6. Kết cấu của đề tài
2.2.2 Thực trạng công tác quản trịrủi ro trong hoạt động kinh doanh tạ
CTCP
Chứng khoán MB
Phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài, bài nghiên cứu sẽ tập trung đi sâu vào sáu loại rủi ro trọng yếu, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của CTCP Chứng khoán MB đó là: (1) rủi ro thị trường, (2) rủi ro thanh toán, (3) rủi ro thanh khoản, (4) rủi ro hoạt động, theo quy trình: (1) nhận diện rủi ro, (2) đo lường và phân tích rủi ro, (3) kiểm soát rủi ro, (4) giám sát rủi ro.
2.2.2.1 Nhận diện rủi ro a. Rủi ro thị trường
Như đã trình bày tại Chương 1, rủi ro thị trường là 1 trong những rủi ro trọng yếu và xảy ra ở hầu hết các CTCK, phát sinh khi có những biến động của thị trường (lãi suất, giá cả hàng hóa, tỷ giá, điều kiện vĩ mô, ...). Đây là loại rủi ro có tác động lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của các CTCK nói chung và MBS nói riêng.
Trong các biến động thị trường, yếu tố lãi suất và lạm phát đem đến ro lớn đối với các CTCK cũng như MBS. Bởi lãi suất và lạm phát tác trực tiếp đến giá trị giao dịch của nhà đầu tư, làm thay đổi giá trị tài sản nhà đầu tư sở hữu theo chiều hướng bất lợi ví dụ như chứng khoán cho khách hàng vay margin có thể bị giảm giá, từ đó dẫn đến mất thanh khoản gây thua lỗ làm cho MBS không thu hồi được khoản vay. Bên cạnh đó sau khi được cấp phép nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, việc biến động bất lợi của thị trường làm cho chứng khoán trong danh mục đầu tự của công ty giảm giá dẫn đến thua lỗ. Có thể thấy rất rõ mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất và khối lượng giao dịch bình quân, bởi lẽ khi Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ mở rộng, hạ lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn,. gián tiếp làm giảm lãi suất liên ngân hàng. Theo đó, khi lãi suất liên ngân hàng giảm cho thấy thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại đang tốt lên, làm cơ sở cho việc giảm lãi suất cho vay. Lãi suất đi vay thấp tạo điều kiện cho nhà đầu tư được tiếp cận vốn để đầu tư chứng khoán, bất động sản và các kênhđầu tư tài chính đa dạng hơn. Từ đó dẫn tới gia tăng khối lượng giao dịch trên TTCK cũng như tại MBS, làm cho mức độ thanh khoản trên thị trường biến động tăng lên, kéo theo chỉ số VN-Index tăng theo.
Rủi ro thị trường do thay đổi lãi suất của Công ty chủ yếu liên quan đến tiền và các khoản tiền gửi ngắn hạn, các khoản phải thu của khách hàng, các khoản phải thu
49
khác, phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán, phải trả khác và các khoản vay và nợ ngắn hạn.
Rủi ro về giá cổ phiếu phát sinh từ chứng khoán vốn sẵn sàng để bán do Công ty nắm giữ.
b. Rủi ro thanh toán
Rủi ro thanh toán xảy ra khi công ty không thể thu hồi đầy đủ và đúng hạn các khoản vốn đầu tư, cho vay do đối tác và khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đầy đủ nghĩa vụ như đã cam kết. Rủi ro thanh toán có thể hiện diện trong nhiều hoạt động của công ty là:
Tiền gửi có kỳ hạn, khoản tiền cho vay không có tài sản đảm bảo
Đối với khoản mục này, rủi ro xảy ra khi bên nhận tiền gửi và bên nhận vay không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ theo như ký kết. Do vậy, MBS xác định giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán của khoản mục này là toàn bộ giá trị khoản vay và tiền gửi. Việc cho vay không có tài sản đảm bảo tiềm ẩn những rủi ro lớn, khi bên nhận tiền vay không thể chi trả khoản vay dẫn đến công ty MBS sẽ có thể lâm vào tình trạng mất hoàn toàn khoản tiền cho vay và không có chủ động để xoay chuyển tình thế. Do vậy, đây được coi là một khoản mục tiềm ẩn rủi ro thanh toán.
