6. Kết cấu của đề tài
1.3.2 Mục tiêu, nguyên tắc của quản trịrủi ro
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp nói chung và với CTCK nói riêng đều là hoạt động bảo vệ và đóng góp những giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp và đối tác liên quan. Thông qua những nội dung cơ bản sau quản trị rủi ro thể hiện được tầm quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của CTCK:
- Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tương lai có tính chất nhất quán và có thể kiểm soát.
- Giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp. - Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh của doanh nghiệp.
- Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh nghiệp. - Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
17
Theo quyết định 105/QĐ-UBCK ban hành ngày 26 tháng 2 năm 2013 về việc ban hành quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán, thì để đạt được những mục tiêu nêu trên, các CTCK phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Công ty chứng khoán phải thiết lập và vận hành hệ thống hoạt động kinh doanh của công ty.
- Hệ thống quản trị rủi ro phải bao gồm các cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh một cơ chế vận hành thống nhất và một quy trình rủi ro ít nhất xử lý 5 loại rủi ro trọng yếu
sau: rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và
rủi ro
pháp lý.
- Hệ thống quản trị rủi ro được thiết lập phải đảm bảo CTCK có khả năng xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo rủi ro và xử lý một cách hiệu quả
các rủi ro trọng yếu đồng thời đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tuân thủ của mình tại mọi
thời điểm.
- Công tác quản trị rủi ro được thực hiện độc lập khách quan, trung thực, thống nhất và phải được thể hiện bằng văn bản.
- Các bộ phận nghiệp vụ và bộ phận quản trị rủi ro được tổ chức tách biệt và độc lập với nhau, người phụ trách bộ phận tác nghiệp không đồng thời phụ trách bộ
phận quản trị rủi ro và ngược lại
Hoạt động quản trị rủi ro về bản chất là một hoạt động điều hành của doanh nghiệp. Chính doanh nghiệp phải nâng cao năng lực hoạt động quản trị rủi ro để từ đó nâng cao năng lực quản lý điều hành của mình. Về lâu dài, như một tất yếu khách quan, CTCK phải triển khai hệ thống một cách chặt chẽ nhằm bảo vệ tài sản của khách hàng và công ty để tạo dựng và duy trì niềm tin của khách hàng, đối tác. Nếu như trước đây, nhà đầu tư thường tìm đến các công ty chứng khoán có mức phí giao dịch và tỷ lệ ký quỹ margin thấp thì nay sau hàng loạt vụ đổ bể tại một số công ty chứng khoán nhỏ nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn mở tài khoản và giao dịch tại các công ty chứng khoán uy tín nơi mang cho họ lòng tin về chất lượng dịch vụ.17
Nhận diện
rủi ro
^^^^^^^^■Đolường
18
- Sự giám sát của Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Chiến lược quản trị rủi ro rõ ràng, minh bạch thể hiện qua chính sách rủi ro trong dài hạn và trong từng giai đoạn cụ thể được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng
thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua.
- Công tác quản lý, kiểm tra, rà soát thường xuyên của Tổng Giám Đốc hoặc Giám Đốc.
Theo đó, cơ cấu tổ chức QTRR trong CTCK được mô tả bằng sơ đồ như hình biểu diễn dưới đây:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu QTRR trong CTCK
(Nguồn: www.ssc.gov.vn)
Một cơ cấu tổ chức như vậy, tối thiểu phải đáp ứng các nhu cầu dưới đây: - Có sự giám sát của Ban Kiểm soát;
- Có sự chỉ đạo, rà soát và kiểm tra thường xuyên của Hội đồng quản trị và Tiểu ban QTRR
- Có sự quản lý chặt chẽ của Tổng Giám đốc;
- Có sự đầy đủ của quy trình QTRR và hạn mức rủi ro.
