về mặt pháp lý
Hệ thống hành lang pháp lý hiện tại đang từng bước xây dựng, các tiêu chuẩn thẩm định giá đang được nghiên cứu và bổ sung, về cơ bản đáp ứng được những vấn đề chung của hoạt động thẩm định giá, đặc biệt định giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý ngành thẩm định giá chưa được thống nhất, các cơ quan ban ngành khác nhau đưa ra những quy chuẩn thẩm định giá riêng đối với những tài sản đặc thù của
ngành đó, vì vậy dẫn tới sự chồng chéo trong quản lý, mâu thuẫn về nội dung trong văn bản pháp luật giữa các ngành. Điều này gây ra một số khó khăn cho các chuyên gia thẩm định giá khi thực hiện nghiệp vụ.
Về thông tin dữ liệu:
Phần lớn thông tin được sử dụng trong quá trình thực hiện xác định giá doanh nghiệp là do khách hàng cung cấp và việc xác định chất lượng, độ tin cậy của những thông tin đó là khó khăn. Vì vậy, độ chính xác của kết quả thẩm định giá phụ thuộc vào độ minh bạch của các loại báo cáo tài chính và các loại báo cáo nội bộ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kết quả thẩm định giá ngoài việc dùng cho bên Thẩm định giá và khách hàng còn dùng cho bên thứ ba, do đó kết quả đôi khi sẽ sự can thiệp của yếu tố chủ quan theo ý muốn của khách hàng, đối tác.
Công ty thu thập số liệu từ các nguồn chính là khách hàng cung cấp, qua internet hoặc do công ty tự khảo sát từ thị trường qua đơn vị thứ ba nên nguồn thông tin sẽ có sự không trùng khớp.
Hoạt động định giá doanh nghiệp luôn đòi hỏi một lượng lớn thông tin đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam mới hình thành trong thời gian ngắn nên vấn đề về cơ sở vật chất cũng như cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thẩm định giá nói chung và định giá doanh nghiệp nói riêng còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Các thông tin cần thiết như chỉ số giá chứng khoán, chỉ số về ngành và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp được cung cấp hạn chế cả về số lượng và chất lượng, thông tin về triển vọng sinh lời của doanh nghiệp thường được tính toán không chính xác. Hầu hết các dữ liệu phục vụ cho công tác thẩm định giá được các đơn vị tự xây dựng nhưng với mức độ rất nghèo nàn. Vì vậy, thẩm định viên thường gặp nhiều khó khăn về các dữ liệu trong quá khứ.
Trong việc thực hiện quy trình định giá doanh nghiệp:
Do số lượng nhân sự ở công ty còn hạn chế nên việc phân chia nhiệm vụ còn không đồng đều. Một người phải đảm nhiệm quá nhiều công việc khác nhau dẫn đến thiếu độ tập trung cao vào chuyên môn. Cũng vì lí do này mà một số bước trong quy trình định giá doanh nghiệp như lập kế hoạch, tìm kiếm và phân tích thông tin bên ngoài bị bỏ qua hoặc thực hiện sơ sài. Thêm vào đó, số lượng chuyên viên định giá doanh nghiệp còn khá ít, công ty chưa có sự chuyên môn hóa các lĩnh vực trong thẩm
định giá thành phòng ban riêng biệt. Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác thực hiện định giá doanh nghiệp.
VNVC có hệ thống văn phòng, chi nhánh tại nhiều tỉnh thành nên việc tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo là khó khăn. Mặc dù công ty luôn chú trọng đến nhân tố con người, đưa ra nhiều phương án và kế hoạch nhằm nâng cao năng lực của các thẩm định viên, tuy nhiên điều này mới chỉ tập trung thực hiện tại trụ sở chính ở Hà Nội và văn phòng ở TP. Hồ Chí Minh.