Hợp đồng mua chứng khoán có cam kết bán lại
Đây là hoạt động mà MBS ký hợp đồng mua chứng khoán của khách hàng với giá thỏa thuận và cam kết sẽ bán lại chứng khoán đó với giá thị trường vào vào một ngày cụ thể trong tương lai với đối tác. Hoạt động này sẽ tiềm ẩn rủi ro khi giá chứng khoán tại thời điểm MBS mua cao hơn so với giá chứng khoán tại thời điểm MBS bán lại cho khách hàng.
Giá trị rủi ro khoản mục được xác định là:
Max {(Giá trị hợp đồng tính theo giá mua - Giá trị thị trường của Hợp đồng * (1- hệ số rủi ro thị trường)),0}
Hợp đồng bán chứng khoán có cam kết mua lại
Đây là hoạt động mà MBS ký hợp đồng bán chứng khoán của khách hàng với giá thỏa thuận và cam kết sẽ mua lại chứng khoán đó với giá thị trường vào vào một ngày cụ thể trong tương lai với đối tác. Hoạt động này sẽ tiềm ẩn rủi ro khi giá chứng khoán tại thời điểm MBS bán thấp hơn so với giá chứng khoán tại thời điểm MBS mua lại cho khách hàng.
50
Giá trị rủi ro khoản mục được xác định là:
Max {Giá trị thị trường của Hợp đồng * (1- hệ số rủi ro thị trường) -Giá trị hợp đồng tính theo giá bán),0}
Hợp đồng cho vay ký quỹ hoặc các thỏa thuận kinh tế có cùng bản chất
Nghiệp vụ cho vay ký quỹ của CTCK là hoạt động công ty cho nhà đầu tư vay một phần tiền theo tỷ lệ nhất định của CTCK để thực hiện mua chứng khoán và đồng thời thế chấp chứng khoán đã mua tại CTCK. Sau đó, khi nhà đầu tư bán chứng khoán công ty chứng khoán sẽ thu về phần vốn cho vay và bao gồm cả lãi vay. Đối với hoạt động này, CTCK sẽ cấp margin cho danh mục chứng khoán được công bố của công ty và tương ứng với tỷ lệ ký quỹ nhất định, khách hàng sẽ thực hiện vay mua chứng khoán với những mã chứng khoán được CTCK công bố nhất định. Hoạt động này tạo điều kiện cho khách gia tăng vốn đầu tư và lợi nhuận tuy nhiên khi thị trường sụt giảm sẽ gây tổn hại đến tài khoản của khách hàng. Chính vì vậy, khi MBS thực hiện hoạt động này có thể xảy các rủi ro như sau:
- Trường hợp, hợp đồng cho vay khí quỹ với khách hàng có mã chứng khoán kém chất lượng dù đã được công ty xem xét trước khi vay bởi việc đánh giá mã chứng
khoán của CTCK hoàn toàn có rủi ro nhận định chưa chuẩn xác. Vì vậy, khi thị trường
giảm, mã chứng khoán bị suy giảm giá trị từ đó dẫn đến giá trị thị trường của hợp
đồng vay ký quỹ suy giảm theo. Trường hợp giá thị trường suy giảm quá nhanh cùng
với việc cổ phiếu đó mất thanh khoản và khách hàng không có động thái ký quỹ bổ
sung sẽ dẫn đến CTCK không thu hồi được khoản cho vay ký quỹ ban đầu.
c. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro trong đó Công ty không thể thanh toán cho các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn. MBS nhận diện rủi ro thanh khoản thông qua việc duy trì một lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền và các khoản vay ngân hàng ở mức nhất định đủ để đáp ứng cho các hoạt động của công ty và để giảm thiểu ảnh
51
- Thiếu hụt tiền để thanh toán cho VSD sau khi tính toán số liệu thanh toán bù trừ đa phương. Do các CTCK phải thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ hằng ngày
với VSD
Căn cứ theo Quyết định số 211/QĐ-VSD, VSD áp dụng thực hiện phương thức thanh toán theo kết quả bù trừ đa phương với thời gian thanh toán theo kết quả bù trừ đa phương với thời gian thanh toán là T+2 đối với giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ. Hằng ngày, MBS thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán trong các giao dịch mua bán của khách hàng. Khi khách hàng thực hiện giao dịch mua/ bán chứng khoán, tiền/ chứng khoán từ tài khoản chứng khoán của khách hàng sẽ giảm và chuyển về tài khoản tổng của công ty, sau thời gian T+2 số chứng khoán/ tiền được chuyển đến về tài khoản của khách hàng. Về mặt trực quan, MBS không chịu nhiều rủi ro về mặt thanh khoản khi chỉ đóng vai trò là trung gian điều chuyển giữa hai đầu mua bán. Nhưng trên thực tế, MBS phải thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ để tính toán số tiền sẽ nhận được/ phải tra cho VSD. Chính vì vậy, trong những trường hợp khi khách hàng thực hiện ứng trước tiền bán, rút tiền hay lượng giao dịch mua trong ngày tăng đột biến thì Công ty sẽ dễ rơi vào tình trạng mất thanh khoản do không đủ nguồn tài trợ.
