Xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 097 công tác định giá doanh nghiệp tại công ty cổ phần thẩm định giá và tư vấn việt nam (VNVC),Khoá luận tốt nghiệp (Trang 95)

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện quá trình thực hiện công tác định giá doanh nghiệp

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và xử lý thông tin

Một trong các khó khăn hiện nay của các công ty định giá nói chung và VNVC nói riêng là xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về giá chuẩn nhằm phục vụ công tác định giá nói chung và định giá doanh nghiệp nói riêng. Hiện tại VNVC đã và đang xây dựng

bộ cơ sở dữ liệu về giá trên các tiêu chí: Chỉ số giá xây dựng, Suất vốn đầu tư xây dựng cơ bản và một số tiêu chí khác. Tuy nhiên, bộ cơ sở dữ liệu này chưa đầy đủ và dữ liệu phục vụ cho hoạt động định giá doanh nghiệp còn thiếu, chưa đáp ứng kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ định giá doanh nghiệp. Do đó, trong thời gian tới, VNVC cần đầu tư thêm nguồn nhân lực và công nghệ thông tin nhằm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về giá chuẩn. Từ đó, tạo cơ sở và lợi thế trong định giá doanh nghiệp so với các tổ chức thẩm định giá khác.

Kết quả hoạt động thẩm định giá phụ thuộc phần lớn vào chất lượng và khối lượng thông tin mà thẩm định viên thu thập được. Tại thị trường Việt Nam hiện nay, việc thu thập thông tin là rất khó khăn và đòi hỏi nhiều thời gian công sức; đồng thời, các thông tỉn rất khó có thể kiểm chứng. Vì vậy, khi thu thập thông tin, các thẩm định viên cần chú trọng khi lựa chọn nguồn cung cấp thông tin thích hợp, không nên thu thập thông tin từ những nguồn không đủ tin cậy, thẩm định viên không có khả năng kiểm chứng.

Đối với các thông tin và tài liệu do khách hàng cung cấp, các chuyên viên và thẩm định viên cần kiểm tra, rà soát lại tính chính xác và độ tin cậy của các tài liệu này. Để đảm bảo các số liệu là chính xác, đồng thời giảm bớt thời gian rà soát phát hiện sai sót của thẩm định viên, công ty VNVC cần yêu cầu các doanh nghiệp cần thẩm định giá cung cấp đầy đủ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Lượng thông tin công ty cần lưu trữ là rất lớn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng lưu trữ thông tin, VNVC nên sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu có thể do các công ty phần mềm cung cấp để đảm bảo khối lượng lớn thông tin được lưu trữ, tính bảo mật thông tin, phòng trường hợp các sự cố có thể xảy ra. Việc sử dụng những phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác định giá cũng giúp cho các thẩm định viên thực hiện nghiệp vụ thuận tiện lợi hơn.

Bên cạnh đó, công ty cũng nên sử dụng các phần mềm thống kê, phân tích tài liệu; điều này giúp cho việc phân tích, đánh giá trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, góp phần giảm thời gian và tiết kiệm chi phí trong quá trình thực hiện thẩm định giá.

Trong việc thực hiện quy trình định giá doanh nghiệp

Liên tục cập nhật các sự thay đổi của pháp luật về định giá. Trong bối cảnh pháp luật về thẩm định giá của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, các quy định và hướng dẫn về định giá tài sản nói chung và định giá doanh nghiệp nói riêng là rất nhiều và liên tục có sự bổ sung và thay đổi. Không chỉ pháp luật về định giá ở Việt Nam, các tiêu chuẩn định giá về doanh nghiệp trên thế giới cũng có sự thay đổi. Các thẩm định viên nên cập nhật sự thay đổi về pháp luật định giá kịp thời nhằm tạo cơ sở về hành lang pháp lý tiêu chuẩn để tiến hành các hoạt động định giá doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các thẩm định viên cần tiến hành phân tích và áp dụng các văn bản pháp luật một cách linh hoạt trong các hoàn cảnh cụ thể.