1.3.3.2 Chính sách rủi ro
Chính sách rủi ro tại CTCK phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
- Cơ cấu tổ chức của hệ thống QTRR trong CTCK. Nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong hệ thống QTRR đảm bảo yêu cầu phân tách chức năng
và nhiệm vụ theo quy định;
- Các phương pháp xác định và đo lường rủi ro - Các phương pháp xác định hạn mức rủi ro18
19
- Cơ chế xử lý vi phạm về hạn mức rủi ro và các ngoại lệ đối với chính sách và quy trình QTRR
- Hệ thống thông tin quản lý, mẫu báo cáo, quy trình, cơ chế phục vụ vận hành QTRR
1.3.3.3 Quy trình QTRR
Quản trị rủi ro là việc kết nối các hoạt động để tạo nên một quy trình khoa học, có hệ thống để giúp CTCK có thể kiểm soát rủi ro phát sinh một cách tốt nhất. Theo khoản 1, Điều 14 Quyết định 105/QĐ- UBCK, quy định quy trình quản trị rủi ro tại các CTCK bao gồm các nội dung: xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo và xử lý rủi ro.
Bằng phương pháp thu thập thông tin, người viết đã tìm hiểu được nhiều mô hình quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp nói chung hay tại các CTCK nói riêng và tìm ra được mô hình quản trị rủi ro khoa học và tuân thủ theo hướng dẫn Quyết định 105/QĐ-UBCK về việc ban hành quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hàng hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán:
Giám sát và Phân tích rủi ro
Kiểm soát rủi ro
Nguồn: (https://viblo.asia.com)
Nhận diện rủi ro
Bước đầu của quá trình QTRR là nhận diện rủi ro, đây là bước vô cùng quan trọng nhằm quyết định những rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của CTCK và tài liệu hóa về các rủi ro tồn tại, tiềm ẩn, từ đó cung cấp kiến thức và giúp đội ngũ QTRR biết trước những sự cố có thể xảy ra.
Việc nhận diện rủi ro yêu cầu phải có sự hiểu biết về công ty, ngành nghề kinh doanh, thị trường, môi trường pháp lý... Các kỹ thuật nhận diện rủi ro thường được áp
20
dụng là: lập bảng câu hỏi điều tra, lấy ý kiến chuyên gia, phỏng vấn các bên liên quan...
Hoạt động này phải được thực hiện liên tục và lặp đi lặp lại trên quy mô toàn công ty nhằm đảm bảo danh sách rủi ro được cập nhật và phản ánh đầy đủ trong suốt quá trình kinh doanh của CTCK.
Đo lường rủi ro
Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường có thể được hiểu là những biến cố có thể ảnh hưởng đến thu nhập của tổ chức tài chính và có nguyên nhân xuất phát từ những thay đổi của thị trường.
Theo MBS, giá trị rủi ro thị trường là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu và dự kiến sở hữu theo cam kết bảo lãnh phát hành biến động theo chiều hướng bất lợi. Giá trị rủi ro thị trường đối với các tài sản là: tiền và các khoản tương đương tiền, công cụ thị trường tiền tệ, trái phiếu, cổ phiếu, quỹ/ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, được xác định khi kết thúc giao dịch theo công thức:
Giá trị rủi ro thị trường = Vị thế ròng x Giá tài sản x Hệ số rủi ro thị trường
Trong đó,
Vị thế ròng đối với một chứng khoán tại một thời điểm là số lượng chứng khoán đang nắm giữ của Công ty, sau khi đã điều chỉnh giảm bớt số chứng khoán cho vay và tăng thêm số chứng khoán đi vay phù hợp với quy định của pháp luật.
Hệ số rủi ro thị trường được xác định theo từng khoản mục tài sản theo quy định trong Thông tư số 87/2017/TT-BTC ban hành ngày 15 tháng 8 năm 2017
Giá tài sản
Tiền và các khoản tương đương tiền, công cụ thị trường tiền tệ
Giá trị của tiền bằng VND là số dư tài khoản tiền mặt tại ngày tính toán.
Giá trị của tiền bằng ngoại tệ là giá trị quy đổi ra VND theo tỷ giá tại các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối tại ngày tính toán.
Giá trị của tiền gửi có kỳ hạn là các khoản tương đương tiền và các công cụ thị trường tiền tệ bằng giá trị tiền gửi/ giá mua cộng lãi lũy kế chưa được thanh toán tới ngày tính toán.
