE)

Dòng tiền thuần đối với chủ sở hữu (FCFE) là dòng tiền còn lại thuộc sở hữu doanh nghiệp sau khi đã chi trả các khoản nợ đến hạn, lãi vay và trang trải các khoản đầu tư mua sắm tài sản mới phát sinh trong một kỳ kế toán. Phương pháp này thường áp dụng với các doanh nghiệp có đòn bẩy nợ ổn định không tính đến mức đòn bẩy cao hay thấp.

Công thức tính:

'°-Σy° À (1 + r)FCFEtt

t=i t

Trong đó:

FCFEt: Dòng tiền đối với chủ sở hữu năm thứ t.

r: Tỷ lệ chiết khấu (thường sử dụng mô hình CAPM để xác định) t: Số năm dự kiến nhận FCFE.

Chiết khấu dòng tiền vốn đầu tư (FCFF)

Một phần của tài liệu 097 công tác định giá doanh nghiệp tại công ty cổ phần thẩm định giá và tư vấn việt nam (VNVC),Khoá luận tốt nghiệp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w