- MBS thực hiện cho vay với tỷ lệ nhất định.
Khi MBS cho khách hàng vay tiền để giao dịch chứng khoán với tỷ lệ nhất định. Rủi ro phát sinh ở đây trong trường hợp thị trường sụt giảm mạnh, giá cổ phiếu giảm xuống mức thấp dẫn đến tâm lý bắt “đáy” của nhà đầu tư và tiến hành vay tiền của CTCK để mua chứng khoán. Tiếp sau đó, giá cổ phiếu tiếp tục giảm dẫn đến nhà đầu tư phải ký quỹ bổ sung nhưng khách hàng không còn tiền hoặc không muốn tiếp tục duy trì tài khoản thì lúc đó MBS chịu rủi ro rất lớn. Điều này khiến cho Công ty hao hụt tiền mặt và không đủ nguồn tài trợ cho nhà đầu tư khác có nhu cầu vay ký quỹ để giao dịch chứng khoán.
d. Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động là rủi ro xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp hoặc do các nguyên nhân khách quan khác. Rủi ro xảy ra dễ dấn đến tình huống MBS phải đối diện với tổn thất về uy tín cũng như tài sản.
52
Thứ nhất, sự cố nhân sự. Lỗi con người trong quá trình tác nghiệp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro hoạt động cho MBS. Trong quá trình hoạt động, bất cứ chuyên viên môi giới hay chuyên viên QTRR cũng có điều kiện tiếp xúc với tài khoản của khách hàng. Vì vậy họ hoàn toàn có khả năng và cơ hội để gian lận, trục lợi cho bản thân. Ngoài ra, trình độ chuyên môn của các chuyên viên tại các vị trí chức năng cũng là vấn đề đáng quan tâm. Các lỗi mà các chuyên viên Dịch vụ khách hàng hay QTRR thường mắc phải là nhập sai số tài khoản khách hàng, nhập sai lệnh, tính toán và báo cáo số liệu sai đến khách hàng.
Thứ hai, sự cố hệ thống. Xu hướng sử dụng các sản phẩm dịch vụ trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến: đầu tư, mua sắm, trao đổi thông tin... bao gồm cả lĩnh vực tài chính chứng khoán mà người dùng mong đợi tiếp cận dịch vụ mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị. Theo đó, MBS cung cấp các dịch vụ đầu tư thông qua chuyển đổi số nhằm mang đến cho khách hàng hệ thống giao dịch hiện đại gồm quản trị danh mục đầu tư, trading tự động, tư vấn tự động, hệ thống tài khoản thông minh kết nối với nhiều sản phẩm dịch vụ như cổ phiếu, trái phiếu, chứng quyền có bảo đảm... Đồng thời, MBS sẽ triển khai hệ thống các phần mềm phục vụ công tác quản trị nội bộ để nâng cao hiệu quả công việc. Do vậy việc gián đoạn hệ thống có thể gây ra những tổn thất rất nặng nề. Không chỉ vậy, việc áp dụng công nghệ vào vận hành bộ máy cũng tiềm ẩn những rủi như tình trạng quá tải, bị đánh cắp thông tin...
2.2.2.2 Đo lường và phân tích rủi ro a. Rủi ro thị trường
Như đã trình bày ở phần “Nhận diện rủi ro”, thì lãi suất và lạm phát là hai yếu tố có sức ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của CTCK.
Cụ thể giai đoạn 2016- 2020, chính sách tiền tệ mà Ngân hàng nhà nước để ra đã thể hiện sự tích cực và góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô nói chung và khu vực tài chính nói riêng. Theo tạp chí Tài chính “CSTT giai đoạn 2016-2020 tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt theo diễn biến của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã kiểm soát tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức hợp lý, đảm bảo duy trì lạm phát ổn định, tạo dư địa để Chính phủ điều chỉnh giá các mặt hàng nhà nước quản lý. Trong đó, lãi suất được điều hành phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng (TCTD) duy trì ổn định mặt bằng lãi suất. Tín dụng được điều hành theo hướng mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào
53
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.”