Tiềm lực tài chính của công ty còn hạn chế. Mặc dù trong lĩnh vực thẩm định giá, yếu tố con người nắm vai trò chính, tuy nhiên quy mô vốn vẫn là một trong những yếu tố tạo lên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hơn nữa, trong thời kì mở cửa và hội nhập như hiện nay, sự cạnh tranh không chỉ đến từ các tổ chức thẩm định giá tại Việt Nam mà còn đến từ các tổ chức nước ngoài. Vì vậy, với tiềm lực tài chính như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến khả năng nâng cao chất lượng trong công tác định giá doanh nghiệp tại VNVC.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 tác giả trình bày một cách tổng quan về các hoạt động chính và kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Tư vấn Việt Nam (VNVC). Đồng thời, bài nghiên cứu trình bày và phân tích thực trạng công tác thực hiện hoạt động định giá doanh nghiệp và các phương pháp định giá doanh nghiệp chủ yếu mà VNVC áp dụng trong thời gian qua. Thông qua các ví dụ thực tiễn tác giả chỉ ra những
ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện quy trình và phương pháp giá doanh nghiệp. Những hạn chế này cũng là tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp thẩm định giá Việt Nam. Nguyên nhân của những hạn chế này không chỉ do bản thân công ty VNVC mà còn do các cơ chế chính sách của các cơ quan quản lý, tình hình kinh tế và điều kiện của thị trường tài sản, thị trường chứng khoán Việt Nam. Để có thể đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại này thì cần có những giải pháp chung để hoàn thiện hoạt động định giá doanh nghiệp tại Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để có thể hoàn thiện hoạt động định giá doanh nghiệp tại VNVC.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẢM ĐỊNH GIÁ VÀ TƯ VẤN
VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triên công ty và hoạt động định giá doanh nghiệp của công ty trong thời gian tới.
Đặt mục tiêu cho công ty trong thời gian tới là tiếp tục mở rộng quy mô phát triển các chi nhánh trên 63 tỉnh thành của đất nước nhằm đảm bảo tính tức thời của dịch vụ thẩm định giá. Công ty cần tập trung vào đào tạo chuyên môn và tuyển dụng đội ngũ nhân viên với đầy đủ những kỹ năng chuyên môn về thẩm định giá, sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng và thị trường. Hiện tại và trong tương lai công ty tiếp tục đặt trọng tâm hàng đầu là chất lượng, là sự hài lòng và tin cậy của khách hàng chứ không chạy theo số lượng để hoàn thành doanh số.
Một số mục tiêu cụ thể mà công ty VNVC cần đặt ra:
- Mục tiêu tăng trưởng là 30%/năm đồng thời phát triển đa dạng về hoạt động thẩm định giá đặc biệt là định giá doanh nghiệp;
- Cung cấp kết quả thẩm định nhanh chóng, kịp thời, khoa học đồng thời đi kèm
với chất lượng nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng;
- Công ty tiến hành sàng lọc, đào tạo, huấn luyện nhân sự hiện hữu và bổ sung nhân sự nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt;
- Đào tạo chuyên môn sâu rộng cho cán bộ thẩm định và tư vấn về thẩm định giá bằng cách tham gia các lớp đào tạo, các tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá ở trong nước, ngoài nước;
- Nhân sự tại VNVC được định hướng có thái độ làm việc tích cực, có tư duy tốt, tạo được những khác biệt trong công việc, đồng thời cũng hết sức năng động, đáp ứng những yêu cầu thay đổi trong công việc và nhiệm vụ được giao.
- Nâng cao, cải thiện chất lượng dịch vụ không ngừng nghỉ đồng thời tiết giảm chi phí hợp lý trong quá trình thực hiện thẩm định giá;
- Từng bước hoàn thiện quy trình và phương pháp định giá tại công ty để nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế của công ty trong lĩnh vực thẩm định giá.
- về hệ thống công nghệ thông ty, công ty hướng đến xây dựng cơ sở dữ liệu về giá, xây dựng hệ thống quản lý nhân sự, quản lý hợp đồng; xây dựng hệ thống lập báo cáo theo model chuẩn, lưu trữ dữ liệu nội định kỳ an toàn và hiệu quả.