Các thẩm định viên cần chú trọng hơn khi thực hiện bước lập kế hoạch định giá. Việc lập kế hoạch chi tiết cho một cuộc định giá sẽ giúp cho các thẩm định viên đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung công việc và đảm bảo đúng tiến độ cho cuộc định giá.

Đối với việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá, thẩm định viên cần đưa ra những căn cứ khi lựa chọn phương pháp áp dụng khi thực hiện định giá doanh nghiệp. Các thẩm định viên cần thực hiện phân tích tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần định giá một cách đầy đủ và chi tiết hơn. Đồng thời, cần thiết thực hiện phân tích các yếu tố nội tại của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Có như vậy, giá trị doanh nghiệp được xem xét một cách toàn diện, đây cũng là căn cứ quan trọng khi thẩm định viên thực hiện dự báo và đưa ra các giả định khi áp dụng phương pháp chiết khấu.

VNVC cần quy định chặt chẽ hơn việc thực hiện đầy đủ và đúng quy trình định giá tài sản và cần có quy chế xử lý nếu chuyên viên, thẩm định viên vi phạm.

Ngoài ra công ty nên tăng lượng thời gian đi khảo sát thực tế và thu thập thông tin. Để phục vụ điều đó thì công ty cần thực hiện những giải pháp về nhân sự hay nâng cao chất lượng phương tiện, thiết bị phục vụ công tác định giá.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Quy trình và việc áp dụng các phương pháp khi thực hiện định giá doanh nghiệp tại VNVC sở dĩ còn một số hạn chế một phần nguyên nhân do đội ngũ thẩm định viên

còn ít, năng lực giữa các thẩm định viên còn chưa đồng đều. Do đó để hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại VNVC, trước hết cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Lập kế hoạch phát triển mạng lưới công ty gắn với phát triển số lượng chuyên viên và thẩm định viên. Đáp ứng kịp thời số lượng nhân sự có trình độ chuyên sâu về định giá doanh nghiệp. Góp phần tạo nên lợi thế và thương hiệu công ty trong định giá doanh nghiệp.

Tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao chuyên môn bằng cách thường xuyên thực hiện các buổi trao đổi kinh nghiệm, thảo luận giữa cán bộ mới với các cán bộ có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm của công ty. Giúp nhân viên có cơ hội học hỏi, an hiểu nhằm nâng cao chất lượng toàn diện và đồng bộ trong công ty. Bồi dưỡng kiến thức cho các chuyên viên và thẩm định viên về các kiến thức của nghiệp vụ định giá doanh nghiệp thông qua các lớp trao đổi nghiệp vụ, gửi các cán bộ ưu tú tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng cấp cao để hoàn thành các chứng chỉ có liên quan đến ngành. Đồng thời tăng cường hướng dẫn và đào tạo các kiến thức của các lĩnh vực liên quan như: đầu tư, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán, chứng khoán, phân tích tài chính.

Bản thân các chuyên viên và các thẩm định viên phải không ngừng học hỏi và mở rộng vốn kiến thức của mình và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc thực tế. Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học cũng là một cách giúp các thẩm định viên có thể tiếp cận các kiến thức chuyên sâu về thẩm định giá, nâng cao năng lực và tạo cơ sở phát triển các kiến thức nghiệp vụ cho ngành thẩm định giá Việt Nam. Bên cạnh đó, các chuyên viên và thẩm định viên cần chủ động nghiên cứu hệ thống pháp luật về thẩm định giá tại Việt Nam và tìm hiểu về thực tiễn hoạt động thẩm định giá tại các nước trên thế giới. Từ đó, đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định giá tại Việt Nam.

Tuyển dụng bổ sung chuyên viên thẩm định viên được đào tạo đúng chuyên môn, ưu tiên những chuyên viên, thẩm định viên đã có kinh nghiệm. Đồng thời, đào tạp chuyên sâu các thẩm định viên về định giá doanh nghiệp, bởi lẽ đây là hoạt

doanh nghiệp mà còn có đầy đủ các kiến thức về kinh tế, xã hội, phân tích tài chính doanh nghiệp,...