Trái phiếu
21
Giá trị của trái phiếu niêm yết là giá yết bình quân trên hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch Chứng khoán tại ngày gần nhất cộng lãi lũy kế. Trong trường hợp trái phiếu không có giao dịch trong vòng nhiều hơn hai tuần tính đến ngày tính toán, giá trị của trái phiếu niêm yết là giá trị lớn nhất trong các giá trị đã bao gồm lãilũy kế sau: Giá mua, Mệnh giá, Giá xác định theo phương pháp nội bộ của Công ty.
Giá trị của trái phiếu chưa niêm yết là giá trị lớn nhất trong các giá trị sau đã bao gồm lãi lũy kế: Giá yết (nếu có) trên các hệ thống báo giá do Công ty lựachọn, Giá mua, Mệnh giá, Giá theo quy định nội bộ của Công ty.
Cổ phiếu
Giá trị của cổ phiếu niêm yết là giá đóng cửa tại ngày giao dịch gần nhất trước thời điểm tính toán đối với cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán.
Giá trị của cổ phiếu của công ty đại chúng đăng ký giao dịch trên hệ thống Upcom là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần ngày tính toán nhất.
Trường hợp cổ phiếu niêm yết hoặc cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn Upcom không có giao dịch trong vòng nhiều hơn 2 tuần tính đến ngày tính toán, giá trị của cổ phiếu là giá trị lớn nhất trong các giá trị sau: Giá trị sổ sách, Giá mua, Giá theo phương pháp nội bộ của Công ty.
Trường hợp cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch, hủy niêm yết hoặc hủy đăng ký giao dịch, giá trị của cổ phiếu là giá trị lớn nhất trong các giá trị sau: Giá trị sổ sách, Mệnh giá, Giá theo phương pháp nội bộ của Công ty.
Giá trị của cổ phiếu đã đăng ký, lưu ký những chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch là giá trị trung bình dựa trên báo giá của tối thiểu ba công ty chứng khoán không liên quan đến Công ty tại ngày giao dịch gần nhất trước thời điểm tính toán. Trường hợp cổ phiếu không có đủ báo giá từ tối thiểu ba công ty chứng khoán, giá trị của cổ phiếu là giá trị lớn nhất trong các giá trị sau: Giá từ các báo giá, Giá của kỳ báo cáo gần nhất, Giá trị sổ sách, Giá mua, Giá theo quy định nội bộ của Công ty.
Giá trị cổ phiếu của tổ chức trong tình trạng giải thể, phá sản bằng 80% giá trị thanh lý của cổ phiếu đó tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất, hoặc giá theo quy định nội bộ của Công ty.
Giá trị cổ phần, phần vốn góp khác là giá trị lớn nhất trong các giá trị sau: giá trị sổ sách, giá mua/ giá trị vốn góp, giá theo quy định nội bộ của Công ty.
Quỹ/ Cổ phiếu của Công ty đầu tư chứng khoán
22
Giá trị quỹ đóng đại chúng là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước ngày tính toán. Trường hợp không có giao dịch nhiều hơn hai tuần tính đến ngày tính toán, giá trị quỹ được tính bằng (Giá trị tài sản ròng/ 1 Chứng chỉ quỹ) tại kỳ báo cáo gần nhất trước ngày tính toán.
Giá trị Quỹ thành viên/ Quỹ mở/ Cổ phiếu của Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ bằng NAV trên một đơn vị phần vốn góp/ đơn vị chứng chỉ quỹ/ cổ phiếu tại kỳ báo cáo gần nhất trước ngày tính toán.
Giá trị của các quỹ/ cổ phiếu khác là giá trị theo quy định nội bộ của Công ty.
Chứng khoán chưa phân phối hết từ các hợp đồng bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn
Trường hợp phát hành lần đầu ra công chúng, kể cả đấu giá cổ phần hóa lần đầu, đấu thầu trái phiếu, thì giá giao dịch bằng giá trị sổ sách trên một cổ phiếu của tổ chức phát hành được xác định tại thời điểm gần nhất, hoặc giá khởi điểm (nếu không xác định được giá trị sổ sách), hoặc mệnh giá (đối với trái phiếu).