- Về cơ sở vật chất, công ty sẽ trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như hệ thống máy tính, đồ dùng văn phòng, ... để đảm bảo cho các hoạt động được tiến hành nhanh và hiệu quả nhất.
- Bên cạnh đó, công ty đã và đang xây dựng website hoàn chỉnh, cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về lĩnh vực định giá tài sản, cập nhật thường xuyên các thông tin trong ngành, tạo điều kiện thuận lời cho việc truy cập của nhiều đối tượng, thu hút được nhiều khách hàng.
- Nghiên cứu kỹ, cập nhật liên tục hệ thống pháp lý Việt Nam quy định về thẩm định giá, đặc biệt là định giá doanh nghiệp cũng như hệ thống pháp luật liên quan nhằm có sự thay đổi điều chỉnh thật phù hợp với việc áp dụng các phương pháp định giá trong định giá doanh nghiệp.
Ngoài ra, VNVC còn tập trung mở rộng quan hệ với các khách hàng lớn nhằm tạo dựng mối quan hệ gắn bó và lâu dài, đặc biệt là mở rộng mạng lưới liên kết và khai thác tốt nhất các nhu cầu cần thẩm định giá tài sản từ các ngân hàng để xây dựng uy tín trên thị trường. Các khách hàng lớn của VNVC điển hình như: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân Đội, Công ty quản lí tài sản VAMC,. Bằng việc xây dựng các mối quan hệ lâu dài với các tổ chức như Ngân hàng, công ty Bảo hiểm, Công ty tài chính, chứng khoán; VNVC có thể dễ dàng hơn trong việc khai thác nhu cầu thẩm định giá tài sản từ các tổ chức này; đồng thời có thể nâng cao uy tín và thương hiệu của công ty.
3.2 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện quá trình thực hiện công tác định giá doanh nghiệp
• Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và xử lý thông tin
Một trong các khó khăn hiện nay của các công ty định giá nói chung và VNVC nói riêng là xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về giá chuẩn nhằm phục vụ công tác định giá nói chung và định giá doanh nghiệp nói riêng. Hiện tại VNVC đã và đang xây dựng
bộ cơ sở dữ liệu về giá trên các tiêu chí: Chỉ số giá xây dựng, Suất vốn đầu tư xây dựng cơ bản và một số tiêu chí khác. Tuy nhiên, bộ cơ sở dữ liệu này chưa đầy đủ và dữ liệu phục vụ cho hoạt động định giá doanh nghiệp còn thiếu, chưa đáp ứng kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ định giá doanh nghiệp. Do đó, trong thời gian tới, VNVC cần đầu tư thêm nguồn nhân lực và công nghệ thông tin nhằm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về giá chuẩn. Từ đó, tạo cơ sở và lợi thế trong định giá doanh nghiệp so với các tổ chức thẩm định giá khác.
Kết quả hoạt động thẩm định giá phụ thuộc phần lớn vào chất lượng và khối lượng thông tin mà thẩm định viên thu thập được. Tại thị trường Việt Nam hiện nay, việc thu thập thông tin là rất khó khăn và đòi hỏi nhiều thời gian công sức; đồng thời, các thông tỉn rất khó có thể kiểm chứng. Vì vậy, khi thu thập thông tin, các thẩm định viên cần chú trọng khi lựa chọn nguồn cung cấp thông tin thích hợp, không nên thu thập thông tin từ những nguồn không đủ tin cậy, thẩm định viên không có khả năng kiểm chứng.