Song song với việc đào tạo năng lực chuyên môn, công ty VNVC cũng cần chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp của các thẩm định viên về giá. Đạo đức nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng giá trị thương hiệu của công ty. Vì vậy, công ty cần quán triệt vấn đề này ngay từ khâu tuyển dụng và cần có những chính sách, quy định cụ thể trong việc tuân thủ đúng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời luôn quan sát và đánh giá các cán bộ định giá trong quá trình công tác.

Cần xây dựng những quy định rõ ràng và cụ thể về trách nhiệm của thẩm định viên trong việc hành nghề thẩm định giá. Đồng thời tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt nhất để các chuyên viên thẩm định giá có thể phát huy lòng nhiệt tình, sáng tạo và hiệu quả làm việc cao nhất. Bên cạnh đó, có thể đưa ra một số tiêu chuẩn để đánh giá nhân viên, tạo động lực cho các nhân viên không ngừng cố gắng.

Đẩy mạnh truyền thông, quảng cáo dịch vụ thẩm định giá

Hiện nay, do sự phát triển đa dạng của công nghệ mà xu hướng tìm kiếm sản phẩm dịch vụ chủ yếu thông qua các công cụ internet. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật trong việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, tiếp cận khách hàng là vô cùng cần thiết.

Từ thực tiễn như vậy, tác giả đề nghị công ty cần đẩy mạnh truyền thông trên website và các trang web, mạng xã hội như Facebook, Linkin, Y oube,. Các nội dung bài viết đăng trên website và fanpage cần được cần cập nhật thường xuyên và chất lượng bài viết phải được đảm bảo. Đồng thời, cần tạo ra những ấn phẩm truyền thông để giới thiệu hình ảnh công ty tới nhiều đối tượng hơn. Để làm được điều đó, tác giả đưa ra kiến nghị tuyển thêm nhân sự chuyên về mảng marketing và xây dựng kế hoạch marketing hoàn chỉnh để việc quảng bá thương hiệu được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện các phương pháp định giá doanh nghiệp.

a, Phương pháp tài sản

Thứ nhất, trong việc trong việc xác định giá trị tài sản vô hình:

Giá trị lợi thế thương mại của doanh nghiệp là các giá trị các tài sản vô hình nhưng có ý nghĩ rất quan trọng trong việc làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp như: bằng phát minh sáng chế, uy tín doanh nghiệp, của thương hiệu,... Tuy nhiên, do khó khăn trong việc xác định lợi thế thương mại nên phần giá trị này chưa được tính khi áp dụng phương pháp tài sản. Vì vậy, công ty VNVC cần có quy định và hướng dẫn cụ thể về thực hiện xác định lợi thế thương mại của doanh nghiệp khi áp dụng phương pháp tài sản. Thẩm định viên có thể xác định lợi thế thương mại bằng phương pháp định lượng Goodwill hoặc chủ động tìm hiểu và tham khảo các phương pháp tính lợi thế thương mại được sử dụng tại các nước trên thế giới.

Để tránh việc thất thoát giá trị tài sản cố định vô hình, thẩm định viên cần xác định các loại tài sản vô hình đã hết khấu hao, doanh nghiệp đã thu hồi đủ vốn nhưng tài sản đó vẫn được đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh và mang lại thu nhập cho doanh nghiệp và thực hiện xác định giá trị các tài sản vô hình đó theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam số 13.

Thứ hai, trong việc thực hiện đánh giá chất lượng còn lại của tài sản cố định: Khi khảo sát thực tế hiện trạng tài sản để đưa ra đánh giá tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản cố định, thẩm định viên cần phải quan sát, thu thập thông tin thật kỹ lưỡng và đặc biệt cần ghi lại hình ảnh về hiện trạng kết cấu tài sản làm căn cứ. Để kết quả mang tính khách quan nhất, thẩm định viên phải hạn chế việc đánh giá thực trạng hao mòn qua hình ảnh khách hàng cung cấp hoặc thông qua lời mô tả của khách hàng.