Hệ số rủi ro thị trường được xác định theo quy định trong Thông tư số 87/2017/TT-BTC ban hành ngày 15 tháng 8 năm 2017.
Hệ số rủi ro phát hành được xác định căn cứ vào khoảng thời gian còn lại tính tới thời điểm kết thúc đợt phân phối theo quy định tại hợp đồng, nhưng không vượt quá thời hạn được phép phân phối theo quy định của pháp luật, như sau:
Tính tới ngày cuối cùng của thời hạn phân phối, nếu khoảng thời gian còn lại là trên sáu mươi ngày, hệ số rủi ro phát hành bằng 20%.
Tính tới ngày cuối cùng của thời hạn phân phối, nếu khoảng thời gian còn lại là từ ba mươi đến sau mươi ngày, hệ số rủi ro phát hành bằng 40%.
Tính tới ngày cuối cùng của thời hạn phân phối, nếu khoảng thời gian còn lại là dưới ba mươi ngày, hệ số rủi ro phát hành bằng 60%.
Trong thời gian kể từ ngày kết thúc thời hạn phân phối tới ngày phải thanh toán cho tổ chức phát hành, hệ số rủi ro phát hành bằng 80%.
Sau ngày cuối cùng phải thanh toán cho tổ chức phát hành, Công ty phải xác định rủi ro thị trường đối với số chứng khoán không thể phân phối hết theo công thức xác định giá trị rủi ro thị trường, phù hợp với quy định tại Khoản 4, Điều 9, Thông tư số 87/2017/TT-BTC ban hành ngày 15 tháng 8 năm 2017.
Giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng được xác định như sau:
23
Giá trị tài sản đảm bảo = Khối lượng tài sản x Giá tài sản x (1 - Hệ số rủi ro thị trường)
Chứng quyền có đảm bảo do Công ty phát hành
Giá trị rủi ro thị trường của chứng quyền có đảm bảo, trường hợp có lãi, Công ty phát hành được xác định theo công thức:
Giá trị rủi ro thị trường= (Giá thanh toán của chứng khoán cơ sở tại ngày tính toán x Số lượng chứng quyền đang lưu hành do Công ty phát hành x Tỷ lệ chuyển đổi — Giá trị của chứng khoán cơ sở x Số lượng chứng khoán cơ sở mà Công ty dùng để đảm bảo cho chứng quyền) x Hệ sổ rủi ro — Giá trị ký quỹ khi phát
hành chứng quyền
Chứng khoán cơ sở để tính toán rủi ro thị trường theo công thức nêu trên phải đáp ứng các điều kiện sau: đã có trong phương án phát hành hoặc đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc sử dụng chứng khoán này để phòng ngừa rủi ro khi phát hành chứng quyền có đảm bảo, và là chứng khoán cơ sở của chứng quyền có đảm bảo.
Trường hợp chứng quyền có đảm bảo do Công ty phát hành không có lãi, Công ty không thực hiện tính rủi ro thị trường đối với chứng quyền có đảm bảo đã phát hành mà tính toán rủi ro thị trường của chứng khoán cơ sở hình thành từ hoạt động phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền đã phát hành.
Công ty cũng thực hiện tính toán rủi ro thị trường đối với phần chênh lệch giữa giá trị chứng khoán cơ sở được Công ty dùng để phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền có đảm bảo do Công ty phát hành và giá trị chứng khoán cơ sở cần thiết để phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền có đảm bảo (tương ứng với giá trị phòng ngừa).
Hợp đồng tương lai
Giá trị rủi ro thị trường đối với hợp đồng tương lai được xác định theo công thức sau:
Giá trị rủi ro thị trường = (Giá trị thanh toán cuối ngày x Khối lượng mở - Giá trị chứng khoán mua vào) x hệ số rủi ro thị trường — Giá trị ký quỹ
Giá trị chứng khoán mua vào là giá trị chứng khoán cơ sở mà Công ty mua vào để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán hợp đồng tương lai.
Giá trị ký quỹ là phần giá trị tài sản mà Công ty ký quỹ cho giao dịch đầu tư, tự