Đối với các thông tin và tài liệu do khách hàng cung cấp, các chuyên viên và thẩm định viên cần kiểm tra, rà soát lại tính chính xác và độ tin cậy của các tài liệu này. Để đảm bảo các số liệu là chính xác, đồng thời giảm bớt thời gian rà soát phát hiện sai sót của thẩm định viên, công ty VNVC cần yêu cầu các doanh nghiệp cần thẩm định giá cung cấp đầy đủ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Lượng thông tin công ty cần lưu trữ là rất lớn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng lưu trữ thông tin, VNVC nên sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu có thể do các công ty phần mềm cung cấp để đảm bảo khối lượng lớn thông tin được lưu trữ, tính bảo mật thông tin, phòng trường hợp các sự cố có thể xảy ra. Việc sử dụng những phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác định giá cũng giúp cho các thẩm định viên thực hiện nghiệp vụ thuận tiện lợi hơn.
Bên cạnh đó, công ty cũng nên sử dụng các phần mềm thống kê, phân tích tài liệu; điều này giúp cho việc phân tích, đánh giá trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, góp phần giảm thời gian và tiết kiệm chi phí trong quá trình thực hiện thẩm định giá.
• Trong việc thực hiện quy trình định giá doanh nghiệp
Liên tục cập nhật các sự thay đổi của pháp luật về định giá. Trong bối cảnh pháp luật về thẩm định giá của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, các quy định và hướng dẫn về định giá tài sản nói chung và định giá doanh nghiệp nói riêng là rất nhiều và liên tục có sự bổ sung và thay đổi. Không chỉ pháp luật về định giá ở Việt Nam, các tiêu chuẩn định giá về doanh nghiệp trên thế giới cũng có sự thay đổi. Các thẩm định viên nên cập nhật sự thay đổi về pháp luật định giá kịp thời nhằm tạo cơ sở về hành lang pháp lý tiêu chuẩn để tiến hành các hoạt động định giá doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các thẩm định viên cần tiến hành phân tích và áp dụng các văn bản pháp luật một cách linh hoạt trong các hoàn cảnh cụ thể.
Các thẩm định viên cần chú trọng hơn khi thực hiện bước lập kế hoạch định giá. Việc lập kế hoạch chi tiết cho một cuộc định giá sẽ giúp cho các thẩm định viên đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung công việc và đảm bảo đúng tiến độ cho cuộc định giá.
Đối với việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá, thẩm định viên cần đưa ra những căn cứ khi lựa chọn phương pháp áp dụng khi thực hiện định giá doanh nghiệp. Các thẩm định viên cần thực hiện phân tích tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần định giá một cách đầy đủ và chi tiết hơn. Đồng thời, cần thiết thực hiện phân tích các yếu tố nội tại của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Có như vậy, giá trị doanh nghiệp được xem xét một cách toàn diện, đây cũng là căn cứ quan trọng khi thẩm định viên thực hiện dự báo và đưa ra các giả định khi áp dụng phương pháp chiết khấu.
VNVC cần quy định chặt chẽ hơn việc thực hiện đầy đủ và đúng quy trình định giá tài sản và cần có quy chế xử lý nếu chuyên viên, thẩm định viên vi phạm.
Ngoài ra công ty nên tăng lượng thời gian đi khảo sát thực tế và thu thập thông tin. Để phục vụ điều đó thì công ty cần thực hiện những giải pháp về nhân sự hay nâng cao chất lượng phương tiện, thiết bị phục vụ công tác định giá.
• Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Quy trình và việc áp dụng các phương pháp khi thực hiện định giá doanh nghiệp tại VNVC sở dĩ còn một số hạn chế một phần nguyên nhân do đội ngũ thẩm định viên
còn ít, năng lực giữa các thẩm định viên còn chưa đồng đều. Do đó để hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại VNVC, trước hết cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Lập kế hoạch phát triển mạng lưới công ty gắn với phát triển số lượng chuyên viên và thẩm định viên. Đáp ứng kịp thời số lượng nhân sự có trình độ chuyên sâu về định giá doanh nghiệp. Góp phần tạo nên lợi thế và thương hiệu công ty trong định giá doanh nghiệp.
Tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao chuyên môn bằng cách thường xuyên thực hiện các buổi trao đổi kinh nghiệm, thảo luận giữa cán bộ mới với các cán bộ có