Trên thực tế, thẩm định viên không phải là người có đầy đủ kiến thức sâu rộng về các loại tài sản cố định nên không thể đánh giá chất lượng tài sản cố định thông qua hiện trạng bên ngoài. Vì vậy, để khách quan nhất công ty có thể sử dụng đến sự can thiệp từ một bên thứ ba, người mà có đủ kỹ năng chuyên môn để đưa ra đánh giá chất lượng còn lại của tài sản chính xác nhất tránh được những sự tranh cãi giữa các bên có liên quan trực tiếp.

b, Phương pháp chiết khấu dòng lợi nhuận thuần

Việc xác định tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp khi tính dòng lợi nhuận dự báo, thẩm định viên không nên chỉ dựa vào tốc độ tăng trưởng trong quá khứ, mà còn

đồng thời cần có sự phân tích thị trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực hoạt động của doanh nghiệp,... từ đó có sự điều chỉnh trong tốc độ tăng trưởng phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy, công ty VNVC cần yêu cầu các thẩm định viên thực hiện phân tích và đánh giá doanh nghiệp cần định giá một cách chi tiết hơn trước khi thực hiện tính toán, áp dụng phương pháp chiết khấu dòng lợi nhuận thuần.

c, Phương pháp chiết khấu dòng tiền

Khi áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền, phần lớn các tính toán đều dựa trên các giả định về doanh thu, chi phí,. của doanh nghiệp trong tương lai. Mà khi nền tại Việt Nam chưa thực sự ổn định, thì những giả định này có thể biến động lớn. Vì vậy, để hạn chế sai lệch trong việc ước tính và đưa ra các giả định, các thẩm định viên nên phân tích độ nhạy bằng cách đưa ra các trường hợp làm ảnh hưởng đến họat động kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện những ảnh hưởng đó trong các con số tài chính. Ví dụ dự báo những thay đổi về doanh thu, lợi nhuận biên, nhu cầu đầu tư ... những điều này tác động như thế nào đến chi phí sử dụng vốn, tốc độ tăng trưởng, dòng tiền. và cuối cùng tác động đến giá trị doanh nghiệp ra sao.

Việc xác định chi phí sử dụng vốn WACC, thay vì sử dụng lãi suất bình quân của 04 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam để xác định chi phí vốn vay, thẩm định viên nên xác định nguồn vốn vay, lãi suất vay của các nguồn vốn đó và tỷ trọng vốn vay của doanh nghiệp cần định giá. Từ đó, thực hiện tính chi phí sử dụng vốn vay theo đúng tỷ trọng và lãi suất đi vay tại các nguồn vốn đó. Có như vậy, mới thể hiện đúng tỷ trọng đi vay của doanh nghiệp và đem lại kết quả WACC chính xác.

d, Áp dụng kết hợp các phương pháp

Định giá doanh nghiệp phụ thuộc vào các giả định, mang tính xét đoán, phụ thuôc vào xu hướng của ngành và nền kinh tế nên việc định giá thường đưa ra kết quả là một khoảng giá trị dựa trên các phân tích về độ nhạy hoặc phụ thuộc vào việc áp dụng các phương pháp định giá khác nhau. Theo đó, việc kết hợp các phương pháp định giá khác nhau sẽ giúp việc xem xét giá trị của doanh nghiệp được định giá một cách toàn diện hơn.

Thẩm định viên tại VNVC đã có sự kết hợp sử dụng 2 phương pháp trở lên để định giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thẩm định viên chưa thực hiện lập luận khi

đưa ra các trọng số cho từng phương pháp khi xác định giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, để có cơ sở và căn cứ rõ ràng, thẩm định viên cần thiết phải đưa ra các lập luận về số liệu sử dụng. Đồng thời, VNVC cần đưa ra một số quy định, hướng dẫn cụ thể trong việc xác định trọng số này chứ không chỉ dựa vào sự tính toán chủ quan của thẩm định viên.

Việc lựa chọn các trọng số cần được xem xét trên các cơ sở sau:

Loại hình doanh nghiệp: Các doanh nghiệp khác nhau về loại hình doanh

Một phần của tài liệu 097 công tác định giá doanh nghiệp tại công ty cổ phần thẩm định giá và tư vấn việt nam (VNVC),Khoá luận tốt nghiệp (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w