Giai đoạn 2016- 2020, lãi suất và cụ thể tiền gửi bình quân luôn được NHNN quản lý và giữ ở mức thấp dưới 5%, và biến động quanh mức từ 4.7%- 5.05%. Việc lãi suất tiền gửi ở mức thấp là một yếu tố tác động rất tích cực đến TTCK, lý do bởi khi lãi suất giảm nhà đầu tư sẽ thiên hướng tìm đến những kênh đầu tư mang lại tỷ suất sinh lời cao hơn so với việc gửi tiết kiệm. Số liệu cụ thể được thể hiện dưới biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.2: Lãi suất tiền gửi bình quân giai đoạn 2012- 2020
Đơn vị: %/năm
Diến biến lãi suất tiền gửi, giai đoạn 2016- 2020 5.1 5.05 5 4.95 ’I 4.9 ẵ 4.85 ⅛ ∙ ∙4.8 § 4.75 ® 4.7 4.65 4.6 4.55
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
Ngoài yếu tố lãi suất, lạm phát giai đaạn 2016- 2020 cũng được duy trì ở mức thấp và luôn 4% trong suốt giai đoạn này, yếu tố này lại là một động lực tích cực để thúc đẩy dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán.
54
Biểu đồ 2.3: Chỉ số lạm phát tại Việt Năm giai đoạn 2016- 2020
Đơn vị: %/năm
Lơm phát tơi Viơt Nam, giai đoơn 2016- 2020
4 0 2016 2017 2018 2019 2020 3 2 1
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
Những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đã giúp cho nền kinh tế ổn định và có những tín hiệu tích cực, minh chứng rõ nhất là thông qua diễn biến chỉ số VN- Index.
Sơ đồ 2.2: Diễn biến chỉ số VN-Index giai đoạn 2016- 2020
Giai đoạn 2016- 2020, diễn biến chỉ số VN-Index có nhiều biến động, mạnh nhất là giai đoạn 2016- 2018 cho thấy sự tăng mạnh mẽ của chỉ số này và lập đỉnh năm 2018. Những giai đoạn sau khi lập đỉnh vào năm 2018 VN-Index có xu hướng đi ngang những năm sau đó và có cú sụt lịch sử vào đầu năm 2020 bởi dịch bệnh Covid- 19 bùng phát. Nhìn chung, trong giai đoạn 2016- 2020 này, thị trường chứng khoán cho những dấu hiệu rất tích cực khi nhà đầu tư lạc quan về thị trường và quan tâm đến thị trường nhiều hơn điều này tác động tích cực đến khối lượng giao dịch của CTCK
2016 2017 2018 2019 2020
Giá trị rủi thị trường 160.854 189.904 194.421 236.916 249.048 55
và Doanh thu của Công ty. Đối với MBS, sự tích cực của thị trường làm cho doanh thu hoạt động kinh doanh tăng dần qua từng năm. Điều này thể hiện rõ ở Bảng doanh thu qua các năm của MBS giai đoạn 2016- 2020.
Biểu đồ 2.4: Doanh thu hoạt động của MBS qua các năm 2016- 2020
Đơn vị: triệu đồng 1,200,000 1,000,000 59 800,000 tO 600,000 I 400,000 200,000 0
Nguồn: Báo cáo tài chính MBS, (2016, 2017, 2018, 2019, 2020)
Giai đoạn 2016-2020, thị trường chứng khoán đã có những năm vô cùng đặc biệt với những dấu ấn lịch sử đó là thời điểm năm 2018 VN-Index lập đỉnh lịch sử đạt 1200 điểm và thời điểm năm 2020 VN-Index giảm mạnh nhất xuống còn khoảng 650 điểm. Đây là 2 năm mà lượng giao dịch chứng khoán đạt mức cao kỷ lục, lượng người quan tâm cũng gia tăng nhanh chóng. Điều này giúp cho hoạt động kinh doanh của MBS lạc quan hơn và đạt doanh thu ở mức ấn tượng.
Những yếu tố như lãi suất, lạm phát và VN- Index là động lực tích cực tác động đến TTCK cũng như hoạt động kinh doanh chứng khoán trong suốt giai đoạn 2016- 2020, tuy nhiên việc thị trường nhận được những tín hiệu khả quan như vậy ngoài những tác động tích cực cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro. Việc thị trường liên tục nhận